I. KHÁI QUÁT VỀ CỘNG HÒA PHÁP
Cộng hòa Pháp là một nước nằm tại Tây Âu, có một số đảo và lãnh thổ nằm rải rác trên nhiều lục địa khác, với diện tích khoảng 674.843 km². Pháp có biên giới với Bỉ, Luxembourg, Đức, Thụy Sĩ, Ý, Monaco, Andorra và Tây Ban Nha. Tại một số lãnh thổ hải ngoại của mình, Pháp có chung biên giới trên bộ với Brasil, Suriname và Sint Maarten (Hà Lan). Pháp còn được nối với Anh Quốc qua Đường hầm Eo biển Manche, chạy dưới eo biển Manche.
Nước Pháp được một vành đai các dãy núi đứt gãy bao bọc, với trung tâm là một cao nguyên đá cổ, cao 2.000m. Phía Đông là thung lũng hẹp Rhône-Saône. Phía Tây là thung lũng Loire chạy về phía Đại Tây Dương. Phía Tây - Nam là vùng châu thổ màu mỡ Aquitaine được sông Garonne và các sông nhánh tưới tiêu. Phía Tây - Bắc là khối núi Armoricain, cao 411m. Dãy Alpes ở phía Đông Nam, có đỉnh núi cao nhất châu Âu là Mont Blanc, cao 4.807m. Các sông chính là: Sông Rhin, sông Loire, sông Rhone, sông Seine, sông Garonne. Khí hậu nước Pháp nhìn chung là ôn hòa, chịu ảnh hưởng kết hợp của khí hậu Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và khí hậu lục địa. Các dân tộc chủ yếu là: Người Pháp (87%), người Arập (3%), người Đức (2%), các dân tộc khác (8%).
Thừa hưởng nhiều tinh hoa từ nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, Pháp được mệnh danh là cái nôi văn hóa Châu Âu với các công trình văn hóa đồ sộ nổi tiếng trên toàn thế giới. Người dân Pháp luôn quan tâm đến việc phát triển và xây dựng nền văn hóa mỗi ngày thêm đa dạng màu sắc. Thành phố Paris được xem là địa điểm trọng yếu phát triển văn hóa của nước Pháp; nổi bật nhất và mang đậm dấu ấn của nước Pháp chính là Tháp Eiffel.
Pháp là một cường quốc hàng đầu về kinh tế, tài chính, khoa học công nghệ ở Châu Âu cũng như trên thế giới; còn là một trong những nước có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Liên minh Châu Âu và là một trong những trụ cột hiện nay của Liên minh này.
II. QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG VÀ KẾT QUẢ HỢP TÁC CỦA HAI NƯỚC
Quan hệ Việt - Pháp diễn ra từ rất sớm, kể từ thế kỷ XVI – XVII, khi những nhà truyền giáo Pháp đến Việt Nam mang theo một tôn giáo mới. Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm trong lịch sử, ngày 12/04/1973 (sau Hiệp định Paris về lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết), hai nước chính thức đặt quan hệ ngoại giao. Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, mở ra một bước ngoặt mới, những trang sử mới trong quan hệ Việt - Pháp, như là một điều kiện tiên quyết để quan hệ hai nước được khai thông và phát triển.
1. Giai đoạn 1973 - 2013
Việt Nam và Pháp thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ vào ngày 12/4/1973. Sau năm 1975, quan hệ Việt - Pháp được tăng cường trên nhiều mặt, với dấu mốc quan trọng là chuyến thăm Pháp của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng hồi tháng 4/1977.
Trong thời kỳ Mỹ và các nước phương Tây tìm cách bao vây, cô lập Việt Nam, Pháp vẫn giữ thái độ chừng mực. Quan hệ Việt - Pháp được cải thiện từ năm 1989, với việc Pháp đi đầu trong khai thông quan hệ với Việt Nam, xoá nợ và giúp Việt Nam giải quyết nợ với các nước thành viên Câu lạc bộ Paris.
Sau chuyến thăm được đánh giá giúp mở ra kỷ nguyên mới trong quan hệ Việt - Pháp của ông Mitterand, quan hệ hai nước ngày càng phát triển. Năm 1997, Jacques Chirac, tổng thống Pháp khi đó, thăm Việt Nam nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Pháp ngữ tại Hà Nội, sau đó trở lại vào năm 2004 trong chuyến thăm cấp nhà nước.
Trong chuyến thăm này, ông Chirac nhấn mạnh vượt qua gánh nặng của quá khứ, Việt Nam và Pháp hoàn toàn có quyền gửi tới thế giới một thông điệp hòa bình, hợp tác và bác ái. Nỗ lực vun đắp quan hệ tiếp tục được khẳng định trong chuyến thăm Pháp của nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh vào năm 2005.
Trong cuộc hội đàm với nguyên tổng bí thư Nông Đức Mạnh, ông Chirac hoan nghênh chính sách đối ngoại độc lập tự chủ và rộng mở của Việt Nam, khẳng định Pháp ủng hộ chiến lược phát triển và xóa đói, giảm nghèo của Việt Nam, tiếp tục dành cho Việt Nam các khoản viện trợ phát triển song phương. Ông tái khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn của Pháp đối với việc Việt Nam sớm gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Việt Nam và Pháp có mối quan hệ với bề dầy truyền thống và những gắn kết sâu sắc về lịch sử, văn hóa. Trải qua các giai đoạn lịch sử, quan hệ giữa hai nước đã có những chuyển biến sâu rộng và ngày càng phát triển toàn diện.
Pháp là nước sớm thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam được ký năm 1973.
Trong thập niên 80 của thế kỷ trước, thời kỳ Việt Nam bị bao vây cấm vận, Pháp là nước phương Tây duy nhất duy trì quan hệ hợp tác văn hoá, khoa học-kỹ thuật, giáo dục và đào tạo với Việt Nam.
Khi công cuộc Đổi mới của Việt Nam đạt được những thành tựu quan trọng bước đầu và Việt Nam tăng cường hội nhập vào cộng đồng quốc tế, chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Francois Mitterand vào tháng 3/1993 đánh dấu một bước chuyển trọng tâm quan trọng dành cho quan hệ với Việt Nam trong chính sách của Pháp hướng tới khu vực.
2. Giai đoạn 2013 - nay
Hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao ở cấp Đại sứ ngày 12/4/1973; ký Tuyên bố chung về quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp nhân chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (9/2013).
Trong những năm gần đây, quan hệ Việt - Pháp, đặc biệt là quan hệ kinh tế đang có bước phát triển vượt bậc với nhiều hứa hẹn. Pháp đang là nước đứng đầu Châu Âu trong lĩnh vực đầu tư vào Việt Nam với hàng trăm dự án. Vì vậy, việc mở rộng và tăng cường mối quan hệ toàn diện Việt - Pháp không chỉ là tranh thủ những lợi thế của mối quan hệ truyền thống trước đây để phát triển mà còn mở ra cánh cửa để Việt Nam thâm nhập vào Liên minh Châu Âu, mở rộng và phát triển các quan hệ song phương và đa phương với các nước thành viên trong tổ chức này.
Hai bên đã thiết lập nhiều cơ chế hợp tác như: Đối thoại chiến lược an ninh quốc phòng giữa 2 Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Việt Nam và Pháp, do Bộ Ngoại giao chủ trì; Đối thoại cấp cao thường niên về kinh tế do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Bộ trưởng Ngoại thương Pháp đồng chủ trì (phiên họp thứ 7 đã diễn ra tại Hà Nội tháng 1/2022); Đối thoại chiến lược quốc phòng cấp Thứ trưởng giữa hai Bộ Quốc phòng (phiên họp lần thứ nhất tổ chức tại Paris tháng 7/2019).
Về kinh tế, Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ năm của Việt Nam (sau Đức, Hà Lan, Anh và I-ta-li-a). Kim ngạch thương mại năm 2021 đạt 4,8 tỷ USD, giảm nhẹ so với 4,81 tỷ USD năm 2020. Về đầu tư, tính đến hết tháng 6/2022, trao đổi thương mại hai nước đạt 2,5 tỷ USD, trong đó nhập khẩu từ Pháp sang Việt Nam đạt 0,8 tỷ USD, xuất khẩu đạt 1,7 tỷ USD. Tính đến tháng 9 năm 2019, Pháp đứng thứ 3 trong các nước châu Âu (sau Hà Lan và Anh) và đứng thứ 16 trong tổng số 114 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với 549 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,576 tỷ USD. Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Pháp 9 dự án với tổng vốn đầu tư là 3,04 triệu USD.
Trước hết là lĩnh vực kinh tế, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, đây cũng là thời điểm đặc biệt quan trọng của quan hệ đối tác hợp tác toàn diện Việt Nam-EU, trong đó có Việt Nam - Pháp. Đây là dấu mốc để phát triển mạnh mẽ hơn nữa hợp tác giữa hai nước, góp phần giảm thâm hụt cán cân thương mại.
Một lĩnh vực ưu tiên nữa theo Đại sứ Nicolas Warnery là chuyển dịch năng lượng. Đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng phát triển trong bối cảnh hai nước đã có sự hợp tác từ trước và cùng nhau để giải quyết các thách thức về biến đổi khí hậu. Thời gian qua, hai nước đã thực hiện nhiều dự án trong nỗ lực hạn chế sử dụng năng lượng hóa thạch, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
Lĩnh vực ưu tiên thứ ba theo Đại sứ Nicolas Warnery muốn nói đến là hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng. Đây là lĩnh vực luôn được lãnh đạo hai nước quan tâm thúc đẩy. Đại sứ hi vọng thời gian tới, quan hệ quốc phòng Việt Nam - Pháp tiếp tục được thúc đẩy, ngày càng hiệu quả, thực chất, trên cơ sở phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của mỗi bên.
Nói về lĩnh vực hợp tác văn hóa, Đại sứ Pháp cho rằng, đây là lĩnh vực hợp tác lâu năm và có bề dày trong quan hệ hợp tác giữa hai nước. Trong đó, Viện Pháp tại Hà Nội là một trong những cầu nối về văn hóa. Đây là nơi tổ chức và diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước. Hướng tới kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Pháp, nhiều hoạt động văn hóa sẽ được tổ chức không chỉ ở các thành phố lớn mà còn ở nhiều địa phương trong cả nước.
Một điều nữa cũng rất được chú trọng trong hợp tác văn hóa là việc giảng dạy tiếng Pháp, giúp các em học sinh, sinh viên có thể nói tốt tiếng Pháp. Theo Đại sứ, việc đẩy mạnh giảng dạy tiếng Pháp, đặc biệt là trong các lớp song ngữ tiếng Pháp sẽ góp phần thắt chặt quan hệ giữa nhân dân hai nước.
Nói về các hoạt động ngoại giao của Việt Nam, Đại sứ Pháp cho rằng Việt Nam đã thể hiện được sự tích cực, năng động của mình. Mặc dù trong bối cảnh COVID-19 nhưng Việt Nam luôn tích cực và chủ động khi tham gia các công việc chung của khu vực và thế giới, trong đó có việc tổ chức tốt các hội nghị, hội thảo trực tuyến.
Về hợp tác phát triển, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ 2 trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á.
Về hợp tác giáo dục và đào tạo, hai bên đã triển khai một số dự án trọng điểm trong lĩnh vực đào tạo. Hằng năm, Chính phủ Pháp dành 80 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang Pháp học tập, nhằm giúp Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Pháp là nơi có lượng du học sinh Việt Nam lớn thứ 3 trên thế giới với số lượng trên 10.000 sinh viên Việt Nam hiện du học tại Pháp (tăng khoảng 40% trong vòng 10 năm qua).
Về hợp tác văn hóa - du lịch, giao lưu văn hoá giữa hai nước ngày càng phát triển. Hằng năm, Chính phủ Pháp dành khoảng 5 triệu euro cho ngân sách hợp tác văn hóa với Việt Nam, cụ thể là hỗ trợ hoạt động của các trung tâm văn hóa Pháp tại Hà Nội (L’Espace), Thành phố Hồ Chí Minh (Viện trao đổi văn hóa Pháp - IDECAF).
Về hợp tác y tế, đây là lĩnh vực hợp tác truyền thống với gần 3.000 bác sỹ Việt Nam được thực tập tại các bệnh viện Pháp và hợp tác giữa Viện Pasteur Paris và các viện Pasteur Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vừa qua, hai nước đã có nhiều hỗ trợ lẫn nhau trong đó Việt Nam đã hỗ trợ các địa phương Pháp khẩu trang, Pháp hỗ trợ Việt Nam 5,5 triệu liều vaccine và nhiều trang thiết bị y tế.
Hợp tác địa phương là nét đặc thù trong quan hệ Việt - Pháp. Hiện có 38 địa phương của Pháp có quan hệ đối tác với 18 tỉnh, thành phố Việt Nam. Từ năm 1990, có 235 dự án hợp tác phi tập trung giữa địa phương hai nước, tập trung trong lĩnh vực y tế, giáo dục, nước và vệ sinh, bảo tồn di sản, phát triển nông thôn, phát triển bền vững, với quy mô không lớn nhưng nhìn chung có tác dụng tốt. Tính đến năm 2022, hai nước đã phối hợp tổ chức thành công 11 kỳ họp về hợp tác phi tập trung luân phiên giữa hai nước.
Hai nước đều là thành viên của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ, hai nước có nhiều hoạt động hợp tác trong khuôn khổ tổ chức Pháp ngữ, nhất là trong lĩnh vực giảng dạy tiếng Pháp, giảng dạy đại học. Đặc biệt, về hợp tác trong khuôn khổ Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), Quốc hội Việt Nam là một thành viên tích cực và hiện đang giữ chức Chủ tịch Vùng châu Á - Thái Bình Dương của APF (gồm Campuchia, Lào, Việt Nam và một số quốc đảo ở Nam Thái Bình Dương).
Thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa cơ quan lập pháp hai nước
Quan hệ hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước ngày phát triển tích cực và có những đóng góp quan trọng trong việc củng cố, phát triển mối quan hệ hợp tác, hữu nghị nói chung giữa hai nước.
Quốc hội hai nước thường xuyên trao đổi, tiếp xúc cấp cao, trao đổi kinh nghiệm giữa các cơ quan của Quốc hội, các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị và giữa các Nghị sĩ nhằm tăng cường sự tin cậy, thúc đẩy quan hệ toàn diện trên các lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy hợp tác giữa các địa phương hai nước (hợp tác phi tập trung) trong đó có vai trò rất quan trọng của cá nhân Chủ tịch Thượng viện Pháp và các Thượng nghị sĩ đại diện cho các Vùng/địa phương của Pháp. Nhóm Nghị sĩ hữu nghị song phương đã được thành lập và triển khai nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy quan hệ nghị viện cũng như hợp tác giữa hai nước.
Tại các diễn đàn đa phương như Liên minh Nghị viện thế giới (IPU), Hội nghị đối tác Nghị viện Á - Âu (ASEP) và đặc biệt là tại Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), hai bên thường xuyên phối hợp chặt chẽ, tham vấn về các vấn đề quốc tế và khu vực. Hai nước nhấn mạnh vai trò quan trọng của chủ nghĩa đa phương; khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, trên cơ sở tuân thủ các nguyên tắc của luật pháp quốc tế.
Quốc hội Việt Nam và Thượng viện Pháp đã ký Thỏa thuận hợp tác vào tháng 5/2003. Pháp là nước mà Quốc hội đã ký Thỏa thuận hợp tác với cả Thượng viện và Hạ viện. Tại Thượng viện và Hạ viện, bạn đều thành lập Nhóm nghị sĩ hữu nghị với Việt Nam.
Về trao đổi Đoàn Quốc hội trong thời gian gần đây có: Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm chính thức (tháng 4/2019); Chủ tịch nhóm hữu nghị Pháp - Việt của Quốc hội Stéphanie Đo (tháng 7/2019); Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Pháp - Việt của Thượng viện Catherine Deroche (tháng 9/2019).
Việc Chủ tịch Thượng viện Cộng hòa Pháp Gérard Larcher thăm chính thức Việt Nam sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác hơn nữa giữa Thượng viện Cộng hòa Pháp với Quốc hội Việt Nam.
Thực tế cho thấy quan hệ Việt - Pháp đã phát triển toàn diện trên mọi mặt trong những thập kỷ qua. Về kinh tế, Pháp là đối tác thương mại châu Âu lớn thứ 5 của Việt Nam, với trao đổi thương mại song phương 7 tháng đầu năm nay đạt 2,81 tỷ USD.
Tính đến tháng 7, Pháp đứng thứ ba trong các nước châu Âu và thứ 16 trong tổng số 140 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 605 dự án, tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 3,6 tỷ USD. Trong khi đó, các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư sang Pháp 9 dự án với tổng vốn là 3,04 triệu USD.
Về hợp tác phát triển, Pháp là bên cung cấp Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) hàng đầu châu Âu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á, sau Afghanistan. Pháp hỗ trợ vốn vay ODA mỗi năm tối thiểu 200 triệu euro (gần 231 triệu USD) cho Việt Nam, tập trung vào ba lĩnh vực là biến đổi khí hậu, năng lượng chuyển đổi và tăng trưởng xanh.
Về an ninh - quốc phòng, Pháp là nước phương Tây đầu tiên có tùy viên quốc phòng tại Việt Nam từ năm 1991. Hai bên thường xuyên trao đổi đoàn, họp tham mưu hàng năm, đối thoại an ninh, hỗ trợ xuất khẩu trang thiết bị khí tài, đào tạo sĩ quan. Việt Nam và Pháp cũng có quan hệ đối tác chiến lược trong lĩnh vực quốc phòng.
Quan hệ hợp tác giáo dục - đào tạo giữa Việt Nam và Pháp hình thành và phát triển từ đầu những năm 1980. Pháp luôn coi đây là mục tiêu ưu tiên trong hoạt động hợp tác tại Việt Nam, tập trung chủ yếu vào giảng dạy và phát triển tiếng Pháp, đào tạo nguồn nhân lực bậc đại học và sau đại học. Trong vòng 10 năm qua, số lượng sinh viên Việt Nam tới Pháp tăng khoảng 40% và hiện có gần 10.000 du học sinh.
Về văn hóa - du lịch, chính phủ Pháp dành khoảng 5 triệu euro (5,7 triệu USD) cho ngân sách hợp tác văn hóa với Việt Nam. Pháp cũng đứng thứ 7 trong các nước và vùng lãnh thổ đầu tư nhiều nhất vào lĩnh vực du lịch tại Việt Nam, với 14 dự án tổng trị giá 188 triệu USD.
Quan hệ Việt-Pháp vượt qua khuôn khổ song phương để dựa vào quan hệ giữa Liên minh châu Âu (EU) với Việt Nam sau khi Việt Nam thiết lập quan hệ chính thức với EU năm 1990 và ký Hiệp định khung hợp tác năm 1995.
Đến nay, Pháp luôn là một trong các đối tác hàng đầu của Việt Nam ở châu Âu cũng như trên thế giới. Pháp coi trọng vị trí của Việt Nam tại khu vực cũng như trong các chiến lược, chính sách mà Pháp đã và đang triển khai tại Đông Nam Á và khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013 không chỉ phản ánh một mối quan hệ chặt chẽ được xây dựng và thúc đẩy trong nhiều thập kỷ trước đó, mà còn thể hiện mong muốn và quyết tâm của hai bên đưa quan hệ song phương phát triển vượt bậc hơn, sâu rộng hơn với một tầm nhìn lâu dài, vững chắc.
Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp từ đó thực sự đã có những bước triển khai cụ thể, đa dạng trên nhiều lĩnh vực. Hai nước duy trì nhiều cơ chế trao đổi thường xuyên về cả chính trị, kinh tế, quốc phòng ở các cấp. Hàng loạt các thỏa thuận, hiệp định làm cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực đã được ký kết.
Các chuyến thăm chính thức Pháp tháng 3/2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tháng 4/2019 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng như chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tháng 11/2018 đã đánh dấu 5 năm phát triển hiệu quả của quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp.
Việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi thư chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII và các cuộc điện đàm tiếp đó giữa Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Tổng thống Macron, giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Pháp Jean Castex, giữa Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng châu Âu và Ngoại giao Pháp Jean Yves Le Drian là sự thể hiện quan hệ chính trị khăng khít giữa hai nước.
Hợp tác kinh tế cũng là một lĩnh vực đạt nhiều dấu ấn. Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương vốn viện trợ trực tiếp chính thức (ODA) hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD tính từ năm 1993.
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019.
Đã và đang có hơn 300 doanh nghiệp Pháp hoạt động trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đang có những doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam đã và đang triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Pháp.
Hai nước có nhiều chương trình trao đổi và hợp tác đào tạo đại học và sau đại học phong phú và đa dạng với hàng trăm thỏa thuận đã được ký kết giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu hai bên.
Hiện có khoảng 7.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Pháp. Hợp tác y tế đã trở thành lĩnh vực chủ chốt với số lượng 30 hội hợp tác y học Pháp-Việt tập hợp theo chuyên khoa hoặc theo địa bàn các địa phương, trao đổi hợp tác thường xuyên.
Chính phủ Pháp vừa qua đã chia sẻ đợt đầu hơn 670.000 liều vaccine phòng COVID-19 cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX. Quan hệ hợp tác giữa các địa phương hai nước cũng được mở rộng với sự tham gia của 24 địa phương của Pháp và 33 tỉnh, thành của Việt Nam với 11 hội nghị hợp tác phi tập trung đã được tổ chức trong những năm qua.
Phối hợp giữa hai nước trong các vấn đề quốc tế và trên các điễn đàn đa phương quan trọng như Liên hợp quốc, hợp tác ASEAN-EU, Hội nghị Á -Âu (ASEM), Pháp ngữ rất chặt chẽ.
Hai nước cũng duy trì các trao đổi về nhiều vấn đề an ninh khu vực, có sự đồng quan điểm về sự tôn trọng luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, về tự do hàng hải, hàng không, đảm bảo hòa bình, an ninh và giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
Sự phối hợp giữa hai nước để cùng tham gia vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế nhằm giải quyết các thách thức toàn cầu, đảm bảo phát triển bền vững được đẩy mạnh.
Đến tháng 8/2021, với 3,62 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đầu tư vào Việt Nam, Pháp chiếm 14% tổng vốn FDI của EU đang đầu tư vào Việt Nam, đứng thứ 16/141 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đang có dự án đầu tư tại Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Về thương mại, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực từ ngày 1/8/2020 đang tạo ra cơ hội lớn cho hợp tác kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Pháp.
Thực tế cho thấy sau một năm thực thi hiệp định này, mặc dù trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, xuất nhập khẩu của Việt Nam sang EU và ngược lại đều tăng trưởng hơn 18% so với khi hiệp định chưa có hiệu lực.
Rất nhiều mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam như dệt may, da giày, nông thủy sản... phải tận dụng được các lợi thế của EVFTA để vào thị trường Pháp.
Vừa qua, quả vải, quả nhãn và nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đã có những bước đột phá ấn tượng, nhưng cần làm nhiều hơn nữa. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần chủ động đổi mới sản xuất để đáp ứng được tiêu chuẩn chất lượng, theo kịp xu hướng phát triển của thị trường châu Âu và Pháp.
Điều đáng chú ý nữa là đứng trước những thách thức mới đặt ra trong bối cảnh cả hai nước đều đang tập trung nỗ lực để phòng chống dịch bệnh COVID-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế, đi đôi với đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng và phát triển của mình, các đối tác hai bên cũng cần nhanh chóng có những hướng đi mới để đáp ứng các yêu cầu mới của giai đoạn hiện nay đang đặt ra ngày càng khẩn trương hơn và đa dạng hơn.
Hợp tác phi tập trung hay hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp khởi nguồn vào năm 1989 với việc Hội đồng vùng Ile-de France và Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ký thỏa thuận hợp tác.
Cho đến nay, Hiệp hội Các địa phương Pháp thống kê được 24 đơn vị hành chính địa phương của Pháp có hợp tác với 33 tỉnh/thành Việt Nam và Phái đoàn hoạt động đối ngoại của các đơn vị hành chính địa phương thuộc Bộ Ngoại giao Pháp thống kê có hơn 240 dự án đã được triển khai.
Hội nghị Hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp được tổ chức định kỳ tạo nên nét cơ chế đặc sắc cho mối quan hệ này. Pháp là nước duy nhất cho đến nay mà Việt Nam có cơ chế gặp mặt, họp mặt giữa các địa phương theo hình thức hội nghị.
Hội nghị đầu tiên diễn ra tại Lille năm 1996, được tổ chức luân phiên tại các địa phương hai nước 2-3 năm/lần. Hội nghị lần thứ 12 tới đây dự kiến diễn ra tại Hà Nội vào cuối năm 2022.
Hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp trong thời gian qua được triển khai trên những lĩnh vực và chủ đề đáp ứng tốt yêu cầu và thế mạnh của hai bên như giáo dục, nghiên cứu, phát triển bền vững, bảo tồn văn hóa-di sản, y tế và môi trường. Hình thức hợp tác phong phú, từ kết nghĩa, đến xây dựng thỏa thuận hợp tác, các chương trình hành động chung, ký kết thỏa thuận giữa các trường, viện nghiên cứu.
Hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp đã góp phần mở rộng quan hệ quốc tế từ đó giúp các địa phương của Việt Nam có thêm cơ hội, thêm đối tác và nâng cao năng lực triển khai các hoạt động đối ngoại; mang lại kinh nghiệm và các dự án hợp tác cụ thể trên nhiều lĩnh vực phục vụ mục tiêu phát triển của các địa phương; góp phần tạo kênh quan hệ với các đại biểu dân cử từ các đảng chính trị và các chính quyền địa phương trong tổng thể chung quan hệ giữa hai nước.
Trong giai đoạn hiện nay, hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp đang hướng tới những bước chuyển đáng chú ý. Các hoạt động hợp tác đang chuyển dần theo hướng mang lại lợi ích cho cả hai bên chứ không chỉ còn nằm trong khuôn khổ các hoạt động mang tính hữu nghị, đoàn kết và hỗ trợ như trước đây.
Trong thời gian đầu bùng phát dịch COVID-19 vừa qua, nhiều địa phương của Việt Nam đã kịp thời hỗ trợ khẩu trang và một số trang thiết bị y tế cho các đối tác Pháp, được phía Pháp đánh giá tích cực.
Các chủ đề trao đổi và hợp tác được mở sang những lĩnh vực, nội dung phù hợp và cần thiết đối với sự phát triển của các địa phương.
Hội nghị giữa kỳ hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp vào tháng 4/2021 đã tập trung thảo luận hai chuyên đề “Quản lý đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu và liên hệ ứng dụng hành chính điện tử-số hóa” và “Nâng cao các giá trị văn hóa, di sản đặc trưng của địa phương để tăng sức hấp dẫn, cạnh tranh và liên hệ ứng dụng hành chính điện tử-số hóa trong bối cảnh hậu COVID-19,” là những chủ đề đang được các địa phương quan tâm.
Trong thời gian tới, hợp tác phi tập trung Việt Nam-Pháp cần tiếp tục cập nhật kịp thời hơn nữa các lĩnh vực hợp tác phù hợp với quan tâm và năng lực của các địa phương; đổi mới hình thức hợp tác theo các điều kiện, hoàn cảnh mới; thu hút thêm nhiều đối tác tham gia như các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ... để mở rộng và nâng cao chất lượng hợp tác.
Hội nghị lần thứ 12 tại Hà Nội sẽ có vai trò rất quan trọng, diễn ra trong bối cảnh, điều kiện mới với các quan tâm, thách thức mới đặt ra cho các địa phương trước tác động của dịch COVID-19, sẽ là cơ sở cho những hợp tác ngày càng hiệu quả hơn.
Cộng đồng người Việt Nam tại Pháp được hình thành qua nhiều giai đoạn lịch sự. Theo ước tính, hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Pháp có khoảng từ 300.000-400.000 người.
Đó là môt cộng đồng lâu đời, có truyền thống yêu nước. Phong trào Việt kiều yêu nước tại Pháp được hình thành từ rất sớm, do chính Bác Hồ gây dựng nên, đã và đang có nhiều đóng góp quý báu cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước.
Đồng thời, cũng là một cộng đồng được biết đến có thế mạnh về tri thức, với số lượng lớn người có trình độ đại học hoặc trên đại học thuộc nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, trong đó nhiều người là chuyên gia giỏi, được đánh giá cao, đảm nhận các vị trí, trọng trách khác nhau trong bộ máy khoa học của Pháp.
Sinh hoạt hội đoàn rất phong phú, hiện có hàng trăm hội đoàn lớn nhỏ khác nhau của cộng đồng người Việt tại Pháp. Hạt nhân của cộng đồng ta là Hội Người Việt Nam tại Pháp (UGVF), tiền thân là “Nhóm người An Nam yêu nước” do Bác Hồ sáng lập năm 1919.
Đây là tổ chức hội của người Việt Nam lớn nhất ở Pháp, có hội viên thuộc nhiều thế hệ và có chi hội tại nhiều địa phương như Lyon, Marseille, Bordeaux.
Hội Thanh niên Việt Nam tại Pháp (UJVF) là một tổ chức phát triển về sau, tập hợp những thanh niên gốc Việt sinh trưởng tại Pháp.
Trong lĩnh vực chuyên gia, trí thức có Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam tại Pháp (AVSE); Hội Gặp gỡ Việt Nam (Rencontre du Vietnam) của giáo sư Trần Thanh Vân; Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp (UEVF; Liên hội Y tế Pháp-Việt (Fédération Santé France Vietnam)…
Ngoài ra, còn có các hội trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, như Hội Doanh nhân Việt Nam tại Pháp (ABVietFrance), Câu lạc bộ Doanh nghiệp Việt Nam-Lào-Campuchia (VCL France Business Club) và trong các lĩnh vực sinh hoạt cộng đồng, như Hội Phật tử Việt Nam tại Pháp, Phong trào Công dân Pháp gốc Việt, Tre Xanh, Âu-Việt, Hương Sắc Việt Nam, Tinh hoa Văn hóa Việt…
Quán triệt tinh thần Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị "người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng các dân tộc Việt Nam," trong nhiều năm qua, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp luôn coi trọng công tác cộng đồng, xác định hỗ trợ cộng đồng ở mức cao nhất trong xây dựng cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, duy trì, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc, hòa nhập cuộc sống xã hội sở tại và hướng về quê hương, đất nước.
Đại sứ quán thường xuyên quan tâm thăm hỏi, đồng thời đề xuất các cơ quan chức năng trong nước thực hiện chính sách khen thưởng cho các Việt kiều cốt cán có những đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng.
Công tác hỗ trợ các hội đoàn lớn, có tầm ảnh hưởng như UGVF, UEVF củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức, bảo đảm tính kế thừa được hết sức chú trọng.
Các công tác thông tin cho cộng đồng về tình hình đất nước và các chủ trương, chính sách liên quan tới kiều bào, công tác bảo hộ công dân, giải quyết thủ tục lãnh sự tiếp tục được thúc đẩy theo hướng ngày càng thuận lợi cho bà con, công tác hỗ trợ tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, nhất là các dịp lễ, tết của đất nước… được tiến hành kịp thời.
Hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại là trụ cột trong quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp
Hai bên ghi nhận những thành tựu hợp tác quan trọng đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 5,3 tỷ USD năm 2022, tăng 10% so với năm 2021
Hai bên ghi nhận những thành tựu hợp tác quan trọng đạt được trong thời gian qua, đặc biệt là thương mại song phương tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 5,3 tỷ USD năm 2022, tăng 10% so với năm 2021.
Năm 2023 là năm đặc biệt trong quan hệ hai nước, Việt Nam và Pháp sẽ cùng nhau kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, 10 năm quan hệ đối tác chiến lược.
Đây cũng là dịp để nhân dân hai nước thể hiện tình cảm tốt đẹp, tinh thần hợp tác vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác, phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới.
trong vòng 5 thập kỷ qua đã có nhiều chuyến thăm cấp cao, tạo xung lực cho quan hệ hợp tác hai nước, Chủ tịch Thượng viện đã điểm lại các chuyến thăm của Tổng thống Pháp tới Việt Nam (Tổng thống Francois Mitterrand thăm năm 1993, Tổng thống Jacques Chirac thăm vào năm 1997 và 2004, Tổng thống François Hollande năm 2016); đồng thời bày tỏ hy vọng trong thời gian tới sẽ có chuyến thăm của Tổng thống Pháp sang Việt Nam.
lịch sử chung của hai nước lâu đời hơn nhiều so với việc thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973, và mối quan hệ của hai nước đã kéo dài hơn con số 50 năm. Pháp đã quan tâm đến khu vực này từ thế kỷ XIX. Đường phố Hà Nội còn có những ngôi biệt thự từ thời Pháp, ngôn ngữ tiếng Việt vẫn còn những từ ngữ bắt nguồn từ tiếng Pháp; hay trên đường phố Paris, có đông đảo cộng đồng người gốc Việt sinh sống, ẩm thực Việt Nam thu hút đám đông, và các nghệ sĩ gốc Việt tập trung ở các hiệu sách, phòng hòa nhạc và rạp chiếu phim.
1. Quan hệ chính trị tiếp tục được tăng cường và ngày càng đi vào chiều sâu, giữ vai trò nòng cốt, định hướng tổng thể trong quan hệ hai nước
2. Hợp tác quốc phòng - an ninh tiếp tục được coi là trụ cột trong quan hệ giữa hai nước
3. Hợp tác kinh tế, văn hóa, y tế và khoa học - kỹ thuật đã có chuyển biến tích cực
4. Hợp tác về giáo dục - đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
5. Quan hệ hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các ban, bộ, ngành, cơ quan của Quốc hội, Mặt trận, các đoàn thể, các địa phương
Nhìn lại những cột mốc đáng nhớ cũng như những thành tựu quan trọng trong mối quan hệ song phương, đặc biệt là trong 10 năm hai nước nâng cấp mối quan hệ lên “đối tác chiến lược”, Đại sứ Pháp tại Việt Nam nêu rõ, đây là mối quan hệ dày đặc và hiệu quả. Một trong những mốc thời gian quan trọng của mối quan hệ này là khi Tổng thống François Mitterrand tới Việt Nam vào năm 1993, gần 30 năm trước. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một Nguyên thủ quốc gia phương Tây tới Việt Nam kể từ khi Việt Nam giành được độc lập, và là tín hiệu mạnh mẽ cho thấy tham vọng của Pháp và Việt Nam nhằm nối lại mối quan hệ, trong bối cảnh Đổi mới, và đưa Việt Nam trở lại hòa nhập với các quốc gia, tại một thời điểm đất nước còn nhiều khó khăn.
Theo Đại sứ Pháp tại Việt Nam, chuyến thăm này đã tạo điều kiện để bắt đầu một giai đoạn quan trọng cho việc khởi động các lĩnh vực hợp tác mới. Tiếp nối chuyến thăm này, trong những năm tiếp theo (1993 - 1995), đó là việc mở văn phòng của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) ngày nay để hỗ trợ sự phát triển kinh tế của Việt Nam trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là cơ sở hạ tầng; Trường Viễn Đông Pháp (EFEO), động lực thúc đẩy các dự án chung trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học nhân văn; bổ nhiệm tùy viên quốc phòng, nhằm phát triển quan hệ trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng vào thời điểm mà những vấn đề này đã trở nên quan trọng. Tiếp theo đó là các cơ quan khác, chẳng hạn như Viện Nghiên cứu Phát triển (IRD), nơi tiên phong các dự án nghiên cứu Pháp - Việt trong các lĩnh vực có tầm quan trọng lớn như môi trường.
Giai đoạn sau đó được đánh dấu bằng sự gia tăng các chuyến thăm chính trị cấp cao, trong đó có các chuyến thăm của Tổng thống Jacques Chirac vào năm 1997 và 2004 và Tổng thống François Hollande vào năm 2016, giúp tăng cường hợp tác và khởi xướng các dự án mới đã đạt được nhiều thành công, như các dự án liên kết đại học trong khoa học và công nghệ (USTH), quản lý (CFVG) hay đào tạo kỹ sư (PFIEV). Sự hợp tác giữa hai nước cũng được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác: giáo dục, nghiên cứu, y tế, môi trường, thương mại, văn hóa, di sản, quản trị, luật pháp... Những năm 2000 - 2010 được đánh dấu bằng việc củng cố mối quan hệ mà điểm nhấn là việc hai nước nâng cấp lên mối quan hệ đối tác chiến lược vào năm 2013.
Đại sứ Pháp tại Việt Nam nhấn mạnh, việc hai nước thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược năm 2013 không chỉ phản ánh một mối quan hệ chặt chẽ được xây dựng và thúc đẩy trong nhiều thập kỷ trước đó, mà còn thể hiện mong muốn và quyết tâm của hai bên đưa quan hệ song phương phát triển vượt bậc hơn, sâu rộng hơn với một tầm nhìn lâu dài, vững chắc. Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Pháp từ đó thực sự đã có những bước triển khai cụ thể, đa dạng trên nhiều lĩnh vực.
Hai nước duy trì nhiều cơ chế trao đổi thường xuyên về cả chính trị, kinh tế, quốc phòng ở các cấp. Hàng loạt các thỏa thuận, hiệp định làm cơ sở pháp lý cho hợp tác trên các lĩnh vực đã được ký kết. Các chuyến thăm chính thức Pháp tháng 3/2018 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và tháng 4/2019 của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, cũng như chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tháng 11/2018 và việc Tổng thống Pháp Emmanuel Macron gửi thư chúc mừng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sau thành công của Đại hội Đảng lần thứ XIII, mới gần đây nhất là chuyến thăm Pháp của Thủ tướng Phạm Minh Chính hồi tháng 11/2021; và chuyến thăm Việt Nam ngay đầu tháng 12/2022 của Chủ tịch Thượng viện Pháp Gérard Larcher.
Về kinh tế, Pháp là nhà tài trợ châu Âu song phương ODA hàng đầu cho Việt Nam và Việt Nam đứng thứ hai trong số các nước hưởng ODA của Pháp tại châu Á với tổng số vốn cam kết lên đến 18,4 tỷ USD tính từ năm 1993. Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Pháp đã tăng hơn 3 lần từ khoảng 1,6 tỷ USD vào năm 2009 lên 5,3 tỷ USD vào năm 2019. Đã và đang có hơn 300 doanh nghiệp Pháp hoạt động trong rất nhiều ngành, lĩnh vực tại Việt Nam, nhưng đồng thời cũng đang có những doanh nghiệp tiên phong của Việt Nam đã và đang triển khai hoạt động đầu tư, kinh doanh tại Pháp.
Ngoài ra, Đại sứ Pháp tại Việt Nam cho biết, hai nước có nhiều chương trình trao đổi và hợp tác đào tạo đại học và sau đại học phong phú và đa dạng với hàng trăm thỏa thuận đã được ký kết giữa các trường đại học và trung tâm nghiên cứu hai bên. Hiện có khoảng 7.000 sinh viên Việt Nam theo học tại Pháp.
III. TÌNH HÌNH HỢP TÁC GIỮA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ VÀ CÁC ĐỐI TÁC ĐỊA PHƯƠNG PHÁP TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Về hợp tác với Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers
Trong khuôn khổ các nội dung tại Bản Ghi nhớ thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers (được ký kết vào ngày 04/4/2019 tại thành phố Poitiers trong khuôn khổ Đoàn công tác của tỉnh tham dự Hội nghị lần thứ 11 được tổ chức tại thành phố Toulouse, Cộng hòa Pháp), tập trung vào các lĩnh vực: Văn hóa Di sản, Giáo dục, Y tế, Phát triển Pháp ngữ và các trao đổi thống nhất giữa hai địa phương, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã và đang trao đổi với Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers triển khai các hợp tác sau:
- Dự án “Harmonie” được thực hiện trong giai đoạn 2022 - 2023 nhằm mục đích để hai địa phương tăng cường hợp tác; góp phần tăng cường mối quan hệ hợp tác phi tập trung giữa các chính quyền địa phương Việt Nam và Pháp nói chung và hai địa phương nói riêng. Tăng cường hợp tác giáo dục liên văn hóa và tăng cường kỹ năng. Tăng cường giao lưu văn hóa thông qua các lễ hội và trao đổi đoàn thăm giữa hai Bên.
- Tiến hành các thủ tục ký kết Văn bản bổ sung “Bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác” đã ký ngày 04/4/2019 với Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers (Pháp) gồm các lĩnh vực môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu và nông nghiệp sinh thái, hỗ trợ phát triển hoặc trợ giúp nhân đạo nhằm xúc tiến xây dựng dự án hợp tác giữa hai địa phương trong giai đoạn 2023 - 2025.
- Chương trình biểu diễn của Nghệ sĩ Pháp do Grand Poitiers đề cử tại Festival Âm nhạc quốc tế dự kiến tổ chức tại Huế vào cuối năm 2023; đề xuất Nghệ sĩ Sébastien Laval tiếp tục tham gia các Festival Huế sắp tới với các hợp tác về chủ đề triển lãm tranh ảnh nghệ thuật.
- Đề xuất hợp tác về y tế, cụ thể: Hợp tác với Trường Đại học Y Dược Huế trong 03 lĩnh vực gồm: Đào tạo (Hệ thống mô phỏng về Ung bướu, Can thiệp tim mạch, Sản phụ khoa) - Tim mạch - Ung thư; Hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế trong 04 lĩnh vực gồm: Đào tạo (Hệ thống mô phỏng phẫu thuật nội soi tiêu hóa; Hệ thống mô phỏng hồi sức tích cực); Tim mạch; Ung thư; Ghép tạng.
2. Về hợp tác với Chính quyền Thành phố Nîmes
Trên cơ sở các nội dung tại Bản Ghi nhớ thiết lập quan hệ hữu nghị và hợp tác (được ký kết trong khuôn khổ Hội nghị X được tổ chức vào tháng 9/2016 tại thành phố Cần Thơ) giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Chính quyền Thành phố Nîmes, tập trung vào các lĩnh vực: Văn hóa Di sản, Du lịch, Đầu tư; Phát triển nguồn nhân lực; Phòng chống nguy cơ lũ lụt; Phát triển cộng đồng theo hình thức hỗ trợ nhân đạo; sau chuyến thăm của Lãnh đạo UBND tỉnh theo lời mời của Chính quyền Thành phố Nîmes vào tháng 4/2017, tỉnh Thừa Thiên Huế đã chủ động kết nối với Thành phố Nîmes xem xét khả năng hợp tác trong các lĩnh vực hai bên đã cùng trao đổi, thảo luận cụ thể về các lĩnh vực: Văn hóa (Festival Huế) và phòng chống nguy cơ lũ lụt.
Tỉnh đang nghiên cứu để kết nối với phía bạn về đề xuất giới thiệu đoàn nghệ thuật tham gia vào các kỳ Festival Huế và hỗ trợ tỉnh trong lĩnh vực bảo tàng thời gian tới.
3. Về hợp tác với Hội đồng Vùng Nouvelle-Aquitaine
Ngày 16/3/2020, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn tất việc ký kết Phụ lục gia hạn 01 năm đối với Thỏa thuận Khung giai đoạn 2017 - 2019 được ký kết ngày 17/3/2017 giữa 3 Bên, bao gồm UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Hội đồng vùng Nouvelle-Aquitaine và UBND tỉnh Lào Cai, với mục đích nhằm tạo điều kiện cho tỉnh Lào Cai hoàn tất các hoạt động trong khuôn khổ Thỏa thuận khung giai đoạn 2017 - 2019 và 3 Bên cùng xây dựng các đề xuất hợp tác cho Thỏa thuận khung giai đoạn mới, dự kiến đề xuất 2021 - 2023.
Từ tháng 4/2019 đến nay, trên cơ sở trao đổi thống nhất về các lĩnh vực mà tỉnh Thừa Thiên Huế và Vùng Nouvelle-Aquitaine cùng quan tâm, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã hoàn tất và chính thức gửi cho Hội đồng Vùng Nouvelle-Aquitaine một số đề xuất dự án tập trung vào lĩnh vực hợp tác về văn hóa di sản, du lịch, y tế, cụ thể:
- Về văn hóa di sản, du lịch: (1) Dự án Phát triển du lịch cộng đồng và chuyển đổi sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân tại xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền (bao gồm vùng đầm phá thuộc địa bàn xã Quảng Lợi và vùng nông thôn gồm 04 thôn Cư Lạc, Ngư Mỹ Thạnh, Mỹ Thạnh và Thủy Lập); (2) Dự án Tìm kiếm, sưu tầm tư liệu triều Nguyễn lưu trữ tại Pháp; Hỗ trợ đào tạo kỹ thuật về số hóa, lưu trữ và dịch thuật tư liệu; (3) Dự án Xây dựng và phát triển đồng bộ hệ thống thiết chế văn hóa bảo tàng tỉnh Thừa Thiên Huế gắn kết với phát triển du lịch”.
- Về y tế: (1) Dự án hợp tác với Trường Đại học Y Dược Huế trong 03 lĩnh vực: Đào tạo (Hệ thống mô phỏng về Ung bướu, Can thiệp tim mạch, Sản phụ khoa) - Tim mạch - Ung thư; (2) Dự án hợp tác với Bệnh viện Trung ương Huế trong 04 lĩnh vực: Đào tạo (Hệ thống mô phỏng phẫu thuật nội soi tiêu hóa; Hệ thống mô phỏng hồi sức tích cực); Tim mạch; Ung thư; Ghép tạng.
Hiện nay, tỉnh đang đề nghị ưu tiên hỗ trợ tài chính cho các dự án hợp tác phát triển cơ sở hạ tầng trước; sau đó mới đề nghị hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật…
4. Về một số hợp tác Pháp với các cơ quan, địa phương trên địa bàn tỉnh:
Hợp tác giữa UBND thành phố Huế và thành phố Cergy: Trong khuôn khổ hợp tác kết nghĩa giữa hai thành phố, hiện hai bên đang trao đổi về các chương trình, dự án hợp tác giữa hai thành phố trong thời gian tới để đệ trình xin tài trợ của Bộ Ngoại giao và Hợp tác châu Âu của Pháp, mục đích góp phần trong công tác hỗ trợ cho các chương trình quy hoạch, phát triển đô thị gắn với bảo tồn các giá trị di sản và văn hóa Huế.
Năm 2022, UBND thành phố Huế hợp tác với Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng và Lãnh đạo các Thủ đô và đô thị có sử dụng một phần hay toàn phần tiếng Pháp (AIMF, Pháp) và Nghiệp đoàn xử lý nước thải liên tỉnh vùng Paris (SIAAP, Pháp) triển khai việc ký kết thỏa thuận thực hiện Dự án “Thỏa thuận tài chính và hỗ trợ quản lý dự án xây dựng khu xử lý bùn thải tại Khu xử lý chất thải rắn tập trung Hương Bình”, với mục đích nhằm góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường của người dân Huế; phát triển ngành kinh tế địa phương về vệ sinh môi trường, với doanh thu trực tiếp cho kinh tế địa phương và ngân sách của thành phố; phát triển lĩnh vực thương mại hóa bùn sinh thái, bên cạnh lĩnh vực xử lý rác thải rắn; nâng cao năng lực của các đơn vị nhà nước tại địa phương về quản lý dự án, kỹ năng kỹ thuật, xây dựng dự án; giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.
Năm 2022, Bảo tàng Mỹ thuật Huế thông qua Viện Pháp tại Huế kết nối với Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam bước đầu khởi động, thực hiện các thủ tục tiếp nhận Dự án “Chia sẻ và gìn giữ di sản Việt Nam” do Bộ Ngoại giao Pháp hỗ trợ tại Bảo tàng Mỹ thuật Huế và một số đơn vị liên quan.
Tháng 02/2023, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp đã ký kết “Thỏa thuận khung về hợp tác khoa học giữa Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Viện Viễn Đông Bác cổ Pháp, giai đoạn 2023 - 2028”, với mục đích nhằm tăng cường trao đổi hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, trao đổi học thuật và tài liệu khoa học thuộc phạm vi chức năng nhiệm vụ của hai bên.
5. Về các kết quả đầu tư, viện trợ trên địa bàn tỉnh
Về đầu tư trực tiếp (FDI), hiện nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 06 dự án đầu tư đến từ Cộng hòa Pháp với tổng vốn đăng ký 24,68 triệu USD, hoạt động trong các lĩnh vực: du lịch, dịch vụ nhà hàng và dệt may. Trong đó, dự án Nhà máy sản xuất hàng may sẵn và trang phục lót cao cấp của Công ty Cổ phần Scavi Huế hoạt động rất có hiệu quả, giải quyết cho hơn 6.000 lao động, đóng góp hơn 1 triệu USD/hàng năm ngân sách cho tỉnh.
Về viện trợ ODA, từ 2019 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận viện trợ ODA cho 01 dự án của các nhà tài trợ đến từ Cộng hòa Pháp là dự án Cải thiện hệ thống thoát nước kinh thành Huế, giảm thiểu bồi lắng sông Ngự Hà, thành phố Huế do tổ chức AFD và SIAAP tài trợ, với tổng vốn đầu tư là 21,89 tỷ đồng.
Về viện trợ NGO, từ 2019 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tiếp nhận viện trợ không hoàn lại cho 02 dự án của các nhà tài trợ đến từ Cộng hòa Pháp, cụ thể: (1) Dự án Xây lắp 10 công trình khí sinh học (hầm biogaz) cho 10 hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sống tại 04 xã: Quảng An, Quảng Phước, Quảng Thái và Quảng Thọ thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế do Hiệp hội Bretagne - Việt Nam (Pháp) tài trợ, với tổng vốn viện trợ 179,5 triệu đồng; (2) Dự án Cải tạo nhà bếp và bếp ăn tập thể cho các em mù đang học tập và lưu trú tại Trung tâm Giáo dục - Hướng nghiệp Trẻ em mù trực thuộc Hội Người mù tỉnh Thừa Thiên Huế do Hiệp hội Tuổi thơ Hy vọng (Cộng hòa Pháp) tài trợ, với tổng vốn viện trợ 380,7 triệu đồng.
5) Đề xuất kế hoạch/triển vọng và nhu cầu hợp tác trong thời gian tới:
- Đề nghị Đại Sứ quán Việt Nam tại Pháp và cơ quan ngoại giao của phía Pháp tại Việt Nam (ĐSQ, TLSQ,…) hỗ trợ tỉnh trao đổi các đề xuất dự án với các đối tác địa phương Pháp đã có ký kết Bản Ghi nhớ Hợp tác với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Thành phố Nîmes, ký tại Hội nghị 10 vào năm 2016; Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers, ký tại Hội nghị 11 vào năm 2019);
- Giới thiệu các đối tác, địa phương Pháp mới có cùng tiềm năng, thế mạnh với tỉnh để trao đổi khả năng thiết lập mối quan hệ hữu nghị và hợp tác (đối với chính quyền địa phương) cũng như khả năng ký kết bản ghi nhớ, thỏa thuận các dự án hợp tác trong thời gian tới, góp phần trong việc thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
- Đề xuất phía Pháp xem xét ưu tiên hỗ trợ tài chính để cùng tỉnh hợp tác thực hiện các dự án phát triển bền vững (như về cơ sở hạ tầng kỹ thuật,…) thuộc các lĩnh vực 2 bên cùng quan tâm đặc biệt trong lĩnh vực văn hoá – di sản và du lịch; sau đó là hỗ trợ chuyên gia kỹ thuật, chuyển giao công nghệ cho các hợp tác phát triển đó,... nhằm phù hợp với nhu cầu thực tiễn của tỉnh và tạo điều kiện để mối quan hệ hợp tác giữa tỉnh và các đối tác Pháp nói riêng ngày càng phát triển hơn, góp phần trong công tác tăng cường hợp tác giữa các địa phương Việt Nam và Pháp nói chung.
- Đề xuất hợp tác tổ chức, giới thiệu quảng bá du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế với một số đơn vị lữ hành lớn tại Pháp đến tỉnh Thừa Thiên Huế; Hợp tác tổ chức giới thiệu hình ảnh điểm đến Huế tại các Hội chợ được tổ chức tại Pháp; Hợp tác phối hợp tổ chức hoạt động giới thiệu văn hoá ẩm thực Pháp cũng như một số hoạt động gắn kết với Festival bốn mùa theo kế hoạch của tỉnh;
- Tiếp tục có những chính sách hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp Pháp đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của địa phương.
6) Đề xuất biện pháp chung trong việc tăng cường hợp tác giữa các địa phương hai nước Việt Nam và Pháp:
- Kiến nghị Ban Tổ chức Hội nghị xem xét việc lập một hệ thống mạng lưới chia sẻ những kinh nghiệm, hợp tác hiệu quả giữa các đối tác địa phương Việt Nam và Pháp đã và đang có các dự án hợp tác trong khuôn khổ hợp tác giữa các địa phương hai nước./.
V. DỰ KIẾN MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KỶ NIỆM TRỌNG TÂM TRONG NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
1. UBND tỉnh thăm và làm việc với Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers về các dự án hợp tác giao lưu văn hóa, giáo dục, biến đổi khí hậu, festival... theo lời mời của Chính quyền Cộng đồng Đô thị Grand Poitiers.
2. UBND thành phố Huế kết nối và mời các đối tác Pháp là các thành phố đối tác, hữu nghị, kết nghĩa tham gia Festival nghề truyền thống Huế năm 2023.
3. Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh hợp tác xây dựng lộ trình tổ chức các khóa tập huấn nghiệp vụ liên quan đến di sản - bảo tàng trong khuôn khổ dự án FSPI “Chia sẻ và Gìn giữ Di sản Việt Nam”.
4. Sở Du lịch tỉnh kết nối với một số vùng thuộc Pháp trong hợp tác tổ chức các sự kiện văn hóa du lịch, quảng bá du lịch, hình ảnh địa phương; đề nghị Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam phối hợp tổ chức Ngày hội văn hóa ẩm thực Pháp gắn kết với Chương trình lễ hội Bốn mùa của tỉnh; biên soạn và phát hành tập sách song ngữ Việt - Pháp với nội dung là những câu chuyện kể về Huế.
5. Đại học Huế tổ chức Hội thảo quốc tế Văn hóa và Giáo dục lần thứ 4 năm 2023 với Chủ đề liên quan đến quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp.
6. Trường Cao đẳng Du lịch Huế tổ chức các hoạt động dành cho sinh viên, giảng viên nhằm giới thiệu kết quả hợp tác quốc tế của Nhà trường đang thực hiện với các đơn vị của Pháp.
7. Viện Pháp tại Huế phối hợp với Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh thành lập và ra mắt Chi hội Hữu nghị các cựu sinh viên Huế từng học tập và làm việc tại Pháp; phối hợp với các trường thuộc Đại học Huế tổ chức Liên hoan các Câu lạc bộ Pháp ngữ Huế lần thứ nhất; phối hợp với trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế tổ chức Hội thảo quốc tế về chủ đề “Quan hệ hợp tác Việt Nam - Pháp”; phối hợp với trường Đại học Y Dược, Đại học Huế tổ chức Cuộc thi “Tiếng hát Pháp ngữ”.
8. Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh, Hội Hữu nghị Việt - Pháp tổ chức Hội thảo về tăng cường quan hệ đối ngoại nhân dân trong lĩnh vực Giáo dục và Y tế; phối hợp với Nhà hát Bến Xuân tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa nhân ngày Quốc khánh Cộng hòa Pháp.
9. Hội Hữu nghị Việt - Pháp tỉnh tổ chức Giao lưu văn nghệ Pháp ngữ nhân ngày quốc tế Pháp ngữ; Cuộc thi tìm hiểu về nước Pháp dành cho sinh viên và học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh./.
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH ỦY - SỞ NGOẠI VỤ TỈNH