tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương Văn hoá Việt Nam” (1943-2023)
Ngày cập nhật 21/02/2023
(ảnh minh hoạ)

Ngày 07/02/2023, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã ban hành Hướng dẫn số 86-HD/BTGTU về việc tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương Văn hoá Việt Nam” (1943-2023)

                                                                                     Ảnh minh hoạ

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tuyên truyền sâu rộng về ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận, thực tiễn, sức sống lâu bền và quá trình kế thừa, vận dụng, phát triển những nội dung cốt lõi của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam” trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và công cuộc đổi mới hiện nay; qua đó nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vị trí, vai trò quan trọng đặc biệt của văn hóa - văn nghệ, đề cao nghĩa vụ và trách nhiệm của cấp ủy đảng, chính quyền và trí thức, văn nghệ sĩ, các tầng lớp nhân dân đối với sự nghiệp xây dựng, phát triển con người Việt Nam thời đại mới và nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Thông qua các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm nhằm khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường, tinh thần đoàn kết, phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh, tinh thần cống hiến của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân, nhất là những người làm công tác văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cả nước, của tỉnh tạo nguồn lực nội sinh và động lực đột phá để xây dựng quê hương, đất nước ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

2. Yêu cầu

Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm phải bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả, đúng định hướng, với nhiều nội dung và hình thức mới, mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc, có sức lan tỏa sâu rộng, tránh phô chương, hình thức, lãng phí; gắn với tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân Quý Mão 2023, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc, sự kiện lịch sử, chính trị - xã hội quan trọng, nhất là những sự kiện về văn hóa, tạo không khí thi đua thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.

II. NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN

1. Bối cảnh ra đời, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị lý luận và thực tiễn sâu sắc, lâu bền của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”; khẳng định Đề cương là văn kiện có tính cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa; đồng thời tuyên truyền về quá trình kế thừa vận dụng và phát triển những nội dung cốt lõi của văn kiện, nhất là những vấn đề có tính chất nền tảng, nguyên tắc, phương châm, phương hướng xây dựng nền văn hóa Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về văn hóa - văn nghệ, nhất là Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng về xây dựng và phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam; bài phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị văn hóa toàn quốc ngày 24/11/2021; tập trung phân tích làm rõ sự bổ sung, phát triển và ngày càng toàn diện, sâu sắc trong đường lối văn hóa - văn nghệ của Đảng; vị trí, vai trò, ý nghĩa của văn hóa đối với sự phát triển của đất nước, dân tộc; văn hóa là hồn cốt của dân tộc, văn hóa còn thì dân tộc còn, văn hóa soi đường cho quốc dân đi, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội...; xây dựng con người với trọng tâm là xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, đặc biệt là trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý văn hóa của cấp ủy đảng, chính quyền, vai trò nêu gương của người đứng đầu.

3. Thành tựu và kết quả nổi bật về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam trong 80 năm qua, sau hơn 35 năm thực hiện đường lối đổi mới đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng; biểu dương những mô hình hay, cách làm sáng tạo, gương điển hình tiên tiến trong xây dựng, bảo tồn và phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa, con người Việt Nam; chú trọng tuyên truyền văn hóa, đạo đức trong Đảng và xã hội.

4. Những vấn đề đặt ra trong công tác văn hóa - văn nghệ thời gian tới; kiến nghị - đề xuất nhiệm vụ, giải pháp để khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc của toàn dân tộc; xây dựng con người Việt Nam thời kỳ đổi mới, phát triển, hội nhập với những giá trị chuẩn mực phù hợp; phát triển các lĩnh vực văn hóa, môi trường văn hóa, đời sống văn hóa; xây dựng môi trường văn hóa số trong nền kinh tế số và công dân số; xây dựng Đảng và hệ thống chính trị về văn hóa, về đạo đức; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác văn hóa...

5. Sự cấp thiết, ý nghĩa to lớn của việc xây dựng “Hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới”; các ý kiến đóng góp của chuyên gia, nhà khoa học, văn nghệ sĩ, trí thức đối với việc xây dựng các hệ giá trị và quá trình triển khai, đưa các hệ giá trị vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.

6. Đấu tranh, ngăn chặn các thông tin, quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc, phủ nhận ý nghĩa lịch sử, vai trò quan trọng của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển văn hóa - văn nghệ, xây dựng con người Việt Nam; bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; tuyên truyền, lan tỏa những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc, tinh hoa văn hóa của nhân loại.

7. Các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm diễn ra tại các địa phương, cơ quan, đơn vị.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG TUYÊN TRUYỀN KỶ NIỆM

Tùy theo tình hình cụ thể để tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm phù hợp, như: Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm; gặp mặt, biểu dương các điển hình tiên tiến trong xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn hóa ở cơ sở và thực hiện việc bảo tồn, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; chú trọng tới công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, trên báo chí, Internet, mạng xã hội, qua sinh hoạt đoàn thể, nói chuyện chuyên đề, các hoạt động văn hóa - văn nghệ, cuộc thi sáng tác tác phẩm văn học - nghệ thuật...

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

- Chỉ đạo, hướng dẫn, định hướng công tác tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ra đời “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”.

- Chú trọng chỉ đạo công tác tuyên truyền sự kiện trên báo chí, trang thông tin điện tử.

- Theo dõi, kiểm tra việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm ở các cơ quan, địa phương, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

2. Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh

Tổ chức tốt công tác thông tin tuyên truyền tới cán bộ, hội viên, đoàn viên bằng hình thức phù hợp: Trên các phương tiện thông tin đại chúng, trang thông tin điện tử của đoàn thể; qua giao lưu, gặp mặt, nói chuyện truyền thống trong dịp kỷ niệm.

3. Sở Thông tin và Truyền thông

Quản lý chặt chẽ các hoạt động thông tin, truyền thông, nhất là việc đăng tải thông tin trên báo chí, Internet và mạng xã hội; kiên quyết xử lý nghiêm các hành vi vi phạm, đăng tải, phát tán thông tin sai trái, xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

4. Sở Văn hóa và Thể thao

Phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức tốt công tác tuyên truyền, cổ động trực quan, nhất là tuyên truyền trên băng zôn, panô, áp phích, bảng điện tử; triển lãm, trưng bày chuyên đề; xây dựng và chiếu phim; các chương trình văn hóa, văn nghệ,... vào dịp kỷ niệm, gắn với tuyên truyền mừng Đảng, mừng xuân Quý Mão với tinh thần hướng mạnh vào cơ sở, vùng sâu, vùng xa...

5. Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh

Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm khác như: triển lãm, xuất bản sách; sáng tác, công bố, phát hành các tác phẩm văn học, nghệ thuật có giá trị về đề tài ca ngợi Tổ quốc, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, đất nước, địa phươg, văn hóa, con người Việt Nam, con người Huế…

6. Báo Thừa Thiên Huế, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh

- Bám sát chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy xây dựng kế hoạch, triển khai các tuyến tin, bài, phóng sự, chương trình với nội dung và thời lượng phù hợp; Quản lý chặt chẽ hoạt động thông tin, tuyên truyền trên báo chí - xuất bản, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, hệ thống thông tin cơ sở về sự kiện; kịp thời ngăn chặn, phản bác thông tin xấu độc xuyên tạc lịch sử, chống phá Đảng, Nhà nước, hạ bệ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

- Lãnh đạo các cơ quan báo chí, nhất là người đứng đầu chịu trách nhiệm kiểm duyệt thông tin trên cơ sở nguồn thông tin chính thống, tránh tuyệt đối hóa vai trò của cá nhân.

- Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tổ chức tiếp sóng Chương trình nghệ thuật đặc biệt, phim tài liệu “80 năm Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, tuyên truyền về các hoạt động kỷ niệm sự kiện trên.

7. Ban tuyên giáo (tuyên huấn) các huyện ủy, thị ủy, Thành ủy Huế và các đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy

- Tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo công tác tuyên truyền kỷ niệm bảo đảm thiết thực, phù hợp. Lồng ghép tuyên truyền trong bản tin sinh hoạt chi bộ, bản tin, trang thông tin điện tử của các ngành, đoàn thể, địa phương.

- Theo dõi, kiểm tra các hoạt động tuyên truyền kỷ niệm, nhất là việc đăng tải thông tin trên mạng xã hội và trang thông tin điện tử của các ban, ngành, đoàn thể và địa phương, đơn vị.

- Vận động, khuyến khích các cán bộ tuyên giáo, phóng viên, biên tập viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp đăng tải, chia sẻ thông tin về ý nghĩa và giá trị lý luận, thực tiễn của “Đề cương về Văn hóa Việt Nam”, những nét đẹp văn hóa trong đời sống xã hội, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh... trên các trang mạng xã hội.

V. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN

1. Đề cương về Văn hóa Việt Nam 1943: Cương lĩnh văn hóa đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam!

2. Văn hóa là nền tảng tinh thần, nguồn lực nội sinh và động lực đột phá cho phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế!

3. Giá trị văn hóa, con người Việt Nam là nền tảng, sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự phát triển bền vững!

4. Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc!

5. Xây dựng con người Việt Nam thời đại mới, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại!

6. Xây dựng môi trường và đời sống văn hóa phong phú, đa dạng, văn minh, lành mạnh!

7. Phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp đổi mới!

8. Phát huy cao độ những giá trị văn hóa, sức mạnh và tinh thần cống hiến của mọi người Việt Nam!

9. Xây dựng nền văn hóa Việt Nam dân tộc, dân chủ, nhân văn, khoa học!

10. Bồi đắp giá trị chân - thiện - mỹ để xây dựng con người phát triển toàn diện!

11. Văn hóa là hồn cốt của Dân tộc!

12. Văn hóa còn thì Dân tộc còn!

13. Văn hóa soi đường cho quốc dân đi!

14. Tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh!

15. Đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh muôn năm!

16. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam muôn năm!

17. Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta!

Đề nghị các địa phương, đơn vị khai thác, sử dụng để triển khai công tác tuyên truyền rộng rãi trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy qua Phòng Tuyên truyền - Báo chí - Xuất bản (số điện thoại: 080.54142)./.

 

Tập tin đính kèm:
nguồn: Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 784.469
Truy cập hiện tại 997