Kết quả đóng góp ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (SỬA ĐỔI)
Ngày cập nhật 02/03/2023

Hội đồng nhân dân phường ban hành báo cáo số 03/BC-HĐND ngày 01/3/2023 về tổng hợp kết quả góp ý kiến của nhân dân đối với dự thảo Luật đất đai (sữa đổi)

I. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI VIỆC LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN

1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện:

Thực hiện Kế hoạch số 05/KH-TT.HĐND ngày 20/02/2023 của Thường trực HĐND Thành phố Huế về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)”, Thường trực HĐND phường Phường Đúc đã xây dựng Kế hoạch số 01/KH-TT.HĐND ngày 23/02/2023. Qua đó, đã triển khai nội dung cụ thể như sau:

- Thời gian tổ chức thực hiện tuyên truyền, lấy ý kiến, vận động Nhân dân tham gia đóng góp ý kiến đến hết ngày 06/3/2023.

- Thời gian tổ chức phối hợp với UBMTTQVN phường tổ chức Hội nghị  ngày 27/02/2023 (Đã thực hiện).

2. Công tác tuyên truyền, phổ biến dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Đã triển khai việc thực hiện Kế hoạch và tổ chức tuyên truyền đến các tổ chức thành viên, các tổ dân phố; tuyên truyền rộng rãi đến đoàn viên, hội viên và các tầng lớp Nhân dân qua hệ thống thông tin điện tử, trên các trang Facebook, Zalo và gửi bằng văn bản giấy đối với các Điều, khoản trọng tâm của Luật theo nội dung hướng dẫn để Nhân dân tham gia góp ý.

Tuyên truyền trên hệ thống thông tin truyền thanh của phường, UBND đã phát về mục đích, yêu cầu của việc tổ chức lấy ý kiến của Nhân dân về nội dung dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

3. Các hình thức, phương thức tổ chức lấy ý kiến

- Thông báo, hướng dẫn việc truy cập nội dung Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tiếp nhận thông tin, ý kiến góp ý của Nhân dân trực tiếp tại TT HĐND phường.

- Tổ chức Hội nghị phản biện - lấy ý kiến tham gia góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

- Bên cạnh đó, HĐND phường còn mở rộng các phương thức tiếp nhận góp ý thông qua việc thông báo, hướng dẫn, cung cấp thông tin trên các địa chỉ do tỉnh, thành phố cung cấp cũng như các kênh thông tin chính thống khác để người dân có thể tham gia góp ý trực tiếp như: Trang thông tin điện tử Thành phố (tại địa chỉ website http://huecity.gov.vn) và của phường Phường Đúc (tại địa chỉ website https://phuongduc.thuathienhue.gov.vn) để các cơ quan, tổ chức, cá nhân tiếp cận, nghiên cứu và đóng góp ý kiến.

4. Các đối tượng được lấy ý kiến tập trung:

- Đại biểu Hội đồng nhân dân phường.

- Các Ban HĐND phường.

- Đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, …

- Các tầng lớp nhân dân.

5. Việc tổng hợp, xử lý kết quả lấy ý kiến và xây dựng Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Tại hội nghị đã nêu ra 10 nội dung trọng tâm cần góp ý, với 32 đề mục trong 16 chương của Dự thảo Luật, qua đó đã có 17 lượt ý kiến đóng góp của người dân với 28 nội dung, xoay quanh vào các vấn đề: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Thu hồi đất, trưng dụng đất; Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Phát triển quỹ đất; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; tài chính về đất đai, giá đất và một số nội dung quan trong khác trong dự thảo Luật.

Trên cơ sở các báo cáo và ý kiến gửi đến, Cơ quan được giao tổng hợp kết quả lấy ý kiến Nhân dân đã tiến hành tổng hợp các ý kiến một cách trung thực, đầy đủ và khách quan. Theo kết quả tổng hợp, để góp ý cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), cơ quan, tổ chức trực thuộc đã tổ chức 6 cuộc hội nghị, hội thảo; đã nhận được 17 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân; cụ thể như sau:

Chương I. Quy định chung: Các ý kiến tham gia đều nhất trí

Chương II. Mục 1, mục 2: Có 02 lượt ý kiến góp ý.

Chương III. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất: Có 01 lượt ý kiến.

Chương IV. Mục 1: Có 01 lượt ý kiến góp ý.

Chương V.  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Có 01 lượt ý kiến góp ý.

Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất: Có 03 lượt ý kiến góp ý.

Chương VII. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất: Có 04 lượt ý kiến góp ý.

Chương IX. Mục 1 Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất : Có 01 lượt ý kiến góp ý.

Chương X. Mục 3 - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: Có 01 lượt ý kiến góp ý.

Chương XI. Mục 1 - Tài chính về đất đai: Có 01 lượt ý kiến góp ý.

Chương XIII. Mục 1 - Thời hạn sử dụng đất, Mục 2 - Chế độ sử dụng đất: Có 02 lượt ý kiến góp ý.

6. Đánh giá chung

Các thành phần tham gia Hội nghị khá đông đủ, tuy thời gian từ lúc chuẩn bị đền khi tổ chức Hội nghị không nhiều, tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện cơ bản đã đảm bảo các yêu cầu của Kế hoạch đề ra.

Hội nghị đều thống nhất và đánh giá cao các nội dung Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi).

II. VỀ KỸ THUẬT LẬP PHÁP

1. Về bố cục của dự thảo Luật

- Về bố cục, kết cấu, vị trí của các chương, điều, khoản của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Về cơ bản, bố cục của dự thảo Luật được sắp xếp như Luật Đất đai hiện hành, tăng thêm 02 chương (bổ sung thêm 01 chương quy định về phát triển quỹ đất và tách chương thu hồi đất, trưng dụng đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành 02 chương). Đa số các ý kiến tham gia cho rằng Dự thảo có cấu trúc hợp lý, bố cục chặt chẽ; nội dung quy định cụ thể, chi tiết, sát thực tế, có tính khả thi; văn phong trong sáng, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ để thực hiện.

2. Về kỹ thuật soạn thảo

- Về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi):

Các đại biểu tham gia nhất trí về ngôn ngữ diễn đạt và kỹ thuật xây dựng của các quy định dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cụ thể hóa Cương lĩnh của Đảng và Hiến pháp năm 2013; phù hợp với các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đồng thời, đảm bảo sự kế thừa và phát triển các quy định phù hợp của Luật Đất đai năm 2013.

3. Đánh giá chung

Dự thảo được biên soạn soạn công phu với 16 chương, 236 điều, đã thể chế hóa 10 nhóm chính sách lớn theo Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/06/20222 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về “Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao”; cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013 và đảm bảo  phù hợp, thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam có liên quan.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) có nhiều nội dung, đề xuất mới nhằm nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Các quy hoạch quốc gia và quy hoạch sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực có sử dụng đất được thống nhất, đồng bộ gắn kết chặt chẽ, thúc đẩy lẫn nhau để phát triển.

Việc tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ góp phần hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích Nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

III. TỔNG HỢP GÓP Ý CỤ THỂ ĐỐI VỚI DỰ THẢO LUẬT ĐẤT ĐAI (SỬA ĐỔI)

Qua tổng hợp ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân, những ý kiến góp ý tập trung vào các nội dung cụ thể sau đây:

1. Chương I. Quy định chung: Các ý kiến tham gia đều nhất trí

2. Chương II. Quyền và trách nhiệm của Nhà nước, công dân đối với đất đai

2.1. Mục 1 - Quyền và trách nhiệm của nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai

Điều 16. Trách nhiệm của Nhà nước đối với người sử dụng đất: Cần quy định rõ bồi thường tương đương giá thị trường, hỗ trợ tái định cư tương đương nơi ở cũ.

2.2. Mục 2 - Quản lý nhà nước về đất đai

Điều 14. Quyền của Nhà nước là đại diện chủ sở hữu về đất đai: Phổ biến quy định về cấp giấy tờ sử dụng đất cho người dân cần phải ngắn gọn, súc tích, rõ ràng cho người dân hiểu rõ để thực hiện.

2.3. Mục 3 - Quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất đai: Nhất trí

3. Chương III. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

3.1. Mục 1 - Quy định chung

3.1.1 Điều 30. Nhận quyền sử dụng đất: Cho phép Việt Kiều có quyền sở hữu nhà cửa và đất đai được nhà nước công nhận.

1.1. Mục 2 - Quyền và nghĩa vụ của tổ chức trong nước sử dụng đất: Nhất trí

1.2. Mục 3 - Quyền và nghĩa vụ của cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng đất: Nhất trí

1.3. Mục 4 - Quyền và nghĩa vụ của người việt nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất: Nhất trí

1.4. Mục 5 - Điều kiện thực hiện các quyền của người sử dụng đất: Nhất trí

2. Chương IV. Địa giới hành chính, điều tra cơ bản về đất đai

2.1. Mục 1 - Địa giới hành chính, bản đồ địa chính

Các phường xã cần phải treo các bản đồ dân cư, phân định rõ về các địa điểm quy hoạch để dân biết, dân kiểm tra.

2.2. Mục 2 - Điều tra, đánh giá đất đai: Nhất trí

3. Chương V. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Điều 62. Thời kỳ quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Cần quy hoạch thời gian quy hoạch dài nhất 5 năm đối với cấp thành phố và tỉnh.

4. Chương VI. Thu hồi đất, trưng dụng đất    

Điều 78. Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Cần quy định cụ thể hơn về thẩm quyền, mục đích, phạm vi thu hồi đất, điều kiện, tiêu chí cụ thể thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

Điều 84. Hoàn thiện quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất.

Điều 85. Trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng: Phần thu hồi để đấu giá quyền sử dụng đất nên có thêm phần quy định ưu tiên người bị thu hồi mà đấu giá bằng giá trị ngưới khác đấu.

5. Chương VII. Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất

5.1. Mục 1 - Bồi thường về đất, chi phí đầu tư còn lại vào đất

Điều 107. Bố trí tái định cư cho người có đất ở thu hồi mà phải di chuyển chỗ ở: Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ. Mục này cần nói cụ thể hơn, ở đây chỉ đảm bảo về điều kiện tinh thần, còn vật chất chưa nói.

5.2. Mục 2 - Bồi thường thiệt hại về tài sản, về sản xuất, kinh doanh.

Điều 89. Nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất: Bồi thường phải thỏa đáng, được sự thống nhất của người dân.

7.3. Mục 3 - Hỗ trợ

Điều 104. Hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất: Cần hỗ trợ có chế độ hỗ trợ người dân chuyển đổi ngành nghề khi bị thu hồi đất nông nghiệp.

7.4. Mục 4 - Tái định cư

Điều 109. Chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: Phân lô tái định cư cho người bị thu hồi đất đai, nhà cửa cần phù hợp với mức giá đất đã bị thu hồi

6. Chương VIII. Phát triển quỹ đất: Nhất trí

7. Chương IX. Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

9.1. Mục 1 -  Giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Điều 120. Cho thuê đất: Thực hiện hình thức cho thuê đất trả tiền hàng năm và quy định cụ thể các trường hợp thuê đất trả tiền một lần phù hợp với tính chất, mục đích sử dụng đất đảm bảo nguồn thu ổn định. Quy định điều kiện giao đất, cho thuê đất, hạn sử mức sử dụng đối với các tổ chức tôn giáo phù hợp với quỹ đất hiện có của địa phương; tổ chức tôn giáo sử dụng đất vào mục đích khác phải trả tiền thuê đất cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.

9.2. Mục 2 - Giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất và các trường hợp không đấu giá quyền sử dụng đất

8. Chương X. Đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

10.1. Mục 1 - Hồ sơ địa chính

10.2. Mục 2 - Đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

10.3. Mục 3 - Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Cần đơn giản hóa thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

9. Chương XI. Tài chính về đất đai, giá đất

9.1. Mục 1 - Tài chính về đất đai

Điều 147. Các khoản thu tài chính từ đất đai: Các khoản thu tài chính từ đất đai chỉ đề cập đến khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thu xử phạt vi phạm hành chính về đất đai, tiền bồi thường cho nhằ nước khi gây thiệt hại trong quản lý sử dụng đất, tiền sử dugn đất, tiền thuê đất,... nhưng chưa đề cập đến tiền thu thuế đất.

11.2. Mục 2 - Giá đất

10. Chương XII. Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

11. Chương XIII. Chế độ sử dụng các loại đất

13.1. Mục 1 - Thời hạn sử dụng đất

Điều 166. Đất sử dụng có thời hạn: Đất trong khu vực đất ở gọi là đất phi nông nghiệp thuộc sở hữu của chủ hộ cần cho thời hạn lâu dài để tránh phiền hà khi đến hạn phải đi làm thủ tục (trường hợp đất quá rộng có thể khống chế bao nhiêu diện tích lâu dài, bao nhiêu diện tích có thời hạn) nhất là đất ở các trung tâm dân cư mà không có quy hoạch dự án lâu dài.

13.2. Mục 2 - Chế độ sử dụng đất

Điều 170: Nên quy định rõ thời gian đối với đất ở.

12. Chương XIV. Thủ tục hành chính về đất đai

13. Chương XV. Giám sát; thanh tra, kiểm tra; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

15.1. Mục 1 - Giám sát, theo dõi và đánh giá việc quản lý, sử dụng đất đai

15.2. Mục 2 - Thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo

15.3. Mục 3 - Xử lý vi phạm pháp luật về đất đai

14. Chương XVI. Điều khoản thi hành

15. Các ý kiến về nội dung khác (nếu có)

Cần hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý, sử dụng, đền bù đất nông nghiệp khi thu hồi cần đảm bảo công bằng về hạn mức đền bù, thực tế trong những năm qua việc đền bù đất nông nghiệp quá thấp. Nhà nước thu hồi đất nên đền bù bằng hoặc hơn nơi ở mà người dân giao đất, tránh tình trạng thiệt thòi với đối tượng bị thu hồi đất, ưu tiên cho các trường hợp giao đất trước thời hạn.

 

Nguồn: HĐND phường Phường Đúc
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 520.891
Truy cập hiện tại 41