NGHỊ QUYẾT Về quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn phường Phường Đúc
Ngày cập nhật 09/07/2024

NGHỊ QUYẾT

Về quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở

trên địa bàn phường Phường Đúc

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN PHƯỜNG PHƯỜNG ĐÚC KHÓA IX,

KỲ HỌP LẦN THỨ 8

 

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở ngày 10 tháng 11 năm 2022;

Căn cứ Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 346/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở;

Xét Tờ trình số       /TTr-UBND ngày     tháng     năm 2024 của Ủy ban nhân dân phường; Báo cáo thẩm tra của Ban Pháp chế HĐND phường và ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân phường tại kỳ họp.

 

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành và thông qua các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn phường gồm:

1. Về nguyên tắc bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở:

 a. Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo, quản lý của chính quyền; vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, phù hợp thống nhất các quy định của pháp luật về nguyên tắc, quy định, cách thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

b. Bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải thường xuyên, liên tục trở thành nền nếp; nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan Nhà nước; nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy những nhân tố mới, nhân tố tích cực và điển hình tiên tiến ở cơ sở, góp phần thực hiện hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của địa phươg. 

c. Các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở phải kịp thời, nghiêm túc, phù hợp với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị; gắn thực hiện dân chủ ở cơ sở với công tác cải cách hành chính, với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

    d. Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Bảo đảm công khai, minh bạch, tăng cường trách nhiệm giải trình trong quá trình thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tôn trọng ý kiến đóng góp của Nhân dân, kịp thời giải quyết kiến nghị, phản ánh của Nhân dân.

    2. Về mục tiêu thực hiện dân chủ ở cơ sở: 

    a. 100% người được giao nhiệm vụ thực thi pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở; Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ soạn thảo quy ước được tham gia tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về xây dựng và thực hiện quy ước. 

    b. 100% cơ quan, đơn vị, tổ dân phố tổ chức thực hiện tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện nghiêm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở; phát huy dân chủ đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, thực hiện công khai minh bạch các nội dung phải công khai theo quy định. 

    c. 100% cơ quan, đơn vị, tổ dân phố phổ biến, triển khai và tổ chức thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện dân chủ ở cơ sở, thực hiện chuyển đổi số trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn. 

    d. 100% cơ quan, đơn vị, ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở; quy ước của tổ dân phố phải được rà soát, sửa đổi, bổ sung theo quy định. Hội đồng nhân dân ban hành nghị quyết quyết định biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

     e. 100% cơ quan, đơn vị, tổ dân phố hỗ trợ, tạo điều kiện để Ban Thanh tra nhân dân, Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và phát huy hiệu quả hoạt động tại cơ sở.

3. Về các biện pháp bảo đảm thực hiện dân chủ ở cơ sở:

a. Bồi dưỡng nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện dân chủ ở cơ sởLàm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức, kỹ năng nghề nghiệp cho cán bộ, công chức, người lao động trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; thường xuyên đổi mới phương pháp, nâng cao chất lượng bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu, thực tiễn tại cơ sở. Thực hiện công tác tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ về thực hiện dân chủ ở cơ sở cho người được giao theo dõi, phụ trách; thành viên Ban Thanh tra nhân dân, thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng; người làm công tác tham mưu, quản lý Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở, người hoạt động không chuyên trách ở cấp phường và tổ dân phố; bồi dưỡng cho Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận, Tổ soạn thảo quy ước về kỹ năng xây dựng quy ước. 

b. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến, giáo dục pháp luật, quyền và nghĩa vụ của công dân, trách nhiệm của chính quyền, của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, của cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở. Xây dựng và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình phổ biến giáo dục pháp luật phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế tại địa phương. Thực hiện đồng bộ các biện pháp phát huy dân chủ ở cơ sở gắn liền với tăng cường pháp chế, bảo đảm kỷ cương xã hội; đổi mới, sáng tạo về hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật đảm bảo thực chất, hiệu quả, tạo sức lan tỏa trong Nhân dân. 

c. Trách nhiệm của người đứng đầu địa phương trong thực hiện dân chủ ở cơ sởPhải công khai, minh bạch, giải quyết những kiến nghị, phản ánh chính đáng của cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân trong phạm vi lãnh đạo, quản lý; phải có trách nhiệm tổ chức để cán bộ, công chức, người lao động và Nhân dân bàn, tham gia ý kiến, đồng thời kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung đã được quyết định trong thực hiện dân chủ ở cơ sở; thực hiện dân chủ đại diện; mở rộng dân chủ trực tiếp; nêu cao tinh thần phục vụ, tôn trọng quyền làm chủ của Nhân dân. Phải lấy mức độ thực hiện dân chủ ở cơ sở là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá xếp loại hằng năm đối địa phương và lãnh đạo quản lý. 

d. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Địa phương đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nền tảng công nghệ số trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh phù hợp với tiến trình xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, xã hội số. Theo chức năng nhiệm vụ địa phương thực hiện xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh, của ngành để phục vụ chuyển đổi số. Từng bước xây dựng, ứng dụng, phát triển nền tảng chuyển đổi số của tỉnh trên các lĩnh vực chính quyền số, kinh tế số, xã hội số và công dân số để người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ, tiện ích thuận lợi, đồng thời tham gia, giám sát việc thực thi chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước. 

e. Thi đua, khen thưởng, biểu dương trong thực hiện dân chủ ở cơ sở. Tổ chức các cuộc vận động, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước; làm tốt công tác phát hiện và kịp thời biểu dương, tôn vinh khen thưởng tập thể, cá nhân gương điển hình tiên tiến trong việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhất là người lao động trực tiếp, người có uy tín ảnh hưởng trong việc phát huy và tổ chức thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở. Phát huy dân chủ phải đi đôi với giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, công khai minh bạch, phòng chống tham nhũng tiêu cực; thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chống quan liêu, gây phiền hà, sách nhiễu Nhân dân; nêu cao tinh thần cảnh giác tích cực tham gia ngăn chặn các tệ nạn xã hội gây mất ổn định an ninh trật tự ở cơ sở; kịp thời phát hiện, phê bình và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân vi phạm các quy định về thực hiện dân chủ ở cơ sở. 

Điều 2. Kinh phí bảo đảm để triển khai thực hiện Nghị quyết được bố trí từ nguồn ngân sách Nhà nước theo quy định phân cấp quản lý ngân sách hiện hành trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của địa phương. Thực hiện xã hội hóa và vận động các nguồn lực hợp pháp để phục vụ cho công tác thực hiện dân chủ ở cơ sở theo quy định.

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Giao UBND phường chỉ đạo triển khai tổ chức thực hiện Nghị quyết này trên địa bàn phường. Giao Thường trực HĐND phường, đại biểu HĐND phường và đề nghị Ban thường trực UBMTTQVN phường tham gia giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết theo quy định.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân phường Khóa IX, Kỳ họp lần thứ 8 thông qua./.

 

TQT
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 779.913
Truy cập hiện tại 95