UBND phường xây dựng Kế hoạch triển khai chương trình ứng dụng công nghệ thông tin và Chuyển đổi số năm 2023 cụ thể như sau:
II. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU CỤ THỂ
1. Các văn bản về ứng dụng công nghệ thông tin tại phường
Trong thời gian qua, phường đã quan tâm đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, trong đó đã ban hành một số các văn bản nhằm thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ thông tin. Đồng thời, lãnh đạo phường đã quan tâm quán triệt đến toàn bộ đội ngũ cán bộ công chức trong cơ quan tăng cường sử dụng các phần mềm dùng chung của Tỉnh, trong đó để đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, lãnh đạo phường đã yêu cầu 100% cán bộ công chức sử dụng mail công vụ để trao đổi, giao dịch trong thực thi công vụ
2. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin
- Hiện nay UBND phường đã bố trí cán bộ phụ trách ứng dụng công nghệ thông tin, các cán bộ, công chức tự tìm hiểu qua các đợt tập huấn để ứng dụng vào nhiệm vụ thực tiễn.
- Về công tác ưu tiên, đãi ngộ cho nhân lực công nghệ thông tin: hiện nay chưa có chế độ ưu tiên, đãi ngộ cho cán bộ công tác trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Về công tác đào tạo, bồi dưỡng về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức: Hàng năm, phường đều cử cán bộ tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về công nghệ thông tin do UBND thành phố và Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức.
3. Về hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin
- 100% máy vi tính tại cơ quan UBND phường được kết nối mạng LAN, mạng WAN và được thông suốt từ tỉnh đến phường để phục vụ cho cán bộ, công chức thực hiện nhiêm vu..
- Bố trí ít nhất 01 máy vi tính để lưu trữ và soạn thảo văn bản mật và trên 70% số lượng máy vi tính được cài đặt chương trình diệt virus có bản quyền Bkav Endpoint 15..
- Nâng cấp, thay thế các máy tính, thiết bị xuống cấp, hư hỏng để từng bước hoàn thiện các trang thiết bị và đáp ứng được mục tiêu ứng dụng công nghệ thông tin theo chỉ đạo của tỉnh (máy vi tính, máy in, máy photocoppy, máy scan, máy đọc mã vạch, thiết bị tra cứu thông tin....).
4. Về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của UBND phường
- Triển khai xây dựng mô hình Chính quyền điện tử cấp xã theo hướng Quyết định số 1784/QĐ-UBND ngày 13/8/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành bộ tiêu chí và phương pháp đánh giá mức độ chính quyền điện tử tại các cấp tại tỉnh Thừa Thiên Huế; phấn đấu nâng cao chỉ số ứng dụng CNTT, chính quyền điện tử trong năm 2023.
- 100% cán bộ lãnh đạo, cán bộ, công chức được cấp hộp thư điện tử công vụ và thường xuyên sử dụng để trao đổi thông tin trong quá trình thực thi công vụ.
- 100% cán bộ, công chức sử dụng có hiệu quả hệ thống phần mềm dùng chung và phần mềm chuyên ngành phục vụ công tác.
- Sử dụng có hiệu quả việc cập nhật văn bản phần mềm theo dõi ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo thành phố; Thực hiện tốt việc cập nhật văn bản đến, văn bản đi và áp dụng chữ ký số trong việc luân chuyển văn bản (trừ văn bản mật) trên môi trường mạng thông qua các phần mềm hồ sơ công việc.
- 100% cán bộ, công chức thường xuyên truy cập, cập nhập dữ liệu và thường xuyên đăng tin bài trên trang thông tin điện tử của phường.
- Đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức áp dụng có hiệu quả công nghệ thông tin tại UBND phường.
5. Về ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Cung cấp đầy đủ thông tin lên Trang thông tin điện tử của phường theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước; đồng thời nâng cấp chức năng tương tác Trang thông tin điện tử theo hướng tiêu chí thông minh.
- Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mực độ 3, mức độ 4; phấn đấu đạt 30% thủ tục hành chính được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3.
- Thực hiện giao dịch điện tử trong thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội.
- 100% TTHC công khai đầy đủ trên Trang thông tin điện tử Phường theo Quyết định công bố của Tỉnh;
100% phản ánh, kiến nghị thuộc thẩm quyền giải quyết được tiếp nhận và xử lý kịp thời, đảm bảo đúng quy định và quy trình. - 100% TTHC được đưa vào tiếp nhận và giải quyết theo cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông (theo quy định).
Tiếp tục duy trì, tối thiểu có 50% TTHC được tiếp nhận và giải quyết theo phương châm “4 tại chỗ” tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại Phường.
- 95% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4, trong đó 20% - 30% TTHC được cung cấp dưới dạng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3. Tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 từ 15 % - 50% trên tổng số hồ sơ.
- Số hóa kết quả hồ sơ giải quyết TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND Phường đạt tỷ lệ 100%. - Thực hiện TTHC không phải cung cấp lại các thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được chấp nhận khi thực hiện thành công TTHC trước đó, mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết TTHC đang quản lý hoặc thông tin, giấy tờ, tài liệu đã được cơ quan nhà nước kết nối, chia sẻ.
- Phối hợp triển khai thành công Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế, thành phố Huế. Nâng cao hiệu quả của việc xây dựng chính quyền điện tử và phát triển dịch vụ đô thị thông minh.
- Phấn đầu từ 80% đến 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết TTHC tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả;
- Phối hợp triển khai để người dân, doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh tiếp cận, đăng ký và chấp nhận điểm thanh toán bằng Hue-S;
- Phấn đấu 100 % TTHC được tiếp nhận thay thế bằng phương thức khai thác, sử dụng thông tin công dân trên thẻ căn cước công dân gắn chíp hoặc trong cơ sở dữ kiệu Quốc gia về dân cư thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khi thực hiện TTHC, cung cấp dịch vụ công.
III. NỘI DUNG KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ CHÍNH QUYỀN SỐ
1. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin
- Đầu tư đồng bộ thiết bị CNTT tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại của Phường, nâng cao năng lực triển khai dịch vụ công trực tuyến trong cơ quan Nhà nước.
- Tăng cường đầu tư hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin để triển khai các ứng dụng CNTT đạt hiệu quả cao.
- Triển khai mạng diện rộng của Tỉnh theo mô hình mạng CPNet kết nối mạng số liệu chuyên dùng của Chính phủ; thiết lập việc truy nhập Internet trong cơ quan nhà nước. Thực hiện công tác quản lý, bảo quản, bảo trì cơ sở hạ tầng CNTT, có cơ chế khắc phục sự cố, đảm bảo khả năng hoạt động liên tục của hệ thống.
- Triển khai và ứng dụng có hiệu quả chữ ký số trong cơ quan Nhà nước.
2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan Nhà nước
- Tiếp tục phối hợp triển khai có hiệu quả Chương trình Chính quyền điện tử thành phố Huế theo nội dung Kế hoạch số 8811/KH-UBND ngày 30/12/2021 của UBND thành phố Huế về triển khai chương trình Chuyển đổi số thành phố Huế đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Thực hiện Quyết định số 12/QĐ-UBND ngày 05/01/2023 của UBND thành phố Huế về việc Ban hành Kế hoạch cải cách hành chính năm 2023 của thành phố Huế với trọng tâm là cải thiện môi trường kinh doanh và chuyển đổi số;
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả hiện đại của Phường; hoàn chỉnh mô hình liên thông trên môi trường mạng.
- Sử dụng thư điện tử công vụ để trao đổi xử lý trong công việc, giao dịch văn bản điện tử và chữ ký số giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước.
- Thực hiện quy định về các hoạt động quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan Nhà nước.
- Tiếp tục sử dụng hiệu quả các phần mềm dùng chung; tăng cường nghiên cứu, học hỏi, ứng dụng các phần mềm phục vụ cho công việc nhằm ứng dụng đẩy mạnh CNTT, nâng cao năng suất lao động, hiện đại hóa công tác chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp
- Tiếp tục ứng dụng CNTT trong mô hình một cửa điện tử tại Bộ phận một cửa của Phường. Hoàn thiện Cổng thông tin điện tử với đầy đủ thông tin về pháp luật, chính sách, quy định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua sắm, thông tin hoạt động của các cơ quan theo quy định của nhà nước. Đảm bảo thông tin trao đổi, giao dịch giữa các cơ quan nhà nước được lưu chuyển trên mạng, giảm thiểu việc sử dụng văn bản giấy. Người dân và doanh nghiệp có khả năng tìm kiếm thông tin liên quan đến hoạt động của các cơ quan hành chính một cách nhanh chóng dễ dàng. Cổng thông tin điện tử phải cung cấp 4 các thông tin phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính: có đầy đủ thông tin về quy trình, thời gian và lệ phí thực hiện dịch vụ; tải các mẫu đơn, hồ sơ trên mạng.
- Tăng cường ứng dụng CNTT trong tiếp nhận, xử lý hồ sơ, thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng xử lý và trao đổi trên môi trường mạng.
- Ứng dụng có hiệu quả hệ thống khảo sát, đánh giá trực tuyến về mức độ hài lòng của công dân, doanh nghiệp.
- Khuyến khích tạo cơ chế thuận lợi để các doanh nghiệp tăng cường đầu tư cho lĩnh vực ứng dụng CNTT, khoa học công nghệ tại địa phương.
- Tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ cập tin học, nâng cao nhận thức, năng lực và hỗ trợ người dân, doanh nghiệp sử dụng có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến và ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính.
4. Phát triển nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin
- Tăng cường nâng cao nhận thức và bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức của UBND phường; tập huấn nghiệp vụ an toàn an ninh thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT tại cơ quan; khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ, công chứctham gia các các lớp bồi dưỡng về kiến thức tin học, nâng cao kỹ năng ứng dụng CNTT nhằm phát huy sáng tạo, thực hành tiết kiệm, cải tiến trong xử lý công việc.
- Đào tạo, nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ phụ trách CNTT trong cơ quan Nhà nước, tập trung nhiều vào kiến thức an toàn thông tin và vận hành hệ thống mạng.
- Phối hợp tổ chức hoạt động có hiệu quả Kế hoạch của Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Huế.
- Triển khai các chính sách ưu đãi thích hợp (nếu có quy định) cho cán bộ, công chức phụ trách về công nghệ thông tin nhằm duy trì và thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.
5. Công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin
- Tăng cường quán triệt Luật An ninh mạng; các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh thông tin cho hệ thống thông tin UBND Phường. 100% các máy tính sử dụng phần mềm diệt virus có bản quyền, máy tính có tường lửa để tránh những phần mềm độc hại.
- Xây dựng và triển khai các quy định nội bộ của cơ quan về công tác đảm bảo an toàn thông tin khi ứng dụng CNTT trong cơ quan Nhà nước.
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức về nguy cơ, sự cố, tấn công mạng.
- Tăng cường phối hợp giữa các lực lượng công an, quân đội, thông tin và truyền thông để sẵn sàng, chủ động phòng ngừa và xử lý các tình huống về an toàn, an ninh thông tin.
- Đăng ký cán bộ, công chức phụ trách về Công nghệ thông tin tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực quản lý về an toàn thông tin mạng cũng như ứng dụng CNTT.
IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân và doanh nghiệp
- Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cán bộ, nhân dân về vai trò, tầm quan trọng của CNTT đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội quốc phòng, an ninh tại địa phương. Chú trọng tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về dịch công trực tuyến, tăng tỉ lệ tiếp nhận và giải quyết hồ sơ trực tuyến mức độ 3, 4.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh FM về các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin.
- Đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu trong việc ứng dụng và phát triển CNTT. Mỗi cán bộ, công chức cần gương mẫu, đi đầutrong việc ứngdụng CNTT. Gắn việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị với việc ứng dụng tích cực CNTT trong chỉ đạo, điều hành, chuyên môn nghiệp vụ.
2. Triển khai ứng dụng CNTT, hoàn thiện Chính quyền điện tử
- Tiếp tục đẩy mạnh sử dụng dịch vụ công tích hợp một cửa điện tử thành phố và các nội dung liên quan theo quy định tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC;
- Tăng cường tiếp nhận, xử lý hồ sơ trên môi trường mạng, đơn giản hóa hồ sơ, giấy tờ giải quyết TTHC của người dân, doanh nghiệp; tăng số lượng hồ sơ được xử lý trực tuyến đối với các dịch vụ công đã được cung cấp trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
- Đẩy mạnh ứng dụng CNTT tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC; sử dụng hiệu quả Cổng dịch vụ công trực tuyến tích hợp một cửa điện tử Tỉnh để cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phù hợp với nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp nhằm tăng số lượng hồ sơ tiếp nhận, xử lý qua mạng;
- Tiếp tục triển khai kỹ thuật ký số đáp ứng yêu cầu theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2020 của Chính phủ về Công tác Văn thư, tăng cường phát hành văn bản sử dụng chữ ký số, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan qua môi trường điện tử;
- Tiếp tục nâng cấp Cổng thông tin điện tử; cung cấp thông tin chính thống, tập trung cho người dân về công dân, du lịch, giáo dục, đất đai, quy hoạch, số liệu kinh tế -xã hội,...
- Tiếp tục khai thác, sử dụng có hiệu quả hệ thống các cơ sở dữ liệu của quốc gia và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành trong giải quyết công việc, nâng cao hiệu quả quản lý hồ sơ.
3. Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp
- Chủ động theo sát quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào đơn vị mình. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp để thực hiện tốt việc triển khai các hệ thống thông tin và các dịch vụ hành chính công. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin gắn liền với việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính.
- Giám sát tình hình ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan; gắn ứng dụng công nghệ thông tin với chỉ tiêu thi đua, khen thưởng của đơn vị.