Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cơ quan, đơn vị liên quan về đồ án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065
Ngày cập nhật 08/03/2023

Ngày 06/3/2023 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kế hoạch 77/KH-UBND về Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cơ quan, đơn vị liên quanvề đồ án Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065

link góp ý: https://sxd.thuathienhue.gov.vn/?gd=5&cn=217&tc=2069

(Có các file kèm theo phía bên dưới)

Trên cơ sở Kế hoạch số 438/KH-UBND về Tổ chức lập đồ án Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 ngày 22/11/2022, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cơ quan, đơn vị liên quan về đồ án Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 gồm các nội dung như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Việc Tổ chức lấy ý kiến về cộng đồng dân cư và các cơ quan, đơn vị liên quan về đồ án “Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065“ nhằm các mục đích sau:

- Phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân để hoàn thiện Báo cáo “Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065“, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật, đáp ứng được yêu cầu phát triển của tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời kỳ mới.

- Tạo sự thống nhất và đồng thuận của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị.

- Nâng cao nhận thức, ý thức tuân thủ pháp luật, trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc hoàn thiện chính sách, thể chế về quy hoạch đô thị.

2. Yêu cầu

- Việc Tổ chức lấy ý kiến phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất; tổ chức lấy ý kiến với các hình thức thích hợp, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, tạo điều kiện thuận lợi để Cộng đồng dân cư tham gia góp ý.

- Các đơn vị hành chính địa phương từ cấp huyện (06 huyện, 02 thị xã, 01 thành phố) đến cấp xã (95 xã, 39 phường, 07 thị trấn) có trách nhiệm tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến đóng góp; việc tổ chức lấy ý kiến Cộng đồng dân cư phải bảo đảm sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng; sự chỉ đạo, tổ chức thực hiện chặt chẽ của các cấp chính quyền; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức.

- Nội dung lấy ý kiến phải toàn diện và có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào một số nội dung, chính sách lớn, các vấn đề của quy hoạch có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, doanh nghiệp được dư luận quan tâm.

- Ý kiến đóng góp phải được tập hợp, tổng hợp đầy đủ, chính xác, khách quan, kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, tiếp thu, giải trình nghiêm túc để hoàn thiện báo cáo “Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065“.

- Các cơ quan thông tin đại chúng có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia góp ý kiến; phản ánh trung thực, kịp thời ý kiến tham gia của nhân dân; kiên quyết đấu tranh với các hoạt động vi phạm pháp luật, lợi dụng chống phá, xuyên tạc chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH (Phụ lục kèm theo):

1. Phạm vi lấy ý kiến: Toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, bao gồm: 9 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); 141 đơn vị hành chính cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn).

2. Thành phần lấy ý kiến:

- Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp;

- Các cơ quan nhà nước ở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức chính trị - xã hội thành viên của Mặt trận, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội;

- Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác;

- Các tầng lớp nhân dân.

3. Nội dung lấy ý kiến:

Lấy ý kiến về một số vấn đề trọng tâm của dự thảo đồ án Quy hoạch, gồm: (1) Cơ cấu phát triển đô thị; (2) Định hướng phát triển không gian toàn đô thị; (3) Định hướng phát triển giao thông toàn đô thị; (4) Định hướng hạ tầng kỹ thuật; Các nội dung liên quan khác theo quy định.

4. Hình thức lấy ý kiến:

- Góp ý trực tiếp tại phiếu lấy ý kiến và nộp tại trụ sở UBND cấp huyện và cấp phường xã (Hồ sơ Quy hoạch được niêm yết tại địa phương);

- Thảo luận tại các hội nghị, hội thảo theo khu vực và theo địa giới hành chính các cấp do cơ quan có trách nhiệm tổ chức;

- Thông qua Cổng thông tin điện tử của Sở Xây dựng, UBND cấp huyện, thị xã, thành phố, các phương tiện thông tin đại chúng, các hình thức ứng dụng công nghệ thông tin, các hình thức phù hợp khác.

5. Thời gian lấy ý kiến:

Thời gian Tổ chức lấy ý kiến cộng đồng dân cư và các cơ quan, đơn vị liên quan về đồ án “Quy hoạch chung Đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065“ bắt đầu từ ngày 10 tháng 03 năm 2023 và kết thúc vào ngày 10 tháng 04 năm 2023.

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH “TỔ CHỨC LẤY Ý KIẾN CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ VÀ CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ LIÊN QUAN VỀ ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2045, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2065”

STT

Hạng mục công việc

Nội dung công việc /quy cách

Cơ quan phụ trách chính

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

Tài liệu, nội dung xin ý kiến

 

VIUP

SXD, UBND cấp huyện

trước 10/3/2023

1

Bản vẽ

 

VIUP

 

 

1.1

Bản vẽ khổ lớn

- Sơ đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị

- Sơ đồ định hướng giao thông toàn đô thị

 

 

 

 

1.2

Bản vẽ theo quy định của Thông tư số  04/2022/BXD

 

 

 

 

2

Thuyết minh

 

VIUP

 

 

2.1

Thuyết minh xin ý kiến cộng đồng dân cư

 

 

 

 

2.2

Slide tóm tắt các nội dung chính

 

 

 

 

3

Phiếu lấy ý kiến

 

SXD

 

 

3.1

Mẫu phiếu lấy ý kiến

 

 

 

 

3.2

Mẫu biên bản tổng hợp ý kiến cộng đồng dân cư

 

 

 

 

II

Kế hoạch công việc

 

 

 

 

1

Công bố tại cổng thông tin địện tử

Tài liệu điện tử

SXD, Cổng TT

UBND cấp huyện

10/3-10/4/2023

1.1

Báo cáo của SXD trình kế hoạch

Phòng QH dự thảo

SXD

 

Trước 02/3/2023

1.2

Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh

VP UBND dự thảo

UBND tỉnh

 

03/3/2023

1.3

Tài liệu niêm yết

Tài liệu điện tử (mục I)

VIUP

SXD, VP UBND tỉnh

Trước 10/3/2023

2

Niêm yết tại các địa phương

UBND cấp xã, phường

 

 

10/3-10/4/2023

2.1

Công văn chỉ đạo của UBND cấp huyện

 

UBND cấp huyện

UBND các xã/ phường

Trước 07/3/2023

2.2

Hồ sơ niêm yết (bản vẽ khổ lớn; thuyết minh kèm bản vẽ thu nhỏ) tại trụ sở UBND cấp huyện và cấp phường xã

 

VIUP chuẩn bị nội dung

SXD inbàn giao (UBND cấp huyện tiếp nhận hồ sơ bàn giao các xã)

10/3/2023

2.3

Phiếu lấy ý kiến (I.3.1)

A4, 10 bộ/ địa phương

SXD dự thảo mẫu

10/3/2023

3

Lấy ý kiến các Sở ngành, đơn vị

 

 

 

 

3.1

Công văn lấy ý kiến

 

SXD

Các Sở ngành

15/3/2023

3.2

Công văn các Sở ngành góp ý

 

Các Sở ngành

 

30/3/3023

3.3

Công văn giải trình, tiếp thu ý kiến

 

SXD

VIUP

15/3/2023

4

Hội nghị lấy ý kiến cán bộ chủ chốt các địa phương

 

 

 

15-22/3/2023

3.1

Lập kế hoạch hội nghị

Công văn chỉ đạo của UB tỉnh

SXD tham mưu

 

 

3.2

Chuẩn bị địa điểm

- Bố trí hội trường, trang trí, tuyên truyền

SXD

VP UBND tỉnh

 

3.3

Giấy mời Lãnh đạo UBND huyện, Lãnh đạo UBND xã / phường: 9 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); 141 đơn vị hành chính cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn) + cơ quan báo chí

- Khoảng 170-180 cán bộ cấp huyện, xã, phường;
- Khoảng
10 cán bộ SXD, VP UBND tỉnh:
- Khoảng
10 cán bộ cơ quan báo chí

UBND tỉnh

SXD dự thảo
VP UBND tỉnh

 

3.4

Slide báo cáo

 

VIUP chuẩn bị

SXD

 

3.5

Pano quy hoạch (mục I.1.1)

Niêm yết tại hội trường

SXD

VIUP

 

3.6

Tài liệu hội nghị (mục I.2)

200 bộ

VIUP và SXD

 

 

3.7

Phiếu góp ý trực tiếp tại hội nghị

200 phiếu

SXD

VIUP tổng hợp

 

4

Tổng hợp ý kiến góp ý tại hội nghị và cộng đồng dân cư

 

 

 

10/4/2023

4.1

UBND các cấp tổng hợp tại địa phương

 

UBND cấp huyện

 

10/4/2023

4.2

Báo cáo tổng hợp

 

SXD

 

10/4/2023

4.3

VB tổng hợp giải trình ý kiến dân cư

 

VIUP

 

10/04/2023.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

--------------------------------

Thừa Thiên Huế, ngày    tháng     năm 2022

 

PHIẾU Ý KIẾN

Cơ quan tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư đối với

Nhiệm vụ Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2070 (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương)

 

I. MỤC TIÊU- Ý NGHĨA:

 “Phiếu ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ quy hoạch” được xây dựng với mục đích nhằm: hoàn thiện nhiệm vụ quy hoạch theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị.

Trên cơ sở các ý kiến góp ý, chúng tôi sẽ tổng hợp, phân tích, lựa chọn các nội dung để bổ sung, hoặc hiệu chỉnh nhằm hoàn chỉnh Nhiệm vụ quy hoạch, đáp ứng yêu cầu phát triển chung, đồng thời đảm bảo đúng các quy định hiện hành.

ii. nỘI DUNG CHÍNH NHIỆM VỤ QUY HOẠCH:

1. Sự cần thiết lập quy hoạch

Để tạo nền tảng pháp lý cũng như cơ sở khoa học cho việc xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế với tầm nhìn tương lai trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, cần có một đồ án quy hoạch chung xây dựng lập mới, nghiên cứu trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế, có thời hạn 25 năm và tầm nhìn cho 25 năm tiếp theo, đúng với quy định của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014. Đồ án này sẽ nghiên cứu mô hình phát triển không gian đô thị - nông thôn, hoạch định các chiến lược phát triển không gian, phân bổ tài nguyên đất đai cho cách lĩnh vực kinh tế… trên cơ sở định hướng toàn bộ phạm vi hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế như một thành phố, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 54-NQ/TW về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Do đó việc lập Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2070 (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương) là cần thiết và cấp bách.

2. Tên đồ án

Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2070 (theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương).

3. Phạm vi, quy mô nghiên cứu

Phạm vi lập Quy hoạch chung bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 494.710,95 ha; có vị trí địa lý được xác định như sau:

  • Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài khoảng 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đắkrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
  • Phía Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài khoảng 55,82 km.
  • Phía Tây, ranh giới tỉnh cũng là biên giới quốc gia kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước CHDCND Lào) dài khoảng 87,97 km.
  • Phía Đông tiếp giáp với Biển Đông theo đường bờ biển dài khoảng 120km.

Phần đất liền Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất khoảng 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng  Đông Bắc - Tây Nam. Nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

b) Quy mô lập quy hoạch

Bao gồm toàn bộ ranh giới đất liền và biển của tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích khoảng 494.710,95 ha.

4. Thời hạn lập quy hoạch:

- Ngắn hạn đến năm 2030;

- Dài hạn đến năm 2045;

- Tầm nhìn đến năm 2070.

5. Mục tiêu, tính chất lập quy hoạch đô thị:

a) Mục tiêu tổng quát:

- Phấn đấu đến năm 2025, Thừa Thiên Huế là đô thị trung tâm của khu vực miền Trung, một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của cả nước về văn hóa, du lịch, khoa học công nghệ, y tế chuyên sâu, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

- Phấn đấu đến năm 2030, Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đô thị cấp quốc gia, khu vực và quốc tế, một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, y tế đào tạo lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á; có quốc phòng an ninh được tăng cường, chính trị xã hội ổn định, đời sống nhân dân được cải thiện.

- Phấn đấu đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á;

b) Mục tiêu cụ thể:

- Quy hoạch chung được phê duyệt là cơ sở pháp lý để triển khai công tác đầu tư xây dựng đô thị đồng bộ; lập đề án nâng cấp, phân loại đô thị đưa toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2025.

- Hoàn thiện hệ thống hạ tầng khung làm động lực phát triển đô thị.

- Nâng cao chất lượng đô thị, đáp ứng tiêu chí về phân loại đô thị theo quy định.

- Bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa.

 

b) Tính chất

- Là đô thị loại I trực thuộc Trung ương;

- Là cực tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ với thế mạnh động lực của kinh tế biển, kinh tế du lịch và kinh tế sinh thái;

- Là đô thị bảo tồn phát huy giá trị di sản tầm vóc quốc gia và quốc tế.

6. Dự báo quy mô

a) Tổ chức không gian hành chính lãnh thổ 

Không gian hành chính đô thị Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2030-2045) được đề xuất dự kiến như sau:

- Thành phố Huế sẽ trở thành thành phố thuộc thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc Trung ương (hoặc chia thành phố Huế thành 02-03 đơn vị hành chính đô thị: Quận/thành phố/thị xã).

- Thị xã Hương Trà được nâng cấp thành quận Hương Trà. 

- Thị xã Hương Thủy được nâng cấp thành quận Hương Thủy.

- Huyện Phong Điền trở thành thị xã Phong Điền.

- Huyện Phú Lộc được nâng cấp thành thành phố hoặc thị xã Chân Mây.

- Huyện Quảng Điền trở thành thị xã Quảng Điền (trước hoặc sau năm 2045 tùy vào nguồn lực thực tế).

- Huyện Phú Vang được nâng cấp thành Thị xã Phú Vang (trước hoặc sau năm 2045 tùy vào nguồn lực thực tế).

- Huyện A Lưới, Nam Đông là đơn vị hành chính nông thôn.

b) Quy mô dân số:

- Dân số đến năm 2030 khoảng : 1.385.000 –  1.425.000 người;

- Dân số đến năm 2045 khoảng : 1.644.000 –  1.697.000 người;

Trong đó, khu vực đô thị tập trung:

- Dân số đến năm 2030 khoảng : 891.000 –  906.000 người;

- Dân số đến năm 2045 khoảng : 1.057.000 –  1.083.000 người

c) Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu: Các tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật áp dụng vào phát triển đô thị và các khu chức năng khác về nguyên tắc dựa trên các tiêu chuẩn đô thị loại I đến loại V và khu vực nông thôn.  

Các chỉ tiêu sử dụng đất và chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cụ thể sẽ xác định trong giai đoạn nghiên cứu đồ án quy hoạch chung tương ứng với từng đô thị.

7. Yêu cầu về hồ sơ sản phẩm

Thành phần hồ sơ và nội dung đồ án thực hiện theo: Luật Quy hoạch (năm 2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (năm 2018); Luật Quy hoạch đô thị (năm 2009); Luật Xây dựng (năm 2014 và sửa đổi, bổ sung năm 2020); Luật Kiến trúc (năm 2019); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015 và sửa đổi bổ sung năm 2019); Nghị định 37/2010/NĐ-CP ngày 7/4/2010 của Chính phủ về Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về Quy hoạch xây dựng và các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng hiện hành; Nghị định số 72/2019/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Chính phủ về Sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị và Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06 tháng 5 năm 2015 quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

 

iii. HƯỚNG DẪN GÓP Ý KIẾN

Bản câu hỏi gồm 03 phần chính:

A. Thông tin về cơ quan, tổ chức, cá nhân đóng góp ý kiến;

B.Ý kiến góp ý;

C. Ý kiến khác.

1. Các câu hỏi chủ yếu ở dưới dạng lựa chọn câu trả lời đánh giá: "Có hoặc Không” (đánh dấu X hoặc V vào những ô trống ); và ý kiến bổ sung tại dòng kẻ cho sẵn ______________________________.

2. Nếu câu trả lời của quý vị dài hơn không gian cho sẵn của phiếu, xin vui lòng sử dụng các khoảng trống bên cạnh hoặc viết thêm ra giấy trắng (áp dụng với bản góp ý viết tay).

3. Phiếu xin ý kiến được thu nhận trực tiếp hoặc qua email tại các địa điểm sau:

a) Trụ sở Văn phòng UBND thành phố Huế:

- Địa chỉ: 24 Tố Hữu, Thành phố Huế;

- Điện thoại: 0234. 3822550. Email: thanhpho@thuathienhue.gov.vn

b) Trụ sở Văn phòng UBND thị xã Hương Thủy:

- Địa chỉ: Số 749 – Nguyễn Tất Thành, phường Thủy Châu, thị xã Hương Thủy.

- Điện thoại: 0543.861928. Email: huongthuy@thuathienhue.gov.vn

c) Trụ sở Văn phòng UBND thị xã Hương Trà:

- Địa chỉ: Phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà.

- Điện thoại: 0234.3557220. Email: huongtra@thuathienhue.gov.vn

d) Trụ sở Văn phòng UBND huyện Phú Lộc:

- Địa chỉ: 116 Lý Thánh Tông, thị trấn Phú Lộc, huyện Phú Lộc.

Điện thoại: 0234.3871.271. Email: website.phuloc@thuathienhue.gov.vn

đ) Trụ sở Văn phòng UBND huyện Phú Vang:

- Địa chỉ: Thị trấn Phú Đa, huyện Phú Vang.

- Điện thoại: 0234.3850125. Email: phuvang@thuathienhue.gov.vn

e) Trụ sở Văn phòng UBND huyện Phong Điền:

- Địa chỉ: Số 31 đường Phò Trạch, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền.

- Điện thoại: 0234.3551221. Email: phongdien@thuathienhue.gov.vn

f) Trụ sở Văn phòng UBND huyện Quảng Điền:

- Địa chỉ: Thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền.

- Điện thoại: 0234.3554260. Email: quangdien@thuathienhue.gov.vn

g) Trụ sở Văn phòng UBND huyện Nam Đông:

- Địa chỉ: Thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông.

- Điện thoại: 0234.3875327. Email: namdong@thuathienhue.gov.vn

h) Trụ sở Văn phòng UBND huyện A Lưới:

- Địa chỉ: 195 Hồ Chí Minh, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới.

- Điện thoại: 02343.878258. Email: aluoi@thuathienhue.gov.vn

i) Trụ sở Văn phòng Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế:

- Địa chỉ: Khu hành chính tập trung tỉnh Thừa Thiên Huế, đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Huế.

- Điện thoại: 0234.3822120. Email: sxd@thuathienhue.gov.vn

 

Trân trọng cảm ơn ý kiến góp ý và sự hợp tác của quý vị!

 

A. THÔNG TIN VỀ CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐÓNG GÓP Ý KIẾN

Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………… Fax:………….………….       Email: ……………………………..

B. Ý KIẾN ĐÓNG GÓP CHO ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

Quý vị có đồng thuận với nội dung Nhiệm vụ Quy hoạch chung xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2070 đề ra.

1. Phạm vi và quy mô lập, thời hạn quy hoạch:                      Có                Không

Ý kiến bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………

……….……………………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

……………………….……………………………………………………………………………

……………………………….……………………………………………………………………

……………………………………….……………………………………………………………

2. Tính chất và mục tiêu quy hoạch:                                     Có                 Không

Ý kiến bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………

……….……………………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

3. Các dự báo sơ bộ về quy mô đô thị và dân số:                   Có               Không

Ý kiến bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………

……….……………………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

……………………….……………………………………………………………………………

……………………………….……………………………………………………………………

……………………………………….……………………………………………………………

3. Các yêu cầu về nội dung chính cần nghiên cứu:                  Có               Không

Ý kiến bổ sung:

……………………………………………………………………………………………………

……….……………………………………………………………………………………………

……………….……………………………………………………………………………………

……………………….……………………………………………………………………………

……………………………….……………………………………………………………………

C. Ý KIẾN KHÁC

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………

 

                                                                                    CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

                                                                                                (Ký tên, đóng dấu)

Lưu ý:

+ Hồ sơ đầy đủ Thuyết minh nhiệm vụ (ngoài phần tóm tắt nêu ở trên) được niêm yết công khai tại trụ sở VP Sở Xây dựng, UBND thành phố Huế, các huyện và thị xã để người dân thuận tiện tra cứu, theo dõi. Ngoài ra, Thuyết minh Nhiệm vụ được đăng tải trực tuyến tại địa chỉ trang web của Sở Xây dựng (https://sxd.thuathienhue.gov.vn/).

+ Phiếu hợp lệ là phiếu có điền đầy đủ thông tin cá nhân (tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc; mỗi câu hỏi chỉ lựa chọn có hoặc không; có ký tên đối với cá nhân hoặc ký tên và đóng dấu đối với tổ chức theo quy định).

  

 

 

 

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

 

 

NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN

 

LẬP QUY HOẠCH CHUNG

ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2045,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2065

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu trình Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

 

 

1/2022

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Huế, ngày    tháng     năm

 

 

 

 

 

 

NHIỆM VỤ VÀ DỰ TOÁN

 

LẬP QUY HOẠCH CHUNG

ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2045,

TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2065

 

 

 

CẤP PHÊ DUYỆT

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

 

 

 

 

 

 

 

 

CƠ QUAN THẨM ĐỊNH

BỘ XÂY DỰNG

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CƠ QUAN TRÌNH DUYỆT

UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

ĐƠN VỊ TƯ VẤN

CÔNG TY CỔ PHẦN QUY HOẠCH HÀ NỘI

 

 

 

 

MỤC LỤC

1.    PHẦN MỞ ĐẦU.. 4

1.1.     Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch. 4

1.2.     Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch. 5

1.3.     Phạm vi quy hoạch. 7

1.4.     Thời hạn quy hoạch. 8

1.5.     Quan điểm phát triển. 8

1.6.     Mục tiêu quy hoạch. 8

1.7.     Tính chất chức năng. 9

2.    SƠ BỘ VỀ BỐI CẢNH VÀ HIỆN TRẠNG.. 10

2.1.     Bối cảnh. 10

2.2.     Bối cảnh các quy hoạch, chính sách liên quan. 12

2.3.     Điều kiện tự nhiên. 20

2.4.     Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 31

2.5.     Hiện trạng dân số. 51

2.6.     Hiện trạng sử dụng đất 52

2.7.     Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật 54

2.8.     Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang. 66

2.9.     Nghĩa trang. 67

2.10.   Hiện trạng hạ tầng xã hội 67

3.    ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH.. 78

3.1.     Về quy hoạch, đô thị 78

3.2.     Về đầu tư xây dựng. 79

3.3.     Về quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường. 80

3.4.     Kết quả đạt được. 82

3.5.     Tồn tại, hạn chế. 83

4.    DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT   84

4.1.     Dự kiến không gian hành chính đô thị Thừa Thiên Huế. 84

4.2.     Sơ bộ dự báo quy mô toàn đô thị 86

4.3.     Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính. 88

5.    YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH.. 91

5.1.     Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng. 91

5.2.     Dự báo phát triển đô thị 93

5.3.     Định hướng phát triển không gian. 94

5.4.     Quy hoạch sử dụng đất đai 96

5.5.     Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội 97

5.6.     Định hướng xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật 97

5.7.     Các chương trình dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện. 100

5.8.     Lập quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch. 100

6.    HỒ SƠ VÀ SẢN PHẨM... 101

6.1.     Phần bản vẽ. 101

6.2.     Phần văn bản. 102

7.    TỔ CHỨC THỰC HIỆN.. 103

7.1.     Thời gian thực hiện. 103

7.2.     Phân công trách nhiệm thực hiện. 103

8.    DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH.. 104

9.    KẾT LUẬN.. 107

PHỤ LỤC 1: VĂN BẢN PHÁP LÝ.. 108

PHỤ LỤC 2: CÁC YÊU CẦU VỀ DỮ LIỆU PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH.. 109

PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ QUY HOẠCH NGÀNH LĨNH VỰC LIÊN QUAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ.. 113

PHỤ LỤC 7: BẢN VẼ NHIỆM VỤ.. 134

 

1.PHẦN MỞ ĐẦU

1.1.Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch

Thừa Thiên Huế là tỉnh nằm trong Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung; là cửa ngõ của tuyến hành lang thương mại Xuyên Á Đông – Tây, kết nối Myanmar, Thái Lan, Lào, Việt Nam. Trên lãnh thổ Việt Nam, hành lang này nằm trên địa phận hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, qua cửa khẩu Lao Bảo đến cảng Chân Mây. Với khoảng 86 km đường biên giới với CHDCND Lào, các cửa khẩu La Lay, Hồng Vân – Cu Tai, A Đớt – Ta Vàng, Lao Bảo - Dansavan mở thông với các tỉnh Savanakhet, Salavan, Sekong (Lào) cùng tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia sẽ mang lại cho Thừa Thiên Huế nhiều lợi thế, nhất là khi sự thông thương giữa các nước Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) ngày cảng trở nên năng động hơn.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông chính Bắc - Nam, có cảng biển nước sâu Chân Mây, cảng Thuận An, sân bay Phú Bài, Quốc lộ 1A, trục cao tốc Bắc Nam, tuyến đường sắt xuyên Việt, kề cận đường hàng hải nội địa và quốc tế, bờ biển dài trên 128 km đã tạo cho tỉnh những lợi thế về kinh tế biển, các lợi thế về sự liên thông giữa hệ thống cửa khẩu với cảng biển nước sâu trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, mở rộng giao lưu kinh tế với các địa phương trong nước và nước ngoài.

Thừa Thiên Huế cùng với hệ thống di sản khu vực miền Trung, ASEAN và Đông Á hình thành nên những tuyến văn hóa du lịch xuyên quốc gia. Đồng thời hành lang kinh tế ven biển miền Trung kết nối các hoạt động kinh tế và du lịch các đô thị ven biển của tỉnh Thừa Thiên Huế với các đô thị khác dọc ven biển miền Trung và cả nước, tạo đà để Thừa Thiên Huế phát triển trở thành trung tâm văn hóa, du lịch lớn trên hành lang giao lưu văn hóa Đông Tây, Bắc Nam và khu vực Đông Nam Châu Á.

Trong những năm qua tỉnh Thừa Thiên Huế đã tham gia thực hiện các chiến lược phát triển chung của quốc gia cũng như các định hướng phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Miền Trung, khẳng định được vị thế, vai trò là cực phát triển quan trọng của quốc gia và vùng.

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết 54-NQ/TW về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; với mục tiêu:

  • Đến năm 2025, Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
  • Đến năm 2030, Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.
  • Đến năm 2045, Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

Ngày 27/5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 83-NQ/CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW về Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó đề ra các nhiệm vụ trong nhóm giải pháp cơ chế chính sách gồm:

  • Tổ chức lập quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030,.
  • Điều chỉnh địa giới hành chính để mở rộng thành phố Huế.
  • Xây dựng các tiêu chí phân loại đô thị, mô hình đô thị đối với Thừa Thiên Huế.
  • Xây dựng các tiêu chuẩn của đơn vị hành chính đối với Thừa Thiên Huế.
  • Lập Đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc trung ương trên nền tảng bảo tồn và phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế; cơ chế, chính sách đặc thù đối với Thừa Thiên Huế”.
  • Lập Đề án thành lập thành phố Thừa Thiên Huế trực thuộc trung ương.
  • Xây dựng Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học, công nghệ, giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao. Tăng quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp và xã hội hóa các dịch vụ công.
  • Tăng cường thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng, tập trung đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm. Thực hiện tốt các giải pháp nhằm bảo vệ tài nguyên, môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Phát triển mạnh các thành phần kinh tế để tạo đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, có lợi thế.
  • Nâng cao hiệu quả liên kết phát triển vùng, tiểu vùng; phát triển trung tâm logistics; mở rộng hợp tác và quan hệ đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
  • Tập trung phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; củng cố vị thế là trung tâm văn hóa lớn và đặc sắc của cả nước. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân.
  • Gắn phát triển kinh tế - xã hội với củng cố quốc phòng, an ninh; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Để tạo nền tảng pháp lý cũng như cơ sở khoa học cho việc xây dựng đô thị Thừa Thiên Huế với tầm nhìn tương lai trở thành một đô thị đặc thù trực thuộc Trung ương, cần có một đồ án quy hoạch chung đô thị lập mới, nghiên cứu trên toàn bộ phạm vi lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế, có thời hạn 20 đến 25 năm và tầm nhìn cho 20 đến 25 năm tiếp theo, đúng với quy định của Luật Quy hoạch đô thị. Đồ án này sẽ nghiên cứu mô hình phát triển không gian đô thị - nông thôn, hoạch định các chiến lược phát triển không gian, phân bổ tài nguyên đất đai cho cách lĩnh vực kinh tế… trên cơ sở định hướng toàn bộ phạm vi hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế như một thành phố, theo đúng tinh thần của Nghị quyết 54-NQ/TW.

Do đó việc lập ‘Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065’ là cần thiết và cấp bách.

1.2.Các căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch

1.2.1.Cơ sở pháp lý

  • Luật Quy hoạch (năm 2017), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch (năm 2018); Luật Quy hoạch đô thị (năm 2009); Luật Xây dựng (năm 2014); Luật Kiến trúc (năm 2019); Luật Tổ chức chính quyền địa phương (năm 2015); và các văn bản pháp luật hướng dẫn liên quan;
  • Nghị định 37/2010/NĐ-CP, 7/4/2010, Chính phủ, Lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
  • Thông tư 01/2016/TT-BXD, 1/2/2016, Bộ Xây dựng, Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật;
  • Thông tư 12/2016/TT-BXD, 31/12/2019, Bộ Xây dựng, Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;
  • Thông tư 20/2019/TT-BXD, 31/12/2019, Bộ Xây dựng, Hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị;
  • Quyết định 21/QĐ-TTg, 8/1/2009; 1327/2009/QĐ-TTg, 24/8/2009; 1436/QĐ-TTg, 10/9/2009; và 2190/QĐ-TTg, 24/12/2009, Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt quy hoạch phát triển: giao thông vận tải hàng không, đường bộ, đường sắt, cảng biển Việt Nam giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
  • Nghị quyết 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
  • Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị;
  • Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ,Về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
  • Nghị định 11/2013/NĐ-CP ngày 14/1/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị;
  • Quyết định 445/QĐ-TTg ngày ngày 7/4/2009 của Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt Điều chỉnh định hướng phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050;
  • Nghị quyết 10-NQ/TU ngày 22/10/2019 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế tại Hội nghị lần thứ 17 (Khóa XV) thông qua Đề án XD, PT đô thị Huế đến năm 2030;
  • Quyết định 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009 của Thủ tướng chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Quyết định 123/QĐ-UBND ngày 3/2/2012 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020;
  • Quyết định 649/QĐ-TTg ngày 6/5/2014 của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đồ án Điều chỉnh QHC TP Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
  • Quyết định 3342/QĐ-UBND ngày 27/12/2019 của UBND tỉnh về việc phê duyệt đề án Xây dựng, phát triển đô thị Huế đến năm 2030;
  • Quyết định 731/QĐ-UBND ngày 23 tháng 3 năm 2019 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt Đề cương Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030;
  • Kế hoạch 60/KH-UBND ngày 28/2/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

1.2.2.Hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành

  • Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Quy hoạch xây dựng;
  • Các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng chuyên ngành có liên quan khác.

1.2.3.Các nguồn tài liệu, số liệu, cơ sở bản đồ

  • Niên giám thống kê tỉnh Thừa Thiên Huế 2020;
  • Hồ sơ quy hoạch xây dựng vùng tỉnh;
  • Hồ sơ quy hoạch chung các đô thị trong tỉnh;
  • Bản đồ hiện trạng sử dụng đất (năm 2020) tỉnh và các huyện thị;
  • Bản đồ khảo sát địa hình, và các dữ liệu khác.

1.3.Phạm vi quy hoạch

Phạm vi lập Quy hoạch chung bao gồm toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện gồm 6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 4947 km2; có vị trí địa lý được xác định như sau:

  • Phía Bắc, từ Đông sang Tây, Thừa Thiên Huế trên đường biên dài khoảng 111,671 km tiếp giáp với các huyện Hải Lăng, Đắkrông và Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
  • Phía Nam, tỉnh có biên giới chung với huyện Hiên, tỉnh Quảng Nam dài 56,66km, với huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng dài khoảng 55,82 km.
  • Phía Tây, ranh giới tỉnh cũng là biên giới quốc gia kéo dài từ điểm phía Bắc (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Trị và nước CHDCND Lào) đến điểm phía Nam (ranh giới tỉnh Thừa Thiên Huế với tỉnh Quảng Nam và nước CHDCND Lào) dài khoảng 87,97 km.
  • Phía Đông tiếp giáp với Biển Đông theo đường bờ biển dài khoảng 120km.

Phần đất liền Thừa Thiên Huế kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nơi dài nhất khoảng 120 km (dọc bờ biển), nơi ngắn nhất 44 km (phần phía Tây); mở rộng chiều ngang theo hướng  Đông Bắc - Tây Nam. Nơi rộng nhất dọc tuyến cắt từ xã Quảng Công (Quảng Điền), thị trấn Tứ Hạ (Hương Trà) đến xã Sơn Thủy - Ba Lé (A Lưới) 65km và nơi hẹp nhất là khối đất cực Nam chỉ khoảng 2-3km.

Phần thềm lục địa biển Đông của Thừa Thiên Huế kéo dài tự nhiên từ đất liền đến đường cơ sở rộng 12 hải lý gọi là vùng nội thủy. Chiều rộng vùng nội thủy của thềm lục địa Thừa Thiên Huế được tính theo đường thẳng nối liền điểm A11 (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị) với tọa độ 17010'00'' vĩ Bắc và 107000'26" kinh Đông đến điểm A10 (đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) với tọa độ 15023'01'' vĩ Bắc và 109009'00" kinh Đông. Vùng đặc quyền kinh tế mở rộng đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở.

Trên thềm lục địa biển Đông ở về phía Đông Bắc cách mũi cửa Khém nơi gần nhất khoảng 600m có đảo Sơn Chà. Tuy diện tích đảo không lớn (khoảng 160ha), nhưng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ an ninh quốc phòng đối với nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.

Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc-Nam, trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường QL.9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, là nơi giao thoa giữa điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội của hai miền Nam - Bắc.

Thời hạn quy hoạch: ngắn hạn đến năm 2030; dài hạn đến năm 2045; tầm nhìn đến năm 2065.

1.4.Quan điểm phát triển

  • Xây dựng và phát triển đô thị Thừa Thiên Huế trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
  • Phát triển đô thị đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, phân bố dân cư hợp lý giữa các khu vực đô thị và nông thôn;
  • Phát triển kinh tế sinh thái tương xứng với tiềm năng thế mạnh và với yêu cầu tăng trưởng của Quốc gia; đảm bảo sử dụng hiệu quả quỹ đất xây dựng;
  • Đầu tư xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, kiểm soát chất lượng môi trường;
  • Phát triển đô thị bền vững, thích ứng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
  • Xây dựng đô thị có điều kiện sống tốt, tăng cường sức cạnh tranh đô thị trong khu vực và quốc tế.

1.5.Mục tiêu quy hoạch

  • Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hoá Huế, với đặc trưng văn hoá, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.
  • Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.
  • Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hoá, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

1.6.Tính chất chức năng

  • Là Đô thị đặc thù trực thuộc Trung ương;
  • Là đô thị bảo tồn phát huy giá trị di sản của Quốc gia và Nhân loại;
  • Là cực tăng trưởng của Vùng Kinh tế trọng điểm Trung Bộ với thế mạnh động lực của kinh tế biển, kinh tế du lịch và kinh tế sinh thái;
  • Là trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu;
  • Là trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

2.SƠ BỘ VỀ BỐI CẢNH VÀ HIỆN TRẠNG

2.1.Bối cảnh

2.1.1.Địa giới Thừa Thiên Huế qua các thời kỳ lịch sử

Vùng đất Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc hai Châu Ô, Lý mà vua Champa (Chế Mân) cắt dâng cho Đại Việt vào năm 1307 để cưới công chúa Huyền Trân. Cũng chính thời nhà Trần, Nhà nước đã chia các đơn vị hành chính dưới trung ương thành 9 Lộ, 4 Phủ, 7 Trấn. Thừa Thiên Huế thuộc Trấn Thuận Hóa. Thời Minh thuộc, Thừa Thiên Huế thuộc phủ Thuận Hoá. Đến thời Hậu Lê đổi thành lộ Thuận Hoá. Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 12 đạo thừa tuyên. Các đơn vị hành chính trực thuộc dưới cấp trung ương là thừa tuyên được đổi thành xứ. Thừa Thiên Huế thuộc xứ Thuận Hóa (bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế). Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, Thừa Thiên Huế là thủ phủ Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Dưới thời Tây Sơn,  Thừa Thiên Huế vẫn là kinh đô của cả nước với tên gọi là Phú Xuân.

Thời nhà Nguyễn, sau khi lên ngôi, Vua Gia Long chia cả nước thành 23 trấn và 4 dinh, Thừa Thiên Huế thuộc Dinh Quảng Đức. Địa danh Dinh Quảng Đức tồn tại trong vòng 20 năm (1802-1822). Đến năm 1822, dinh Quảng Đức được vua Minh Mạng đổi tên thành phủ Thừa Thiên. Từ năm 1831-1832, Vua Minh Mạng lần đầu tiên chia cả nước thành 31 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 30 tỉnh và 01 phủ, Thừa Thiên Huế ngày nay là phủ Thừa Thiên.

Thời Pháp thuộc, thực dân Pháp chia cả nước thành 3 kỳ (Bắc kỳ, Trung kỳ, Nam kỳ), cơ bản giữ nguyên các tỉnh như trước và có thành lập thêm một số tỉnh ở cả 3 kỳ, Thừa Thiên Huế ngày nay thuộc Trung Kỳ

Giai đoạn từ 1945-1954, cả nước chia thành 3 bộ: Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ gồm có 65 tỉnh (Bắc Bộ có 27 tỉnh, Trung Bộ có 18 tỉnh, Nam Bộ có 20 tỉnh), tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc Trung Bộ và địa giới cơ bản như ngày nay).

Giai đoạn từ 1954-1975, sau hiệp định Giơ-ne-ver, theo sắc lệnh 143-NV ngày 22/10/1956 của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, toàn bộ lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa có 35 tỉnh, và trong quá trình từ 1954-1975 có sự lập mới và bãi bỏ nên toàn miền Nam có 44 tỉnh. Thừa Thiên Huế là tỉnh thuộc chính quyền Việt Nam Cộng hòa quản lý. Về mặt quân sự, năm 1961 thành lập các vùng chiến thuật, đến tháng 7/1970 đổi tên là Quân khu. Tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị ngày nay thuộc Khu 11 chiến thuật.

Sau khi thống nhất đất nước, năm 1976 cả nước có 38 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 35 tỉnh và 3 thành phố, tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế ngày nay được gộp thành tỉnh Bình Trị Thiên. Năm 1989, tỉnh Bình Trị Thiên lại tách ra làm 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế như ngày nay.

Như vậy, cùng với sự thăng trầm theo dòng chảy lịch sử dân tộc, tên gọi và địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế thay đổi theo từng thời kỳ lịch sử khác nhau và ổn định với tên gọi Thừa Thiên Huế và địa giới từ năm 1989 đến nay.

2.1.2.Đơn vị hành chính

 

Hình  1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Tính từ ngày 1/7/2021, theo Nghị Quyết 1264/NQ-UBTVQH14 ngày 27/4/2021, tỉnh Thừa Thiên Huế có 9 đơn vị hành chính cấp huyện (6 huyện, 2 thị xã và 1 thành phố); 141 đơn vị hành chính cấp xã (95 xã, 39 phường và 7 thị trấn). 

Bảng 1. Các đơn vị hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế

Thành phố, huyện/thị

Số đơn vị hành chính

Diện tích

Dân số 2020

Mật độ

 

Phường

Thị trấn

(km2)

(người)

(ng/km2)

Tỉnh Thừa Thiên Huế

95

39

7

5.025,29

1.136.550

226

Thành phố Huế

7

29

0

265,99

486.285

1.828

Huyện Phong Điền

15

0

1

948,23

89.105

94

Huyện Quảng Điền

10

0

1

163,05

77.635

476

Thị xã Hương Trà

4

5

0

392,32

65.191

166

Huyện Phú Vang

13

0

1

235,39

113.889

484

Thị xã Hương Thủy

5

5

0

426,96

98.478

231

Huyện Phú Lộc

15

0

2

720,36

130.415

181

Huyện A Lưới

17

0

1

1225,21

49.356

40

Huyện Nam Đông

9

0

1

647,78

26.196

40

 

Hiện nay, toàn tỉnh có 14 đô thị, gồm 01 đô thị loại I (thành phố Huế), 03 đô thị loại IV (thị xã Hương Thủy, Hương Trà và thị trấn thuận An mở rộng) và 10 đô thị loại V (07 thị trấn hiện hữu: Phong Điền, Sịa, Phú Lộc, Lăng Cô, Phú Đa, A Lưới, Khe Tre và 03 đô thị mới công nhận: xã Lộc Sơn, Vinh Thanh, Phong An). Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 54%.

2.2.Bối cảnh các quy hoạch, chính sách liên quan

2.2.1.Định hướng của Bộ Chính trị

Ngày 10/12/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 54-NQ/TW về việc xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong đó một số nội dung chính như sau:

  1. Mục tiêu, tầm nhìn:

- Đến năm 2022: Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch.

- Đến năm 2025: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế, với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường và thông minh.

- Đến năm 2030: Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm lớn, đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hóa, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; Đảng bộ, chính quyền và toàn hệ thống chính trị vững mạnh; đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức cao.

- Đến năm 2045: Thừa Thiên Huế là thành phố Festival, trung tâm văn hóa, giáo dục, du lịch và y tế chuyên sâu đặc sắc của Châu Á.

  1. Một số chỉ tiêu:

- Giai đoạn 2021 – 2025: Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương theo các tiêu chí đặc thù, trong đó trọng tâm là các tiêu chí về văn hóa đặc sắc và đô thị di sản. Hoàn thành việc mở rộng thành phố Huế theo quy hoạch trước năm 2022. Tăng trưởng GRDP 7,5 – 8,5%/năm. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 12%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng 12 – 13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách năm 2025. Đến năm 2025, GRDP/người đạt 3.500 – 4.000 USD (theo cách tính hiện hành). Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 53 – 54% GRDP; công nghiệp và xây dựng 31-32%; nông nghiệp 7 - 9%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6 – 7%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều còn 2 – 2,2%. Tỉ lệ đô thị hóa đạt 62 – 65%. Tỉ lệ che phủ rừng đạt 56 – 57%. Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch đạt 100%. Tỉ lệ lao động được đào tạo đạt 65 – 70%.

- Giai đoạn 2026 – 2030: Tăng trưởng GRDP 7 – 8%/năm. Vốn đầu tư toàn xã hội tăng 10%/năm. Thu ngân sách nhà nước tăng 13 – 15%/năm. Đến năm 2030, GRDP/người đạt 5.500 – 6.000 USD (theo cách tính hiện hành). Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ chiếm 54 – 56% GRDP; công nghiệp và xây dựng 33 – 34%; nông nghiệp 5 – 7%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm dưới 5 – 6%. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn đa chiều dưới mức trung bình toàn quốc. Tỉ lệ đô thi hóa đạt 65 – 70%. Tỉ lệ che rừng đạt 57%. 100% dân số sử dụng nước sạch. 100% các khu đô thị, 85% khu công nghiệp, các cụm công nghiệp và làng nghề có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định. Tỉ lệ lao động được đào tạo được cấp bằng, chứng chỉ đạt 75 – 80%.

2.2.2.Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định 123/QĐ-UBND ngày 3/2/2012, đã rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh

Hiện trạng

Đến 2020

Đến 2025

1

Thành phố Huế

Đô thị loại I

TP trực thuộc TW

Đô thị loại I

2

Thị xã Hương Trà

Đô thị loại IV

Đô thị loại IV

3

Thị xã Hương Thuỷ

Đô thị loại IV

Đô thị loại IV

4

Thị trấn Thuận An

Đô thị loại IV

Đô thị loại IV

5

Chân Mây - Lăng Cô

Đô thị loại III

 

Đô thị loại V

6

Đô thị Phong Điền

Đô thị loại V

Đô thị loại V

Đô thị loại V

7

Các đô thị mới Điền Lộc, Phong An, Vinh Thanh, Vinh Hiền, La Sơn...

Đô thị loại V

 

Đô thị mới La Sơn đã được công nhận đạt tiêu chí đô thị loại V

8

QL.1A, 49A, 49B, 14, đường HCM

 

Nâng cấp, hoàn thiện

Đã nâng cấp, hoàn thiện, đưa vào sử dụng

9

Cao tốc Cam Lộ - Túy Loan

 

Hoàn thiện đoạn La Sơn - Túy Loan

Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng đoạn La Sơn - Túy Loan

10

Sân bay Phú Bài

 

Đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E

Sân Bay Phú Bài chưa đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E (Theo Quyết định số 4302/QĐ-CHK ngày 16/9/2013 của Cục hàng không Việt Nam)

11

Ga Huế và ga Lăng Cô

 

Ga trung tâm phục vụ hành khách

Đã nâng cấp

12

Ga Chân Mây

 

Xây dựng, hoàn thiện

Chưa xây dựng

13

Cảng Chân Mây

 

Xây dựng, hoàn thiện

Đã xây dựng, hoàn thiện, khai thác cảng Chân Mây

14

Cảng Tư Hiền

Xây dựng, hoàn thiện

Phát triển thành cảng cá chuyên dụng

Công trình đang xuống cấp, kém phát triển

15

Tuyến đường thủy Phá Tam Giang - đầm Cầu Hai và tuyến sông Hương từ cửa Thuận An đến ngã ba Tuần thành.

 

Trục giao thông đường thủy chính

 

16

Công trình phục vụ giao thông: các trung tâm tiếp vận nối kết các loại hình giao thông đặt tại thành phố Huế, một số bến xe khách tại Hương Trà, Hương Thuỷ, Chân Mây - Lăng Cô.

 

Xây dựng, hoàn thiện

Xây dựng, hoàn thiện

17

Tỉ lệ cống thoát nước tại các thành phố theo đường đô thị  (%)

100

 

65

18

Tỉ lệ cống thoát nước tại các thị xã, thị trấn theo đường đô thị  (%)

85

 

25

19

Tổng phụ tải cấp điện (MW)

688

1912

 

20

Nhu cầu sử dụng điện toàn tỉnh (%)

100

100

100

21

Nhu cầu cấp nước (m3/ngày.đêm)

378.000

527.000

 

22

Dự án cải thiện môi trường đô thị Lăng Cô

 

Hoàn thành

Hoàn thành

23

Dự án Cải thiện môi trường nước TP Huế

Triển khai

Hoàn thành

Đang triển khai

24

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị (%)

100

 

96

25

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đối với các đô thị loại II trở lên (%)

≥ 95

 

95 - 100

26

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đối với các đô thị loại III và IV (%)

≥ 90

 

≥ 90

27

Tỷ lệ thu gom, xử lý chất thải rắn đối với đô thị loại V (%)

≥ 85

 

≥ 85

27

Nhu cầu thuê bao (triệu thuê bao)

1

1,7

 

28

Nghĩa trang (ha/1000 dân)

 

0,08

 

 

2.2.3.Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 phê duyệt tại Quyết định 86/2009/QĐ-TTg ngày 17/6/2009, đã rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế như sau: 

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch TT KTXH tỉnh

Hiện trạng [1]

Đến 2010

Đến 2020

1

GDP bình quân đầu người (USD)

1.000

4.000

2.007

2

Cơ cấu kinh tế: dịch vụ/ công nghiệp-xây dựng/ nông lâm ngư nghiệp (%)

45,9/42,0/12,0

47,4/47,3/5,3

48,4/31,81/11,38

3

Kim ngạch suất khẩu (triệu USD)

300

1.000

950

4

Thu ngân sách từ GDP (%)

13-14

>14

7.787 tỷ đồng

5

Tốc độ tăng dân số (%)

1,2

1,1-1,2

10,8

6

Số lượng lao động được giải quyết việc làm (nghìn lđ/năm)

14

16-17

16,5

7

Lao động xuất khẩu (lđ/năm)

2.000-2.500

5.000-6.000

1500

8

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%)

>40

>50

64

9

Giáo dục và đào tạo

Phổ cập TH ở TP Huế và các huyện đồng bằng

Phổ cập TH ở TP Huế và các huyện đồng bằng

100% xã, phường phổ cập THCS.

10

Tỷ lệ bác sỹ/ vạn dân

12

15

13,99

11

Tỷ lệ giường bệnh/ vạn dân

37

40

60,34

12

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi (%)

<20

<5

7,6

13

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

<10

<3

4,17

14

Tỷ lệ che phủ rừng (%)

55

60

57,3

 

2.2.4.Đề án phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế

Đề án Phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2015, định hướng đến 2020 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định 1519/QĐ-UBND ngày 25/7/2011, đã rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến phát triển hạ tầng đô thị Thừa Thiên Huế như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Phát triển hạ tầng đô thị

Hiện trạng[2]

Đến năm 2015

Đến năm 2020

1

Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài

 

Đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E

Sân Bay Phú Bài chưa đạt tiêu chuẩn sân bay dân dụng cấp 4E (Theo Quyết định số 4302/QĐ-CHK ngày 16/9/2013 của Cục hàng không Việt Nam)

Đường cao tốc đoạn La Sơn - Túy Loan

 

Xây dựng, hoàn thiện

Đã hoàn thiện và đưa vào sử dụng

Quốc lộ 1A các đoạn: Huế - Phong Điền, La Sơn - Lăng Cô

 

Nâng cấp, mở rộng

Đã nâng cấp, mở rộng

QL 49A, QL 49B,...

 

Nâng cấp, mở rộng

Chưa được đầu tư

2

Các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực đô thị trung tâm.

 

Nâng cấp, mở rộng

Chậm nâng cấp, mở rộng

Nâng cấp hạ tầng một số đô thị biển để kết nối với đô thị Huế

 

Nâng cấp, mở rộng

Chậm nâng cấp, mở rộng

3

Hệ thống cầu và đường nội thị.

 

Xây mới, chỉnh trang.

Hoàn thành xây mới cầu Dã Viên qua sông Hương, nâng cấp hệ thống cầu qua sông An Cựu. Hoàn thành chỉnh trang một số đường trục chính trong thành phố Huế.

Dự án tại các đô thị Hương Thủy, Hương Trà, Thuận An, Bình Điền.

 

Tiếp tục khái triển

Được ưu tiên đầu tư xây mới, nâng cấp các công trình hạ tầng đạt chuẩn đô thị loại IV; tiến hành xây dựng trục giao thông Thủy Dương - Thuận An.

4

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật nội thị Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Hoàn thành đường nối QL1A - cảng Chân Mây

Hoàn thành đường nối QL1A - cảng Chân Mây

Chưa hoàn thành

Hoàn thành dự án đầu tư hạ tầng khu trung tâm điều hành, khu đô thị Chân Mây

Hoàn thành dự án đầu tư hạ tầng khu trung tâm điều hành, khu đô thị Chân Mây

Chưa hoàn thành

Xây dựng trụ sở Ban Quản lý Khu Kinh tế; bến xe Chân Mây, trạm dừng chân Lăng Cô

Xây dựng trụ sở Ban Quản lý Khu Kinh tế; bến xe Chân Mây, trạm dừng chân Lăng Cô

Chưa hoàn thành

Đầu tư một số dự án trục giao thông chính trong khu đô thị Chân Mây, khu cảng Chân Mây

Đầu tư một số dự án trục giao thông chính trong khu đô thị Chân Mây, khu cảng Chân Mây

Đã đầu tư

5

Cấp, thoát nước

Hoàn thành nhà máy nước Phú Lộc, hệ thống cấp nước các xã phía Đông Phá Tam Giang - Cầu Hai

Hoàn thành nhà máy nước Phú Lộc, hệ thống cấp nước các xã phía Đông Phá Tam Giang - Cầu Hai

Chưa hoàn thành

Cải thiện môi trường nước thành phố Huế bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản

Cải thiện môi trường nước thành phố Huế bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản

Dự kiến hoàn thành năm 2020

6

Cấp điện

Ưu tiên đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên các trục giao thông chính kết nối khu vực nội đô thị.

Ưu tiên đầu tư hệ thống điện chiếu sáng trên các trục giao thông chính kết nối khu vực nội đô thị.

Đã đầu tư

7

Xử lý chất thải rắn

Xây dựng mới các bãi chôn lấp rác thải (đặc biệt là thành phố Huế);

Xây dựng mới các bãi chôn lấp rác thải (đặc biệt là thành phố Huế);

Triển khai đầu tư xây dựng 02 khu xử lý chất thải rắn tập trung theo quy hoạch

Đầu tư hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã...

Đầu tư hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã...

Hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã.

8

Mạng lưới công trình y tế

Triển khai các dự án bệnh viện: Sản Nhi, Y học cổ truyền... Hoàn thành các bệnh viện tuyến huyện. Hoàn thành xây dựng hệ thống y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

Triển khai các dự án bệnh viện: Sản Nhi, Y học cổ truyền...Hoàn thành các bệnh viện tuyến huyện. Hoàn thành xây dựng hệ thống y tế xã đạt chuẩn Quốc gia.

Đã triển khai, chưa hoàn thành

9

Mạng lưới công trình giáo dục

Đầu tư Dự án xây dựng Đại học bước 2 giai đoạn 1.

Đầu tư Dự án xây dựng Đại học bước 2 giai đoạn 1.

Đã đầu tư

Chương trình nhà ở sinh viên

Chương trình nhà ở sinh viên

Đã khởi công nhưng không triển khai xây dựng.

10

Văn hóa - Thể dục thể thao

Đầu tư Quảng trường - Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh; Công viên Văn hóa Ngự Bình; Công viên khu đô thị mới An Vân Dương; Bảo tàng lịch sử Cách mạng, ...; các Trung tâm văn hóa thể thao khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, ...

Đầu tư Quảng trường - Trung tâm văn hóa thông tin tỉnh; Công viên Văn hóa Ngự Bình; Công viên khu đô thị mới An Vân Dương; Bảo tàng lịch sử Cách mạng, ...; các Trung tâm văn hóa thể thao khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh, ...

Đã đầu tư nhưng chưa hoàn thành

11

Công trình di tích

Đầu tư Bảo tồn, trùng tu quần thể di tích Cố đô Huế

Đầu tư Bảo tồn, trùng tu quần thể di tích Cố đô Huế

Đã đầu tư, triển khai 171 công trình, hạng mục công trình.

2.2.5.Đề án Xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương

Đề án xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định 2237/QĐ-UBND ngày 15/11/2010, đã rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến phát triển đô thị Thừa Thiên Huế như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Đề án

Hiện trạng [3]

Đến 2015

Đến 2025

1

Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) tăng (%/năm)

>13

8,5

7,18

Các ngành dịch vụ tăng (%/năm)

13 - 13,5

 

7,39

Công nghiệp - xây dựng tăng (%/năm)

16 - 17

 

11,32

Nông - lâm - ngư nghiệp tăng (%/năm)

2 - 3

 

-4,13

Tổng sản phẩm bình quân đầu người (USD)

2.300

4.000

2.007

Cơ cấu kinh tế: dịch vụ /công nghiệp và xây dựng / nông - lâm - ngư nghiệp (%)

48 /43 /9

49/38/8

48,4/31,81/11,38

Sản lượng lương thực có hạt bình quân hàng năm (nghìn tấn)

260

320

333.1

Giá trị kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

700

2.500

950

Tổng nguồn vốn đầu tư toàn xã hội 05 năm (nghìn tỷ đồng)

90 - 100

 

22.700(2019)

Thu ngân sách tăng bình quân (%/năm)

>20

13

8

2

Dân số toàn đô thị Thừa Thiên Huế (người)

1.150.000

1.395.000

1.130.000

Tỷ lệ đô thị hóa (%)

50 - 60

65 - 70

52,7

Đất xây dựng đô thị (ha)

7.000 – 9.000

16.000 - 18.000

7067,31

Nhà ở (m2/sàn/người)

15 - 20

20-25

23,83

4

Về phát triển hạ tầng kỹ thuật:

Cây xanh: nông thôn/ thành thị (m2/người)

12

15

3,5

5

Các chương trình trọng điểm:

- Chương trình nâng cấp và phát triển đô thị, trọng tâm là đô thị Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị xã Thuận An.

- Chương trình PT KTXH vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai.

- Chương trình xây dựng và phát triển KKT Chân Mây - Lăng Cô;

- Chương trình xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội;

- Chương trình giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực;

- Chương trình phát triển công nghệ thông tin và công nghệ cao.

- Chương trình xây dựng mạng lưới hạ tầng chính

Triển khai, hoàn thành

Triển khai, hoàn thành

Đang triển khai

2.3.Điều kiện tự nhiên

2.3.1.Vị trí và liên hệ vùng

 

Hình  2. Vị trí tỉnh Thừa Thiên Huế

Vị trí địa lý của Thừa Thiên Huế đối với cả nước và khu vực tạo cho Thừa Thiên Huế những lợi thế so sánh, những cơ hội to lớn trở thành trung điểm của những con đường giao lưu, hội nhập trong quá khứ, hiện tại cũng như tương lai. Các con đường từ Bắc vào Nam, từ Nam ra Bắc như quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh - đường Trường Sơn công nghiệp hóa và đường sắt thống nhất, đều đi qua địa phận Thừa Thiên Huế. Theo trục Nam Bắc, tính theo đường bộ, dọc QL.1A, Thừa Thiên Huế cách thủ đô Hà Nội 658 km và cách thành phố Hồ Chí Minh 1075 km. Còn theo trục Đông Tây, Thừa Thiên Huế cách cửa khẩu Lao Bảo - tỉnh Quảng Trị, một trong những cửa mở chính của Việt Nam về phía Tây, qua các nước trong tiểu vùng sông Mê Kông là Lào, Thái Lan, Myanmar – 150 km và nối với Ấn Độ và các nước Nam Á; Bờ biển Thừa Thiên Huế cách đường hàng hải nội địa 25 km và cách đường hàng hải quốc tế 170 km.

2.3.2.Khí hậu

Tỉnh Thừa Thiên Huế trải dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Các dãy núi và vùng đồng bằng đều chạy song song với đường bờ biển, vuông góc với hướng gió mùa Đông Bắc trong mùa đông và gió mùa Tây Nam trong mùa hè. Tác dụng chắn gió của dãy Trường sơn đã gây ra thời tiết khô nóng trong mùa hè và mưa lũ lớn vào cuối mùa Thu đầu mùa Đông.

Thừa Thiên Huế là vùng có khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu Miền Bắc (Bắc đèo Hải Vân) và khí hậu Miền Nam, từ đồng bằng ven biển lên vùng núi cao. Chế độ khí hậu, thuỷ văn ở đây có đặc tính biến động lớn và hay xảy ra thiên tai bão lũ. Đặc điểm nối bật của khí hậu Thừa Thiên Huế là lượng mưa lớn nhất cả nước, vùng đồng bằng hẹp thường chịu nhiều lũ lụt mà việc hạn chế ngập rất khó khăn. Hai miền khí hậu gặp nhau đúng vào vị trí của dãy núi Bạch Mã tách ra khỏi phương Tây Bắc - Đông Nam của dãy Trường Sơn, đâm ngang ra tận bờ biển Đông, trở thành một ranh giới tự nhiên của hai miền khí hậu. Khối núi Bạch Mã dạng vòm theo hướng á vĩ tuyến, với những đỉnh núi cao trung bình khoảng 1.250 mét, đóng vai trò một bức tường thiên nhiên ngăn chặn gió mùa Đông Bắc không cho vượt vào Nam, làm cho vùng huyện Nam Đông, Phú Lộc nói riêng và Thừa Thiên Huế nói chung trở thành trung tâm mưa lớn nhất nước.

Cũng chính do vị trí địa lý và địa hình đặc biệt mà Thừa Thiên Huế có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm đặc trưng với nền nhiệt độ cao, bức xạ dồi dào, và đặc biệt là chế độ mưa của vùng đất này không giống bất kỳ nơi nào khác ở Việt Nam. Một là, Thừa Thiên Huế là một trong số ít tỉnh có lượng mưa nhiều nhất nước. Lượng mưa trung bình hàng năm của toàn tỉnh đều trên 2.700 mm, có nơi trên 4.000 mm như Bạch Mã, Thừa Lưu. Hai là, lượng mưa lớn đó lại chỉ tập trung trong một thời gian ngắn, từ 3 đến 4 tháng, trong năm. Lượng mưa tập trung trong thời kỳ này của năm chiếm khoảng 70% tổng lượng mưa trong năm. Nếu chỉ tính 2 tháng cao điểm là tháng 10 và tháng 11 thì lượng mưa có thể lên tới 53% tổng lượng mưa trong năm. Ba là, mùa mưa ở Thừa Thiên Huế lệch với hai miền Nam, Bắc. Trong khi hai miền Nam, Bắc là mùa mưa thì Thừa Thiên Huế đang nắng, nóng và ngược lại. Có khi ở hai đầu đất nước đang ra sức chống hạn, thì Thừa Thiên Huế chịu những cơn mưa không dứt.

2.3.3.Địa hình

Dãy Trường Sơn Bắc chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đến địa phận huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế thì đổi hướng đâm ra biển cho ba nhánh, mà lớn nhất và có ý nghĩa nhất là dãy Bạch Mã. Hai nhánh nhỏ hơn là Phước Tượng và Phú Gia đâm ra biển thành hai mũi Chân Mây Tây và Chân Mây Đông ôm lấy vịnh Chân Mây hướng ra biển mở. Với độ sâu trung bình 14m, độ sâu tự nhiên từ biển vào đạt đến 22m, có mũi Chân Mây Đông che chắn nên kín gió về mùa đông, nền đáy cát mịn, không bị bồi lấp, vịnh Chân Mây là địa điểm lý tưởng để xây dựng cảng biển nước sâu - những tiền đề cho một cửa ngõ của tiểu vùng sông Mê Kông ra Thái Bình Dương.

Địa hình Thừa Thiên Huế thấp dần từ Tây sang Đông với chiều rộng từ biên giới Việt - Lào ra biển trung bình khoảng 60 km, được chia thành 4 vùng: Vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá cồn cát ven biển. Từ vùng núi cao 500-1000m ở phía Tây điạ hình chuyển đột ngột tới vùng đồng bằng có độ cao từ 20m trở xuống với khoảng cách khoảng 50km đã tạo cho địa hình Thừa Thiên Huế có độ dốc khá lớn. Diện tích có độ dốc trên 25o chiếm tới 54% diện tích toàn tỉnh. Các con sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đều ngắn, dốc và nhiều ghềnh thác. Chính đặc điểm này đã hình thành một chế độ thuỷ văn phức tạp: Lũ lụt trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa ít mưa. Do núi gần sát biển nên trong lưu vực không có vùng đệm làm cho nước tập trung nhanh, lũ thường xảy ra đột ngột ở hạ lưu.

Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở vùng có địa hình rất phức tạp, có nhiều dãy núi cao hiểm trở, trong đó có những dãy núi cao trên 1000m so với mặt biển, như dãy Bạch Mã cao 1700m, dãy Trường Sơn Đông chạy ra biển kết thúc ở đèo Hải Vân. Mạng lưới sông suối phân bố đều trên các loại địa hình khác nhau, độ dốc lớn làm cho địa hình bị chia cắt mạnh.

Địa hình đồng bằng hẹp ven biển: Gồm các huyện Phú Vang, Quảng Điền, và một phần các huyện Hương Trà, Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thuỷ và thành phố Huế chủ yếu là vùng đồng bằng lưu vực sông Hương, sông Ô Lâu, đất đá ở đây thành tạo do trầm tích sông và biển bồi tụ nên, có cao độ từ +1,0m đến +20,0m, các khu vực lòng chảo có cao độ từ -1,0m đến 4m thường xuyên ngập nước. Vùng đồng bằng này là vựa lúa chủ yếu của tỉnh Thừa Thiên - Huế, tuy nhiên do diện tích đồng bằng hẹp lại thấp nên thường chịu lũ lụt ở thượng nguồn đổ về.

Ngăn cách giữa hệ thống đầm phá và biển là cồn cát, đụn cát có chiều dài 70 km với độ cao từ 3-30 km chạy song song với đường bờ biển như một con đê chắn sóng tự nhiên đồng thời ngăn nước lũ thoát ra biển, làm chậm quá trình tiêu thoát lũ.

Địa hình mặt nước sông hồ đầm phá: bao gồm các sông, suối hồ, đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TGCH) và đầm Lập An, có diện tích mặt nước lớn để nuôi trồng thuỷ hải sản, ngoài ra còn có 128km đường biển, có cao độ từ - 2,0m đến10,0m.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai lớn nhất nước ta và vào loại lớn trên thế giới chạy dài dọc bờ biển hơn 128 km. Thừa Thiên Huế có một hệ thống đầm phá đặc sắc có chiều dài 68 km, tổng diện tích mặt nước 216 km2 chiếm 4,3% diện tích lãnh thổ, hay 17,2% diện tích đồng bằng toàn tỉnh.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai với chiều dài 68 km, rộng từ 0,6-8 km, với tổng diện tích lưu vực 4.000 km2. Là nơi nhận nước hầu hết các con sông lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm án ngữ ven biển phía Đông, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là hồ điều tiết hạn chế ngập lụt của vùng ven bờ, đồng thời là vùng đệm trao đổi nước, cản trở xâm nhập mặn trực tiếp từ biển, bảo vệ nông nghiệp, duy trì nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, canh tác, bảo tồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng.

Địa hình gò đồi, núi thấp: Gồm một phần các huyện Phong Điền, Phú Lộc, thị xã Hương Thủy và một phần của thành phố Huế, có cốt từ 30m ÷ 200m. Địa hình bị chia cắt nhiều thành khe suối và lòng vực, làm cho bị xói mòn, rửa trôi, thoái hoá bề mặt, tạo ra nhiều đồi trọc. Đất đá ở đây do quá trình phong hoá, rửa trôi tạo nên, đây là vùng chuyển tiếp giữa núi cao và vùng thấp, chủ yếu là đá mẹ xen lẫn sét, sét pha cát màu đỏ vàng lẫn sỏi sạn. Diện tích 142.654ha. Đất đai khí hậu vùng này cho phép phát triển nền nông nghiệp đa canh với nhiều loại cây trồng có giá trị như cam, quýt, ngô, đậu tương, chăn nuôi đại gia súc bò dê.

Vùng này có nhiều đồi đất thoải, nguồn nước sông, suối dồi dào, tương đối thuận lợi cho việc xây dựng đô thị và các điểm dân cư nông thôn, nhưng khi có mưa lớn thường xảy ra trượt lở ven các sườn đồi, ven các sông suối.

Địa hình vùng núi cao: Chủ yếu tập trung ở ba huyện Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới, thuộc dãy Trường Sơn Đông, ở độ cao từ 300m ÷ 1.774m, có diện tích 213.979 ha, bị phân cắt mạnh, khu vực này là đá tảng, sét pha lẫn sỏi sạn. Đất ở đây phần lớn là đất kết tinh, có độ đốc cao (lớn hơn 250, lớn hơn 30%). Sông suối đều ở dạng hẻm, có độ dốc lớn, chảy xiết, do sườn núi quá dốc dẫn đến quá trình xói mòn rửa trôi mạnh nên trong mùa mưa dễ bị lở trượt. Vùng này thích hợp với các cây trồng công nghiệp như các loại cây ăn quả, ngô, đậu tương, chăn nuôi đại gia súc và nuôi ong.

Vùng này có một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng để xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên khi xây dựng phải san ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở.

2.3.4.Địa chất

Địa chất Thừa Thiên Huế có cấu tạo khá phức tạp chia làm 4 vùng đặc trưng chính như sau:

- Vùng núi cao: Phân bố ở các huyện Nam Đông, A Lưới, một phần huyện Phú Lộc, chủ yếu là núi đá vôi và đá biến chất, tàn tích, sườn tích, thành phần là dăm sạn lẫn đá tảng, đá gốc, sạn kết, cát kết lẫn sét pha bị phong hoá mạnh. Các khu vực ven sông, ven suối có lớp nền là lũ tích, sườn tích, đất đá có dạng bở rời liên kết không chặt nên khi có mưa lớn kéo dài trong nhiều ngày dễ bị sạt lở, rửa trôi. Các khu vực sườn dốc thường xảy ra lở núi như trong mùa lũ 1999 khu vực thị trấn Phú Lộc, đèo Phước Tượng đã bị lở làm sập nhà, chết người. Vùng này không thuận lợi cho xây và phát triển đô thị với quy mô lớn, quỹ đất ở độ dốc <10% rất hiếm, việc cung cấp nước sinh hoạt cho các đô thị, các điểm dân cư tập trung rất khó khăn, thậm chí có khu vực thiếu nước như một số trung tâm cụm xã thuộc huyện A Lưới. Đây là vùng có khí hậu ẩm ướt, thích hợp với nhiều loại cây trồng có nguồn gốc á nhiệt đới, chăn nuôi đại gia súc, phù hợp cho việc phát triển kinh tế đồi rừng, trồng các loại cây ưa lạnh, cần ít nước như cây ngô, cây đậu tương, một số cây dược liệu. Chăn nuôi bò thịt, dê để cung cấp thực phẩm cho vùng đồng bằng. Tuy nhiên vùng này lại không thuận lợi cho phát triển đô thị quy mô mặt bằng lớn và các điểm dân cư nông thôn, độ dốc địa hình lớn gây khó khăn cho xây dựng.

- Vùng gò đồi, núi trọc: Phân bố ở các huyện Phong Điền, Hương Trà, Hương Thủy một phần khu vực thành phố Huế. Có lớp nền là sườn tích, thành phần sét pha dăm sạn đôi chỗ lẫn đá tảng. Lớp dưới là sạn kết, cát kết đá gốc phong hoá mạnh, chỉ thích hợp với các cây ăn quả, đậu tương, chăn nuôi đại gia súc và ong. Vùng này có một số khu vực thung lũng hẹp, các núi đất có khả năng để xây dựng đô thị, các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên đất ở đây có dạng bở rời, khi xây dựng phải san ủi và kè mái dốc ta luy chống trượt lở.

 - Vùng đồng bằng: Khu vực đồng bằng ven biển là trầm tích sông và biển, có cấu tạo nền là lớp đất màu, thành phần cát pha, sét pha lẫn cuội sỏi. Lớp dưới là cát pha sỏi sạn lẫn xác động thực vật ven biển. Khu vực này thuận lợi cho xây dựng và phát triển các đô thị và các điểm dân cư nông thôn, tuy nhiên thường bị ngập lũ hàng năm trong mùa mưa.

- Vùng đầm phá, sông hồ, biển: Nền đất rất trũng gồm lớp bùn, lớp dưới là cát pha lẫn sỏi sạn, xác động thực vật. Khu vực này thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng đánh bắt thuỷ hải sản, phát triển cảng như khu vực Chân Mây, phát triển du lịch, bãi tắm như cửa biển Thuận An, Lăng Cô.

2.3.5.Khoáng sản

Tỉnh Thừa Thiên Huế có các loại khoáng sản như đá vôi, đá granít, cao lanh phân bố ở các huyện vùng núi và gò đồi dùng làm vật liệu xây dựng. Mỏ nước khoáng ở Phong Điền đang khai thác, nhưng quy mô còn nhỏ.

Khoáng sản có tiềm năng lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế là sa khoáng, khoáng chất công nghiệp kaolin, cát thuỷ tinh, than bùn, vàng và vật liệu xây dựng. Khoáng sản có giá trị kinh tế lớn nhất và giàu tiềm năng là khoáng chất công nghiệp, trong đó quan trọng nhất là nguyên liệu gốm sứ, thuỷ tinh như Kao lin, sét gốm sứ, aplit, cát thuỷ tinh.

 Thừa Thiên Huế là tỉnh duy nhất ở vùng Bắc Trung Bộ có mỏ Pyrit. Hiện nay trên diện tích tỉnh đã đăng ký 1 mỏ là Bản Gôn và 1 điểm khoáng sản là Khe La Vân. Ngoài ra trong một số văn liệu còn ghi nhận nhiều điểm khác song chúng thường nhỏ, ít có triển vọng.

Ngoài các khoáng sản, khoáng chất công nghiệp nêu trên, Thừa Thiên Huế còn có than bùn, quặng sắt, vàng, khoáng sản thiếc và wolfram, đá ốp lát.

Các thân quặng đá vôi chạy dọc dãy Trường Sơn, đến hết lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế đã tạo ra cho tỉnh một lợi thế về nguồn nguyên liệu sản xuất xi măng. Ngoài nguyên liệu chính là đá vôi, các nguyên liệu phụ như đất sét và các loại phụ gia cần thiết cho sản xuất xi măng đều có mặt trên lãnh thổ tỉnh Thừa Thiên Huế.

Nước nóng, nước khoáng là một trong những lợi thế đáng quan tâm của tỉnh.

Nhìn chung Thừa Thiên Huế có nhiều tài nguyên khoáng sản, nhưng trữ lượng không lớn. Hiện tại đã khai thác, nhưng chưa được tập trung đầu tư lớn để khai thác hợp lý phục vụ cho lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường.

Cấu trúc địa chất lãnh thổ Thừa Thiên Huế rất đa dạng, bao gồm 16 phân vị địa tầng và 7 phức hệ macma xâm nhập. Các đá cứng macma, biến chất và trầm tích gồm nhiều loại khác nhau, chiếm trên 3/4 diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi phía Tây, Tây Nam và phía Nam của tỉnh và trầm tích bở rời phần lớn tập trung ở đồng bằng duyên hải, chiếm gần 1/4 diện tích lãnh thổ chính là nguồn gốc của sự phong phú các loại tài nguyên khoáng sản, tài nguyên đất, tài nguyên nước dưới đất. Sự đa dạng và phong phú về chủng loại đó được xếp đặt dàn trải trên một địa hình phức tạp, có độ dốc lớn và bị chia cắt mạnh nên có ít loại tài nguyên, khoáng sản hoặc tài nguyên đất, nước nào có phân bố tập trung, với số lượng lớn.

Trên lãnh thổ Thừa Thiên Huế đã phát hiện được 120 mỏ, điểm khoáng sản với 25 loại khoáng sản, tài nguyên nước dưới đất, phân bố đều khắp, trong đó chiếm tỷ trọng đáng kể và có giá trị kinh tế cao là các khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng. Các loại khoáng sản chủ yếu của Thừa Thiên Huế đã được đánh giá ở các mức độ khác nhau.

Nhóm khoáng sản nhiên liệu chủ yếu là than bùn, phân bố từ Phong Điền ở phía Bắc đến Phú Lộc ở phía Nam, với các mỏ có trữ lượng lớn, chất lượng tốt và điều kiện khai thác thuận lợi tập trung ở khu vực xã Phong Chương, huyện Phong Điền. Trữ lượng các mỏ than bùn ở khu vực các trằm tại Phong Chương được đánh giá lên tới 5 triệu mét khối. Chất lượng than bùn Thừa Thiên Huế thuộc loại tốt, có những mỏ có độ mùn đạt trên 50% và hàm lượng axit humic đạt 30-40%. Hiện tại than bùn ở đây đang được khai thác để chế biến phân hữu cơ vi sinh.

Nhóm khoáng sản kim loại có sắt, chì, kẽm, vàng, thiếc, antimon, ... với trữ lượng nói chung không lớn, trừ sa khoáng titan. Nhóm khoáng sản phi kim loại và nhóm vật liệu xây dựng là các nhóm có triển vọng lớn nhất của Thừa Thiên Huế, bao gồm pyrit, photphorit, caolin, sét, đá granit, đá gabro, đá vôi, cuội sỏi và cát xây dựng. Đặc biệt là do cấu tạo địa chất, như thân quặng đá vôi chạy từ Bắc vào Nam, đến khu vực Thừa Thiên Huế là kết thúc, tạo ra một lợi thế cạnh tranh cho ngành sản xuất xi măng, mà đá vôi là nguyên liệu chính. Đa số các khoáng sản phi kim loại này đang được khai thác, ngành công nghiệp khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng đang trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh.

Tài nguyên nước dưới đất khá phong phú, bao gồm cả nước nhạt và nước khoáng nóng, được phân bố tương đối đều trên địa bàn toàn tỉnh. Các khu vực kéo từ các xã Phong Chương, Phong Hiền, huyện Phong Điền đến xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền, từ xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đến phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, khu vực phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy là những vùng chứa nước dưới đất có triển vọng nhất cho khai thác và sử dụng của Thừa Thiên Huế. Tổng trữ lượng nước dưới đất ở các vùng đã nghiên cứu ở cấp C1 đạt gần 9.200m3/ ngày. Chính lượng nước này cùng với hệ thống các thủy vực dày đặc với tổng lượng nước mặt phong phú đã đảm bảo cho Thừa Thiên Huế tránh được những đợt hạn hán khốc liệt và kéo dài.

Bảy nguồn nước khoáng nóng có thể sử dụng để uống và chữa bệnh phân bố từ vùng rừng núi, gò đồi đến đồng bằng ven biển, đã được phát hiện ở Thừa Thiên Huế. Đáng chú ý nhất trong số này là ba điểm Thanh Tân, Mỹ An và A Roàng. Nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân nằm ở xã Phong Sơn, huyện Phong Điền, được người Pháp phát hiện từ năm 1928, thuộc loại nước khoáng silic, nhiệt độ cao nhất ở điểm xuất lộ là 69°C, lưu lượng tự chảy ở nguồn xuất lộ lớn nhất là 165m3/ngày. Nước khoáng nóng Thanh Tân đã được xử lý, đóng chai thành nước giải khát với nhiều nhãn hiệu khác nhau và được tiêu thụ ở các thị trường khắp cả nước. Thương hiệu Thanh Tân đã được công nhận là thương hiệu có uy tín của Việt Nam. Khu vực các điểm xuất lộ nguồn nước khoáng nóng Thanh Tân nằm ngay chân dãy Trường Sơn, đang được khai thác dưới dạng một khu du lịch sinh thái kết hợp nghỉ dưỡng, phục hồi sức khoẻ có sức hấp dẫn không chỉ với người dân Thừa Thiên Huế. Nguồn nước khoáng nóng Mỹ An ở xã Phú Dương, huyện Phú Vang được phát hiện lần đầu từ năm 1979, có thành phần hoá học chủ yếu là Clorua Bicacbonat Natri, lưu lượng là 1.590m3/ngày và nhiệt độ ở điểm xuất lộ là 54°C. Với lợi thế gần thành phố Huế, điểm nước khoáng nóng Mỹ An đã được khai thác, sử dụng thành khu dịch vụ du lịch ngâm tắm, chữa bệnh. Nguồn nước khoáng nóng ở xã A Roàng, huyện A Lưới, có tên gọi là Tà Lài hoặc Aka, được phát hiện từ năm 1980, nhưng rất gần đây, sau khi đường Hồ Chí Minh hoàn thành, đi qua ngay bên cạnh điểm xuất lộ, việc khai thác, sử dụng nguồn nước khoáng này phục vụ cho du lịch đang được đặt ra. Nước khoáng A Roàng có độ khoáng hoá thấp, thành phần hoá học chủ yếu là Bicacbonat Natri, và có nhiệt độ vừa phải, 50°C.

2.3.6.Thổ nhưỡng

Thừa Thiên Huế có 468.275 ha mặt đất, chiếm gần 92% diện tích tự nhiên của tỉnh. Phần còn lại là diện tích các vực nước và núi đá. Đối chiếu với bảng phân loại đất Việt Nam theo phương pháp FAO-UNESCO ở Thừa Thiên Huế có 23 loại đất thuộc 10 nhóm đất. Nhóm đất phù sa là nhóm bao gồm nhiều loại đất nhất - 7 loại, tiếp theo là nhóm đất đỏ vàng có 6 loại, các nhóm đất cồn cát và đất cát biển và nhóm đất mặn, mỗi nhóm có 2 loại, còn lại 6 nhóm là đất phèn, đất lầy và than bùn, đất xám bạc màu, đất thung lũng dốc tụ, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá, mỗi nhóm chỉ có một loại đất.

Nhóm đất đỏ vàng là nhóm có tỷ trọng lớn nhất trong các nhóm, tổng số diện tích các loại đất trong nhóm này 347.431ha, chiếm tới 68,74% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trong 6 loại đất thuộc nhóm này thì 2 loại đất có diện tích là đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất và đất đỏ vàng trên đá macma axit. Loại đất đỏ vàng trên đá macma axit chiếm 26,80% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng núi, đồi với độ dốc phổ biến trên 15° ở các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà và thị xã Hương Thủy, nên dễ bị xói mòn, nhưng có thể khai thác để trồng cây lâm nghiệp và cây công nghiệp với phương thức canh tác phù hợp. Loại đất đỏ vàng trên đá sét và đá biến chất là loại đất có số lượng lớn nhất ở Thừa Thiên Huế, chiếm đến 31,48% diện tích tự nhiên, phân bố ở vùng núi, đồi các huyện A Lưới, Nam Đông, Phú Lộc, Phong Điền, thị xã Hương Trà, thị xã Hương Thủy và thành phố Huế là loại đất tốt đối với vùng đồi núi, có tầng đất dày 1,5 mét, hiện đang được sử dụng có hiệu quả trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Loại đất tốt nhất trong các loại đất thuộc vùng đồi núi này là đất nâu vàng trên đá gabro và đá diorit, có tầng đất dày trên 3 mét, thích hợp với nhiều loại cây lâu năm như cao su, cà phê, chè, tiêu,... Số lượng loại đất này không lớn, chỉ có 4.934ha, chiếm chưa đầy 1% diện tích tự nhiên của tỉnh.

Các loại đất thuộc nhóm đất phù sa, đặc biệt là các loại đất phù sa được bồi hàng năm, đất phù sa không được bồi hàng năm, đất phù sa glây, và đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng, mặc dù có tổng diện tích không lớn, chỉ hơn 41.000ha, hay 8,11% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, nhưng có vai trò đặc biệt quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Những vùng đất này đều là các trọng điểm lúa, hoặc là những vùng canh tác các loại cây trồng có yêu cầu cao về thổ nhưỡng và có hiệu quả kinh tế cao như đậu đỗ, rau màu, cây ăn quả và các loại hoa.

2.3.7.Thủy văn

Tỉnh Thừa Thiên Huế có nhiều sông ngòi, lượng nước ngọt rất dồi dào tuy nhiên do khí hậu nên lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, mùa mưa lượng nước các sông dư thừa dòng chảy rất lớn trong thời gian ngắn gây ra lũ lớn ở đồng bằng. Mùa khô lượng nước ở các sông xuống thấp, gây ra thiếu nước ở các khu vực núi cao, nhất là các khu vực ít công trình hồ chứa như khu vực A Lưới, Nam Đông. Hệ thống sông ở Thừa Thiên Huế được phân bố đều trên lãnh thổ của tỉnh, trừ sông A Sáp chảy sang đất Lào, còn lại đại bộ phận các sông chảy theo hướng Nam - Tây Nam đến Bắc - Đông Bắc và đổ vào hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trước khi qua cửa Thuận An và Tư Hiền. Toàn tỉnh có 6 con sông chính là sông Ô Lâu, sông Bồ, hệ thống sông Hương, sông Nong, sông Truồi. Sông Hương lớn nhất gồm 3 nhánh hợp thành là sông Bồ, sông Hữu Trạch và sông Tả Trạch. Hệ thống sông ngòi của tỉnh Thừa Thiên Huế có tiềm năng nước ngọt phong phú, trên các sông có khả năng xây dựng các công trình thuỷ điên và thuỷ lợi để tích nước cung cấp cho mùa khô và vùng cao, tuy nhiên các sông này có chiều dài ngắn lòng dốc vì vậy mùa mưa thường gây lũ lụt cho đồng bằng ven biển.

Sông A Sáp: Là nhánh nhỏ của sông Mê Kông, xuất phát từ dãy núi cao huyện A Lưới, hướng chảy sang Lào. Sông chảy hoàn toàn trên vùng núi Thừa Thiên Huế, sông có nguồn nước khá dồi dào, nhưng chủ yếu tập trung vào mùa mưa, mùa khô lượng nước kém nên cần phải phát triển nhiều hồ chứa nhỏ mới đủ khả năng cung cấp cho nhu cầu dùng nước của vừng cao trong tỉnh. Hiện tại trên sông đang triển khai xây dựng thuỷ điện A Lưới.

 Sông Ô Lâu: Bắt nguồn từ vùng núi cao từ 900-1000 m ở phía Tây huyện Phong Điền, chiều dài sông chính 66 km, độ cao bình quân đầu nguồn 900 m, ở cửa ra +0 m, độ cao bình quân lưu vực 192 m; độ dốc bình quân lưu vực 13.1 o/oo, mật độ lưới sông 0.81 km/km2, dòng sông được chia làm 3 phần chính như sau: Phần đầu nguồn gồm 2 nhánh sông chính là sông Mỹ Chánh và sông Ô Lâu.

Hệ thống sông Hương: Là sông lớn nhất của tỉnh Thừa Thiên Huế. Hệ thống sông này có 3 sông nhánh lớn là sông Tả Trạch, sông Hữu Trạch, sông Bồ đều bắt nguồn từ dãy Bạch Mã đổ vào vào đầm phá và ra biển bằng cửa Thuận An và Tư Hiền. Hệ thống sông Hương có các thông số sau: L=104km, i = 28,5%, mật độ lưới sông = 0,6 km/km2. Lưu vực sông Hương có dạng hình nan quạt, các sông chính ngắn và dốc, đoạn trung lưu hầu như không có. Vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Hương có độ cao +0,00 đến +10,00 m, không bằng phẳng, bị chia cắt bởi nhiều kênh rạch. Do thấp trũng nên vùng đồng bằng hạ lưu sông Hương thường bị ngập lụt hàng năm. Mực nước lũ sông Hương hàng năm có 2 mùa lũ: Lũ tiểu mãn xuất hiện tháng 5, 6 và lũ chính vụ xuất hiện vào tháng 9, 10, 11.

Sông Truồi: Phát nguyên từ dãy núi Bạch Mã có độ cao từ 1186 đến 1444 m, sông Truồi chảy theo hướng Nam-Bắc đổ vào đầm Cầu Hai tại Bàng Môn. Chiều dài sông 24 km, độ cao bình quân đầu nguồn +820 m, độ cao bình quân lưu vực 253 m, độ cao tại cửa ra là +0.00 m, độ dốc bình quân lưu vực 27.44 o/oo, chiều dài lưu vực 20 km, chiều rộng bình quân lưu vực 7.4 km. Độ dốc lòng sông là 39 km/km2. Sông truồi chảy qua vùng đồi trọc cây thưa thớt, hạ lưu sông Truồi là vùng đồng bằng rộng khoảng 2000 ha nối liền với đồng bằng sông Hương.

Sông Nong: Là một con sông nhỏ xuất phát từ vùng đồi núi giữa sông Tả Trạch và sông Truồi, chảy qua Quốc Lộ 1A đổ vào đầm Cầu Hai. Chiều dài sông chính là 30 km, độ dốc lòng sông 37,4 m/km2, độ cao bình quân lưu vực đầu nguồn là +1000m. Lưu vực sông Nông chảy qua chủ yếu là rừng trồng, còn lại là các bụi rậm. Lòng sông dốc thường gây ra lũ quét dọc bờ sông.

Sông Cầu Hai: Là một con sông nhỏ ngắn và dốc. Chiều dài dòng chính chỉ có 5 km, xuất phát từ dãy Bạch Mã và đổ vào đầm Cầu Hai. Vùng đồng bằng thuộc lưu vực sông Cầu Hai có diện tích khoảng 700-800 ha.

Hệ thống thuỷ văn ở Thừa Thiên Huế hết sức phức tạp và độc đáo. Tính phức tạp và độc đảo thể hiện ở chỗ hầu hết các con sông đan nối vào nhau thành một mạng lưới chằng chịt: sông Ô Lâu - phá Tam Giang - sông Hương - sông Lợi Nông - sông Đại Giang - sông Hà Tạ - sông Cống Quan - sông Truồi- sông Nong - đầm Cầu Hai. Tính độc đáo của hệ thống thuỷ văn Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở chỗ nơi hội tụ của hầu hết các con sông trước khi ra biển là một vực nước lớn, kéo dài gần 70 cây số dọc bờ biển, có diện tích lớn nhất Đông Nam Á (trừ sông A Sáp chạy về phía Tây, và sông Bu Lu chảy trực tiếp ra biển qua cửa Cảnh Dương). Đó là hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm phá tiêu biểu nhất trong 12 vực nước cùng loại ven bờ biển Việt Nam và là một trong những đầm phá lớn nhất thế giới. Mạng lưới sông - đầm phá đó còn liên kết với rất nhiều trằm, bàu tự nhiên, có tên và không tên, với các hồ, đập nhân tạo lớn, nhỏ. Tổng diện tích mặt nước của hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai khoảng 231 km2 và tổng lượng nước mặt do các sông bắt nguồn từ Đông Trường Sơn lên tới hơn 9 tỷ mét khối.

2.3.8.Động thực vật

Lãnh thổ Thừa Thiên Huế được chia thành 4 vùng sinh thái: vùng núi, vùng gò đồi, vùng đồng bằng và vùng đầm phá và cồn cát ven biển. Các vùng sinh thái này bao gồm nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, có giá trị quốc gia và quốc tế đã được thừa nhận rộng rãi. Ba hệ sinh thái có giá trị nhất về đa dạng sinh học là hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái đầm phá, và hệ sinh thái biển khu vực Hải Vân - Sơn Chà.

Những khu rừng tự nhiên ở Thừa Thiên Huế có số lượng các loài thực vật cao hơn hẳn các nơi khác, vì đây là nơi gặp nhau, là mảnh đất hội tụ của hai hệ thực vật tương ứng với hai miền khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới. Chỉ tính riêng các loài cây gỗ lớn, thì ngoài những loài nhiệt đới như gõ, mật, chò chỉ, lim xanh, kiền kiền, dầu,... còn có các loài á nhiệt đới như hoàng đàn giả, thông tre, kim giao.

Một số những cánh rừng đó đã được đánh giá, quy hoạch thành các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên, các khu bảo vệ cảnh quan,... tiêu biểu là Vườn quốc gia Bạch Mã. Vườn này có tổng diện tích hơn 22.000ha, cộng thêm hơn 22.000ha vùng đệm thuộc địa phận 9 xã, 2 thị trấn của hai huyện Phú Lộc và Nam Đông, và huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng, được bao phủ bởi cả hai kiểu rừng: rừng kín thường xanh nhiệt đới ở độ cao 900m trở xuống và rừng kín thường xanh á nhiệt đới từ 900 mét trở lên. Theo thống kê bước đầu, tại Vườn quốc gia Bạch Mã có 1.406 loài thực vật (dự báo lên đến 2.000 loài), 132 loài thú, 358 loài chim, 311 loại bò sát và 57 loài cá nước ngọt. Bạch Mã là nơi tập trung một số khá lớn các loài chim của Việt Nam. Số lượng loài chim đã được thống kê ở đây chiếm hơn 43% tổng số loài chim trong toàn quốc, nhưng nếu so sánh về tổng số họ và bộ thì tỷ lệ này lại còn cao hơn. Các loài chim ở Bạch Mã chiếm tới gần 68% tổng số họ và gần 80% tổng số bộ trong toàn quốc. Đặc biệt, trong số 12 loài trĩ có mặt tại Việt Nam thì ở Bạch Mã có tới 7 loài, bằng số loài trĩ hiện có ở Lào và nhiều hơn số loài trĩ có ở Campuchia. Hơn thế nữa, lịch sử Vườn Quốc gia Bạch Mã có quan hệ với một loài chim. Người ta kể rằng ý tưởng xây dựng Vườn Quốc gia Bạch Mã  của người Pháp từ những năm 20 của thế kỷ XX bắt nguồn từ việc phát hiện lần đầu gà lôi lam mào trắng (Lophura edwardsi) ở khu vực này.

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đã nổi tiếng từ xa xưa qua câu ca dao "Thương em anh cũng muốn vô, sợ truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang", nay tiếng tăm của nó đã vượt ra ngoài biên giới quốc gia, vì những giá trị của nó không chỉ với tư cách một khu vực giàu tiềm năng cho phát triển của Thừa Thiên Huế, mà còn với tư cách một vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế - một "viên ngọc sinh học quý giá" như nhận xét của một chuyên gia nước ngoài. Các điều kiện tự nhiên thuận lợi của khu vực đầm phá về chế độ thủy, hải văn, độ mặn, môi trường nước trong sạch, nguồn lợi thủy sinh sản thành một trong ba ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Song song với các hoạt động phát triển, các hoạt động nghiên cứu theo hướng bảo tồn đã được đẩy mạnh trong vòng 10 năm trở lại đây, nhờ đó người ta có những hiểu biết ngày càng đầy đủ hơn về giá trị to lớn của tài nguyên môi trường và đa dạng sinh học của hệ đầm phá. Tam Giang - Cầu Hai còn thu hút được sự quan tâm của quốc gia và quốc tế vì ngoài nguồn lợi thuỷ sinh phong phú, tính đa dạng sinh học cao ở cả ba cấp độ hệ sinh thái, giống loài và nguồn gien, nơi đây còn là một điểm dừng chân của hơn 30 loài chim nước di trú, trong số đó có nhiều loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam và Danh mục chim bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu, cùng với hơn 30 loài chim nước bản địa tạo thành một sân chim lớn và là địa điểm có các thảm cỏ biển tập trung - những khu rừng dưới nước lớn thứ hai Việt Nam, sau đảo Phú Quốc, với tổng diện tích các thảm cỏ lên đến khoảng 1.000ha.

Khu vực biển ven bờ quanh mũi đèo Hải Vân, đảo Sơn Chà và đầm Lập An nằm ở huyện Phú Lộc được đưa vào danh sách 15 khu bãi biển của Việt Nam vì tính độc đáo về đa dạng sinh học biển của nó. Ở cấp độ hệ sinh thái, trên một diện tích không lớn, khoảng 7.000ha, chỉ tính riêng phần dưới nước, khu vực này bao gồm năm hệ sinh thái là hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái cỏ biển, hệ sinh thái vùng triều đá, hệ sinh thái vùng triều cát và hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Chính sự có mặt hệ sinh thái rạn san hô đã làm cho bức tranh đa dạng sinh học biển ở đây trở nên ấn tượng và đặc sắc. Thông thường, các rạn san hô chỉ xuất hiện ở các vùng biển, đảo ngoài khơi, nhưng khu vực này các rạn san hô có mặt ở ngay bờ biển. Ngoài ra, do vị trí chuyển tiếp giữa vịnh Bắc bộ và biển Đông của khu vực này, mà số lượng loài san hô ở đây cao hơn hẳn các vùng biển khác có diện tích tương đương. Nếu chỉ tính riêng san hô cứng thì số loài san hô ở khu vực Hải Vân - Sơn Chà chỉ đứng sau Côn Đảo, Cát Bà và Cù Lao Chàm, là những vùng biển, đảo có diện tích lớn hơn nhiều. Không những thế, độ phủ san hô sống ở đây khá cao, và có hơn một nửa các rạn san hô được đánh giá thuộc loại rạn tốt theo thang phân loại quốc tế. Các rạn san hô không chỉ là một quần thể sinh vật đa dạng có vẻ đẹp quyến rũ, mà còn là một sinh cư lý tưởng cho các loài thuỷ sinh, trong đó có cá san hô, những nhân vật chính của hệ sinh thái san hô. Số lượng loài cá san hô tìm thấy ở khu vực này là 132 loài, chỉ ít hơn so với Cù Lao Chàm và nhiều hơn nhiều so với các khu vực biển, đảo trong vịnh Hạ Long và đảo Cồn Cỏ. Với đường đèo uốn lượn, lên xuống, mờ ảo trong mây, với những bãi cát trắng hoang sơ dưới chân đèo và những rạn san hô cùng những bầy cá lung linh sắc màu dưới nước, Hải Vân chắc chắn sẽ trở thành một điểm đến hấp dẫn của những du khách yêu thích thiên nhiên.

Ngoài số lượng các loài loài thực vật từ bậc thấp đến bậc cao lớn hơn hẳn so với các địa phương khác do tính chất chuyển tiếp của các khu hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới, tính đặc sắc đa dạng sinh học của Thừa Thiên Huế còn thể hiện ở cho đây là nơi dừng chân cuối cùng của những giống loài đặc trưng của hai miền Nam, Bắc, nơi xuất hiện của nhiều giống loài quý hiếm. Những cây ăn quả phổ biến, đặc trưng cho phức hệ thực vật miền Nam như giáng châu (măng cụt), chôm chôm, sầu riêng,... đều có mặt ở Thừa Thiên Huế, và không thấy xuất hiện ở các vĩ độ cao hơn, nhưng với mùa vụ lệch pha (trái mùa) như giáng châu, chất lượng kém hơn như chôm chôm, và năng suất thấp hơn như sầu riêng. Những cây trái đặc trưng của hương vị miền Bắc trên đường vào Nam, như vải, sấu, ... đến đây là dừng lại. Trong quá trình tiến hoá, các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gien đã liên tục biến đổi, tạo ra các loài mới trong điều kiện sinh thái mới, trong khi một số loài khác sẽ biến mất. Đến thời điểm này, các nhà khoa học đã kiểm kê được ở Thừa Thiên Huế 43 loài thực vật quý hiếm, được phân thành 5 bậc là đang nguy cấp hay đang bị đe đoạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là E) 1 loài, sẽ nguy cấp hay có thể bị đe doạ tuyệt chủng (ký hiệu quốc tế là V) 10 loài, hiếm hay có thể sẽ nguy cấp (ký hiệu quốc tế là R) 16 loài, bị đe dọa (ký hiệu quốc tế là T) 6 loài và biết không chính xác (ký hiệu quốc tế là K) 10 loài.

Lịch sử mở mang bờ cõi và giao lưu giữa các vùng đất trong quá khứ, nhu cầu phát triển và cuộc cách mạng sinh học trong lai tạo các giống cây trồng hiện nay cũng góp phần làm phong phú thêm hệ thực vật vốn đã hết sức phong phú của Thừa Thiên Huế. Cành đào Thăng Long nay đã thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng của đất Cố đô, cũng đỏ thắm không thua kém đào Nhật Tân, Hà Nội. Những cây thốt nốt từ Nam Bộ đang xanh tươi bên sông Hương thơ mộng như chúng có nguồn gốc từ chính mảnh đất này. Cây bao báp châu Phi ở thành phố Huế tự bao giờ, đã "bản địa hoá" đến mức sau rất nhiều năm đơm hoa, kết trái, gần đây, hạt của nó đã có thể nảy mầm thành những cây bao báp con, nhưng bây giờ người ta đã gán cho nó thêm địa danh chỉ xuất xứ để trở thành "bao báp Huế". Rồi bao nhiêu loài hoa, cây cảnh từ mọi miền đất nước, thậm chí từ Thái Lan, Trung Quốc, Hà Lan,... đến đây vào các dịp hội chợ, lễ tết được những người yêu quý chúng cố gắng giữ giống lại, tiếp tục bổ sung vào danh lục các loài thực vật vốn đã rất dài của mảnh đất này.

Với những điều kiện tự nhiên đặc biệt, Thừa Thiên Huế còn góp cho đời những cây trái có hương vị ngon ngọt của riêng mình. Trong những thứ cây trái "đặc hữu" đó của Thừa Thiên Huế, bưởi Thanh trà được xếp đứng đầu bảng. Là một loại bưởi, một loài cây ăn quả có múi phổ biến của Việt Nam, nhưng Thanh trà khác biệt với các loại bưởi khác bởi vị ngọt thanh, rất ít the, tép khô đến mức có thể tách ra từng tép một mà không nát.

Bức tranh đa dạng sinh học các khu hệ động vật của Thừa Thiên Huế cũng đặc sắc không kém so với các khu hệ thực vật. Trước hết và nổi bật nhất là các loài thú lớn. Nếu Vụ Quang, Hà Tĩnh là nơi phát hiện ra sao la (Pseudorys nghetinhensis), một trong ba loài thú lớn đặc hữu của Việt Nam được phát hiện lần đầu tiên trong thập niên cuối cùng của thế kỷ XX, thì Thừa Thiên Huế được coi là nơi có các điều kiện tự nhiên phù hợp nhất với đời sống tự nhiên của Sao la. Vì vậy số lượng Sao la ở đây khá lớn (theo số liệu của WWF là khoảng 110 con), phân bố ở các khu rừng đầu nguồn các sông Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ, trên địa bàn 3 huyện A Lưới, Nam Đông, Hương Trà và thị xã Hương Thuỷ. Ngoài sao la, địa bàn Thừa Thiên Huế còn là nơi cư trú của các loài thú lớn quý hiếm như hổ, báo gấm, báo hoa mai, gấu, bò tót, sói đỏ, mang lớn, chồn bay, sóc bay lớn... Chính nơi đây là quê hương của chú hổ Đông Dương có cái tên Lâm Nhi đang được nuôi dưỡng ở Vườn thú Thủ Lệ, Hà Nội.

Theo thống kê chưa đầy đủ, người ta đã xác định được 80 loài động vật quý hiếm, là những loài đặc hữu của khu vực hoặc cả nước có phân bố tại Thừa Thiên Huế, trong đó coi loài không xương sống, 6 loài cá, 5 loài lưỡng cư, 15 loài bò sát, 16 loài chim và 37 loài thú. Nằm ngoài danh lục 80 loài được ghi vào Sách đỏ Việt Nam kể trên, các nhà khoa học còn coi loài cá dầy (Cyprinus centralis) ở đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có khả năng là loài đặc hữu của đầm phá Thừa Thiên Huế, vì từ khi công bố loài mới này vào năm 1994, các nhà khoa học chưa tìm thấy loài này ở các vực nước khác có điều kiện tương tự.

2.3.9.Cảnh quan thiên nhiên

Vĩ tuyến 16 độ vĩ Bắc nằm chính giữa vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, nơi giao thoa của hai miền khí hậu nhiệt đới ở phía Nam và á nhiệt đới ở phía Bắc. Đó cũng chính là điều đặc biệt của vị trí địa lý tỉnh Thừa Thiên Huế xét trên phương diện tự nhiên. Chính vị trí đặc biệt cùng với sự đa dạng của địa hình tương phản trên một mảnh đất hẹp đã làm cho Thừa Thiên Huế có nhiều đặc điểm nổi bật về tự nhiên và giàu có về tài nguyên thiên nhiên.

Địa hình phức tạp và đa dạng sinh học ở cấp độ hệ sinh thái là nguồn gốc của vẻ đẹp và sự phong phú của cảnh quan thiên nhiên, một dạng tài nguyên hết sức quý giá được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho Thừa Thiên Huế. Đó là những bãi cát trắng, mịn, sạch trải dài hàng chục cây số từ xã Điền Hương, huyện Phong Điền đến thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc. Đó là sông Bồ, sông Ô Lâu, sông Truồi,.. những dòng sông quê trong xanh, hiền hoà như mọi con sông ở miền Trung. Đó là những con suối lớn nhỏ với những thác ghềnh, hồ, vũng tự nhiên như suốt A Đon, huyện Phong Điền, thác Trượt, huyện Nam Đông, Nhị Hồ, suối Voi, thác Mơ, huyện Phú Lộc... đó là màu xanh điệp trùng của rừng và biển trời bao la, sống động từ Vọng Hải Đài trên đỉnh Bạch Mã,... Đó là mặt nước đầm phá mênh mang với những nò sáo, những đáy, những rớ và những vạn dân thuỷ diện sống trên những con thuyền. Nhưng trước hết đó là sông Hương, núi Ngự, là dòng sông, ngọn núi huyền thoại đã đi vào thơ ca nhạc họa từ bao đời nay, không còn mang ý nghĩa là cảnh quan thiên nhiên đơn thuần, mà đã trở thành biểu tượng tinh thần của người dân xứ Huế.

Rõ ràng là Thừa Thiên Huế hết sức giàu có về tài nguyên thiên nhiên, từ vị trí địa lý, đến đất đai, từ khoáng sản đến nước mặt và nước ngầm, từ đa dạng sinh học đến cảnh quan thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên đó có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên đó chỉ có thể trở thành yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất xã hội, trở thành nguồn lực cơ bản cho phát triển khi nó được khai thác, sử dụng và hơn thế nữa, phải được khai thác, sử dụng một cách hợp lý, thông minh, và có hiệu quả. Những quyết định đóng cửa rừng tự nhiên, quy hoạch lại nghề khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái, những quy định nghiêm cấm săn bắt, mua bán động vật hoang đã, nghiêm cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt thuỷ sản có tính chất huỷ diệt... là những hành động cụ thể đã được Thừa Thiên Huế thực hiện theo hướng sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có nhưng hữu hạn đó.

2.4.Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Bảng  1. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu đạt được trong năm 2020 (Theo báo cáo số 438/BC-UBND ngày 04/12/2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế).

TT

Chỉ tiêu chủ yếu

Thực hiện 2019

Kế hoạch 2020

Ước TH 2020

I

Kinh tế

 

 

 

1

Tốc độ tăng GRDP (%), trong đó:

7,27

7,5-8,0

2,06

 

- Nông Lâm Ngư nghiệp (%)

-4,15

2,28

1,34

 

- Công nghiệp -Xây dựng (%)

11,20

10,56

6,21

 

- Dịch vụ (%)

7,63

6,9

-0,79

 

- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp SP (%)

8,50

5,58

3,69

2

GRDP bình quân đầu người (USD)

2.020

2.150

2.120

3

Giá trị xuất khẩu (triệu USD)

950

1.050

800

4

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội (Tỷ đồng)

22.700

27.000

24.500

5

Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng)

8.396

7.607

8.455

II

Xã hội

 

 

 

6

Mức giảm tỷ suất sinh (‰)

0,2

0,2

0,2

 

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (‰)

10,8

<10,8

10,8

7

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng:

-Theo cân nặng (%)

-Theo chiều cao (%)

 

7,6

10,4

 

< 7,6

<10,4

 

7,6

10,4

8

Tỷ lệ hộ nghèo (%)

4,17

3,67

3,67

9

Tỷ lệ người dân tham gia BHYT (%)

98,5

>98

99,05

10

Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề (%)

64

66

65,45

11

Tạo việc làm mới (nghìn người)

16

16

12,5

III

Môi trường

 

 

 

12

Tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch (%)

85

87

87

13

Độ che phủ rừng (%)

57,3

57,3

57,3

14

Tỷ lệ chất thải rắn ở đô thị được thu gom (%)

96

97

97

Bảng  2. Các chỉ tiêu kinh tế xã hội chủ yếu ước đạt được trong năm 2021.

TT

Chỉ tiêu chủ yếu

Ước TH năm 2021

I

Kinh tế

 

1

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP)

tăng 7,4 - 8,4% (do năm 2020 là năm gốc, tăng 2,06%)

2

GRDP bình quân đầu người (USD/người)

>2.300

3

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

>920

4

nhập khẩu phấn đấu (triệu USD)

575 (tăng 15%)

5

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội(Tỷ đồng)

tăng từ 8-10% (dự ước 24.500 tỷ)

6

Thu ngân sách Nhà nước (Tỷ đồng)

6.065,2 (giảm 28,3% so với thực hiện năm 2020)

II

Xã hội

 

7

Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%)

67

8

Bác sỹ/vạn dân

13-14

9

Giường bệnh/vạn dân

58-60

10

Tỷ lệ hộ nghèo

0,4% (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016– 2020)

11

Phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới

07 - 09

12

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên (người)

650.000 (tăng 4,5% so với năm 2020)

III

Môi trường

 

13

Tỉ lệ dân số sử dụng nước sạch (%)

94

14

Tỉ lệ khu công nghiệp đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường (%)

30 - 40

15

Tỉ lệ che phủ rừng ổn định (%)

57-57,5

Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2020 tiếp tục tăng nhưng giá trị gia tăng thấp, ước đạt 2,06%, không đạt kế hoạch đề ra do ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19 và thiên tai trong năm gây ra. Trong đó:

- Khu vực dịch vụ tăng trưởng âm 0,79%, đặc biệt doanh thu du lịch giảm sâu, giảm 64% so với cùng kỳ.

- Khu vực công nghiệp và xây dựng ước đạt 6,21% [4]. Mặc dù bị ảnh hưởng đại dịch Covid-19, một số sản phẩm chủ lực như sợi, may mặc giảm, không đạt kế hoạch, nhưng một số sản phẩm duy trì mức sản xuất khá, vượt kế hoạch (Bia); sản phẩm mới - khẩu trang y tế chủ yếu xuất khẩu thế giới.

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 1,34% do ảnh hưởng của các trận mưa lớn, bão, lụt liên tiếp vào cuối năm, đặc biệt thiệt hại về thuỷ sản, chăn nuôi, hoa màu...

- Khu vực thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 3,69%. Nhờ chuyển nguồn thu từ năm 2019 chuyển sang; đồng thời, thuế xuất nhập khẩu tăng 1 số mặt hàng xuất nhập khẩu có tỷ suất thuế tăng so với cùng kỳ.

Cơ cấu các khu vực kinh tế: Dịch vụ - Công nghiệp và xây dựng - Nông nghiệp - Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tương ứng 47,36% - 32,25% - 11,86% - 8,53%.Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) bình quân đầu người đến năm 2020 ước đạt 49 triệu đồng, tương đương 2.120 USD, tăng 5% (xấp xỉ đạt KH là 2.150 USD).

Thu ngân sách năm 2020 ước đạt 8.455 tỷ đồng, vượt 11,2% so với dự toán, tăng 0,7% so với cùng kỳ; trong đó, thu nội địa 7.992 tỷ đồng (chiếm 94,5% tổng thu NS), tăng 12,8% so với dự toán, tăng 1,3% so cùng kỳ (Nguồn chủ yếu từ nguồn thu tiền sử dụng đất tăng 34%); thu từ hoạt động xuất nhập khẩu 415 tỷ đồng, bằng 84,3% dự toán, giảm 13,6%. Chi ngân sách năm 2020 ước đạt 11.428 tỷ đồng, bằng 95,5% dự toán.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 24.450 tỷ đồng, tăng 7,9%, đạt 90,6% KH. Đã tập trung triển khai Dự án giải phóng mặt bằng Khu vực 1 Kinh thành Huế, hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, hạ tầng phát triển công nghiệp.

2.4.1.Phát triển các thành phần kinh tế

  1. Xúc tiến đầu tư:

Tính đến 31/10/2020, tỉnh đã thu hút 25 dự án đầu tư mới và 8 dự án điều chỉnh vốn với tổng số vốn đăng ký và tăng thêm 10.830 tỷ đồng, vượt kế hoạch [5]; trong đó có 05 dự án đầu tư nước ngoài với vốn đăng ký 18,4 triệu USD chiếm 5,5%. Lũy kế đến nay, trên địa bàn có 577 dự án còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký khoảng 177.000 tỷ đồng, trong đó 468 dự án trong nước với số vốn 92.000 tỷ đồng chiếm 52%.

Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 7.000 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch; vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt hơn 52.400 tỷ đồng, bằng 29,6% tổng vốn đầu tư đăng ký (trong đó địa bàn KKT, KCN ước đạt 34.000 tỷ đồng).

Đã xây dựng thông tin 200 dự án kêu gọi đầu tư, trong đó, có 16 dự án được công bố thông tin chi tiết sẵn sàng kêu gọi đầu tư.

Công tác rà soát, giám sát tiến độ các dự án ngoài ngân sách 79 dự án theo Nghị quyết số 08/NQ-HĐND ngày 14/7/2017 của HĐND. Đến nay, đã thu hồi được 29 dự án [6]; tiếp tục rà soát thu hồi 8 dự án; cần giám sát đặc biệt 21 dự án và đôn đốc tiến độ thực hiện 21 dự án. Ngoài ra, UBND tỉnh bổ sung thêm 72 dự án đưa vào nội dung giám sát đầu tư [7].

  1. Phát triển doanh nghiệp:

Tính đến 27/11/2020, có 640 doanh nghiệp và 279 đơn vị trực thuộc thành lập mới và điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký hơn 10.300 tỷ đồng [8]; có 234 doanh nghiệp hoạt động trở lại, tăng 6,8%; song có tới 418 doanh nghiệp tạm ngừng, tăng 30% và 98 doanh nghiệp giải thể, giảm 50% [9]. Lũy kế doanh nghiệp đang hoạt động ước đạt 6.345 doanh nghiệp.

Triển khai đồng bộ Quy trình phối hợp giữa các thủ tục: đăng ký kinh doanh - đăng ký tài khoản ngân hàng - đăng ký khắc con dấu, đã rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ cho doanh nghiệp từ 10 ngày xuống còn 03 ngày; thực hiện quy chế liên thông giữa Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế tỉnh và các đơn vị cung cấp dịch vụ trong việc hỗ trợ chữ ký số, hóa đơn điện tử, kê khai thuế và kế toán.

  1. Phát triển kinh tế tập thể:

Tính đến 30/10/2020, đã thành lập mới 11 Hợp tác xã (HTX), ước đến cuối năm 2020 thành lập mới thêm 02 HTX, nâng tổng số HTX đang hoạt động lên 302 HTX, tăng 13 HTX so với năm 2019, vượt 1% (3 HTX) so với kế hoạch [10]. Tổng số thành viên HTX đạt 172.141 thành viên, tăng 0,68%; tổng số lao động trong HTX đạt 38.500 người, tăng 0,7%. Doanh thu bình quân của HTX năm 2020 ước đạt 3,2 tỷ đồng, tăng 200 triệu đồng/HTX so với năm 2019 [11].

Tình hình phát triển kinh tế tập thể đã có những chuyển biến khá rõ, ngày càng giữ vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất nông nghiệp, góp phần nâng cao đời sống người dân vùng nông thôn. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều HTX còn ở quy mô nhỏ, vừa làm vừa tìm kiếm thị trường, thiếu định hướng hoạt động mở rộng sản xuất, năng lực cạnh tranh còn yếu. Hoạt động liên doanh, liên kết trong nội bộ HTX, giữa các HTX với nhau và các doanh nghiệp chưa thực sự tích cực và mang lại hiệu quả.

2.4.2.Phát triển công nghiệp

Năm 2020, giá trị sản xuất ước đạt khoảng 36.600 tỷ đồng (theo giá so sánh), đạt 98,9% KH, tăng 6,4%. Chỉ số IIP tăng 5% nhờ đóng góp tăng trưởng của một số năng lực sản xuất mới, cụ thể NM Sợi 2 (CTPT Vinatex Phú Hưng); NM SX mũ thể thao và túi du lịch; NM dệt sunjin AT&C Vina; Thủy điện sông Bồ; Frit Hương Giang (lò thứ 2), Viên nén năng lượng tái tạo Thiên Phú; NM chế xuất Billion Max Việt Nam;…và tăng năng lực tại chỗ của một số doanh nghiệp. Một số sản phẩm tăng so với năm 2019 cụ thể: Khẩu trang y tế 546 triệu cái (sản phẩm mới); Bia 256 triệu lít, vượt 2,4% KH, tăng 3,2%; Men frit 244 nghìn tấn, tăng 1,1%; Thủy hải sản xuất khẩu 6.170 tấn, tăng 6%; Tôm đông lạnh 6.170 tấn, tăng 6%; Lon nhôm 14,9  nghìn tấn, tăng 9,4%; Điện sản xuất 1.320 triệu kwh, tăng 8,2%; Điện thương phẩm 1.860 triệu kwh, tăng 0,8%; Quặng inmenit và tinh quặng inmenit 18.400 tấn, tăng 63,8%;…

Một số sản phẩm giảm: Sợi các loại 89,2 nghìn tấn, giảm 1%; Quần áo lót 322 triệu cái, giảm 9,6% ; Áo quần may sẵn 57 triệu sản phẩm, giảm 12,3%; Dăm gỗ 620 nghìn tấn; giảm  3,4%, Ô tô 120 xe, giảm 23,6%; Xi măng 2.150 nghìn tấn, giảm 5,4%. Bên cạnh đó, do ảnh hưởng đại dịch Covid-19 một số doanh nghiệp may mặc đã kịp thời chuyển sang sản xuất khẩu trang vải, khẩu trang khuẩn phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu để duy trì hoạt động sản xuất và giải quyết việc làm cho lao động [12].

Giá trị sản xuất ngành xây dựng năm 2020 (theo giá so sánh) ước đạt 8.700 - 9.000 tỷ đồng, tăng 7,5-9%. Đã hình thành các dự án khu đô thị và nhà ở cao cấp [13] thuộc khu đô thị mới An Vân Dương, với diện tích 1.700 ha. Đến nay, Khu đô thị mới An Vân Dương đã thu hút 48 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký hơn 13.000 tỷ đồng, diện tích 300 ha (chiếm 17% ). Trong đó, có 10 dự án phát triển nhà ở thương mại, dự án phát triển đô thị với diện tích đất quy hoạch 230,1 ha, dự kiến xây dựng 7.146 căn; 04 dự án nhà ở xã hội với diện tích đất quy hoạch trên 4,1ha, 1.840 căn hộ giai đoạn 2021 - 2023.

Thực hiện Chính sách hỗ trợ về nhà ở của Chính phủ: Chính sách hỗ trợ người có công đã hoàn thành 4.839/5.264 hộ, giải ngân 117,5 tỷ đồng, đạt 92%. Chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung đã hoàn thành 2.280/3.906 hộ, đạt tỷ lệ 58%, giải ngân 28,078 tỷ đồng, đạt 88%. Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 đã hoàn thành 671/1.491 hộ, đạt tỷ lệ 45%, đã giải ngân 16,775 tỷ đồng, đạt 45%.

Tính đến 31/10/2020, tại địa bàn khu kinh tế và các khu công nghiệp, đã cấp mới 06 dự án đầu tư [14] và điều chỉnh vốn với tổng vốn đăng ký 5.175 tỷ đồng, đạt 86% KH [15]. Ngoài ra, hiện đang có một số nhà đầu tư đang nghiên cứu đầu tư vào Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, dự kiến đến cuối năm 2020, sẽ cấp thêm khoảng 05 - 07 dự án với vốn đăng ký dự kiến 6.000 tỷ đồng [16]. Vốn đầu tư thực hiện năm 2020 ước đạt 1.724 tỷ đồng, đạt 28,7% KH.

Lũy kế đến nay, có 147 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký là 103.827 tỷ đồng [17]. Trong đó, 93 dự án đang hoạt động (chiếm tỷ lệ 63,3%), 32 dự án đang triển khai thực hiện (chiếm tỷ lệ 21,8%), 22 dự án còn lại thuộc diện chậm tiến độ, ngừng triển khai thực hiện (chiếm tỷ lệ khoảng 15%). Lũy kế vốn đầu tư thực hiện đến nay ước đạt khoảng 30.491 tỷ đồng (đạt 29,4% tổng vốn đăng ký).

Tỷ lệ lấp đầy Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đạt 32% (KH 35%); KCN Phú Bài 1 và 2 tỷ lệ lấp đầy 97,2%; giai đoạn 4 (đợt 1) đang lập hồ sơ khảo sát hiện trạng, quy hoạch chi tiết 1/500;  KCN Phong Điền 18,4% (KH là 25%) [18]; KCN La Sơn 26,7% (KH là 38%); KCN Phú Đa 22% (KH là 25%); KCN Tứ Hạ: 2,8% (KH là 5%); KCN Quảng Vinh hiện chưa có nhà đầu tư hạ tầng và chưa có dự án đầu tư.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật KKT, KCN chưa đồng bộ, thiếu hệ thống xử lý nước thải các KCN (trừ KCN Phú Bài và Khu kinh tế [19]) đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thu hút các nhà đầu tư thứ cấp. Hiện nay, một số khu công nghiệp đang tiến hành các thủ tục để đầu tư hệ thống xử lý nước thải [20].

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, đã tạm hoãn tổ chức Hội nghị xúc tiến, thu hút đầu tư vào Khu kinh tế, khu công nghiệp tỉnh; nhiều dự án đầu tư bị giãn hoặc chậm tiến độ so với kế hoạch. Hoạt động sản xuất kinh doanh một số doanh nghiệp giảm, doanh thu ước đạt khoảng 21.000 tỷ đồng, giảm 25%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt khoảng 550 triệu USD, chiếm 68% so với toàn tỉnh. Thu ngân sách ước đạt: 2.500 tỷ đồng, giảm 12% so với cùng kỳ. Có 32.500 lao động, trong đó có 103 lao động nước ngoài.

  1. Khu kinh tế:

Với những lợi thế vốn có, trong những năm qua nền kinh tế của tỉnh Thừa Thiên Huế có những bước phát triển khá toàn diện. Hiện, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định  phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm định hướng phát triển các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Theo đó, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có nhiều chính sách ưu đãi nhằm kêu gọi các nhà đầu tư để lấp đầy các dự án tại các Khu kinh tế – Khu công nghiệp – Cụm CN trên địa bàn.[21]

Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu cho khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô, khu kinh tế cửa khẩu A Đớt để kêu gọi, xúc tiến đầu tư. Trong đó:

- Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô: đầu tư phát triển khu công nghiệp và khu dịch vụ hậu cần cảng quy mô 540ha và khu công nghệ cao trong khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô quy mô 400 ha; bố trí các nhà máy sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, phát triển các ngành công nghiệp sạch, công nghiệp kỹ thuật cao, với mục tiêu thu hút các dự án công nghiệp trọng điểm, đầu tàu động lực phát triển công nghiệp của tỉnh. Sau năm 2020, Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô phấn đấu trở thành vùng công nghiệp lõi của tỉnh.

- Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt: phát triển KCN Hương Lâm với quy mô 140ha, tập trung các ngành nghề chế biến nông lâm sản, khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may – da giày và các loại hình công nghiệp khác; gắn với phát triển khu kinh tế cửa khẩu tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực và cửa ngõ giao thương quốc tế với Lào.

  1. Khu công nghiệp:

Hình thành các khu công nghiệp chức năng, ưu tiên thu hút đầu tư các ngành nghề và sản phẩm chủ yếu vào các KCN theo đúng chức năng chính của các khu công nghiệp như sau:

- Khu công nghiệp Phú Bài giai đoạn 1, 2, 3 và 4: đầu tư các ngành Kỹ thuật công nghệ cao, công nghệ thông tin, công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, cơ khí lắp ráp ô tô xe máy, nước giải khát; công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may,...

- KCN Tứ Hạ: ưu tiên phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp điện, điện tử, dệt may, da giày, cơ khí; không phát triển thêm ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng không phù hợp với khu vực lân cận đô thị và có nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- KCN Phong Điền: ưu tiên các ngành gắn với vùng nguyên liệu silicat; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông lâm sản; công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp may thời trang, công nghiệp hỗ trợ, phụ trợ cho ngành dệt may. Riêng Khu B và khu B mở rộng (147ha) giành riêng cho đầu tư phát triển ngành công nghiệp chế biến cát thạch anh, silicat.

- KCN La Sơn: các ngành công nghiệp chế biến khoáng sản (ti tan, zircon,...), lâm sản (các sản phẩm chế biến từ gỗ), cơ khí chế tạo, điện tử,...

- KCN Quảng Vinh: Các ngành chế biến thủy sản, nông sản; công nghiệp dệt - nhuộm - may, công nghiệp dệt may; sản xuất nông ngư cụ.

- KCN Phú Đa: chế biến thức ăn nuôi trồng thủy hải sản và chăn nuôi gia súc, gia cầm; chế biến thủy hải sản, nông sản; may mặc, công nghiệp điện tử, sản phẩm điện gia dụng và các ngành công nghiệp khác

  1. Cụm công nghiệp:

Phát triển cụm công nghiệp chủ yếu nhằm phục vụ nhu cầu di dời các cơ sở sản xuất xen lẫn trong khu vực dân cư và các dự án đầu tư sản xuất các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề truyền thống và các dự án có quy mô nhỏ gắn với vùng nguyên liệu và nguồn lao động của địa phương.

2.4.3.Phát triển thương mại - dịch vụ - du lịch

  1. Hoạt động du lịch:

Hoạt động du lịch bị ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tỉnh đã nỗ lực trong việc kiểm soát dịch bệnh, triển khai các giải pháp kích cầu du lịch [22], tuy nhiên do dịch bệnh đã bùng phát trở lại, có chiều hướng phức tạp, khó lường nên đã hủy và hoãn nhiều sự kiện du lịch [23] gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động du lịch. Lượng khách du lịch đến Huế giảm sâu, ước cả năm 2020 chỉ đạt 1,8 - 2 triệu lượt, chiếm 39,2% KH, giảm 60%, trong đó khách quốc tế giảm mạnh, chỉ đạt 25% KH, giảm 70%, Khách lưu trú ước đạt 1 - 1,2 triệu lượt khách; bằng 50% KH và giảm 45%. Doanh thu du lịch ước khoảng 3.800 – 4.000 tỷ đồng, bằng 32% KH và giảm 64%; trong đó doanh thu các cơ sở lưu trú khoảng 800 tỷ đồng, chiếm 20% doanh thu. Thiệt hại về doanh thu du lịch ước khoảng 8.000 tỷ đồng.

Thực hiện Nghị quyết 08/NQ-HĐND ngày 8/5/2020 về triển khai các giải pháp kích cầu du lịch ban hành; Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 13/9/2019 về chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, đến nay bước đầu hoàn thiện và hình thành các điểm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái tại các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch [24].

Hạ tầng giao thông du lịch đang triển khai với nhiều dự án trọng điểm như đoạn Phú Mỹ - Thuận An (đường Tự Đức – Thuận An); dự án nâng cấp Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài; dự án đường cao tốc Túy Loan – La Sơn, Cam Lộ - La Sơn; dự án hầm đường bộ Hải Vân 2; Dự án hạ tầng du lịch sông Mê Công mở rộng giai đoạn II.

Đôn đốc triển khai các dự án đầu tư cơ sở vật chất đưa vào khai thác sau dịch Covid-19, cụ thể: khách sạn Sena Huế (KS Thuận Hóa cũ), Grand Silk Path Huế, khách sạn Đông Dương, Onsen Karawa Mỹ An, khu nghỉ dưỡng Movenpick Địa Trung Hải, Minh Viễn Lăng Cô; một số dự án chuẩn bị khởi công như Quần thể sân Golf Thiên An, chợ du lịch,... Đang hoàn thiện thủ tục triển khai 1 số dự án như dự án khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf  của Tập đoàn BRG, Văn Phú, Đăng Kim Long, Ecopark,…

Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch, đăng tải trên cổng thông tin điện tử du lịch tỉnh (visithue.vn), ứng dụng trên di động Hue-S; Tiktok, Instagram, Youtube.... Đẩy mạnh phát triển du lịch tại chỗ như du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái gắn với suối thác, biển và đầm phá, trải nghiệm không gian văn hóa nghệ thuật truyền thống và đương đại; mô hình du lịch homestay tiếp tục được mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ.

  1. Hoạt động thương mại:

Hạ tầng thương mại với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi ngày càng được đầu tư, mở rộng đã đáp ứng ngày càng cao nhu cầu mua sắm, tiêu dùng đa dạng của người dân [25]. Mạng lưới chợ được đầu tư, nâng cấp với tổng mức đầu tư các dự án lên tới 300 tỷ đồng [26]. Đến nay, có 07/42 chợ hoàn thành công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, đạt tỷ lệ 16,6% kế hoạch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội năm 2020 ước đạt 45.000 tỷ đồng, đạt 94% KH, tăng 4,9% so với cùng kỳ.

  1. Hoạt động xuất nhập khẩu:

Kim ngạch xuất khẩu 11 tháng đạt 766 triệu USD; ước cả năm đạt 800 triệu USD, giảm 16% so với cùng kỳ, bằng 73% KH. Kim ngạch nhập khẩu 11 tháng đạt 474 triệu USD, cả năm ước đạt 500 triệu USD, giảm 4,8%, bằng 62,5% KH. Nguyên nhân chủ yếu là do tác động của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nguồn nguyên phụ liệu chủ yếu nhập từ Trung Quốc và các hợp đồng xuất đi bị tạm ngưng hoặc giảm đáng kể.

  1. Hoạt động tín dụng:

Do tác động đại dịch Covid-19, mức huy động vốn và tín dụng năm 2020 chỉ đạt mức tăng trưởng thấp, ước thực hiện tổng nguồn vốn huy động đạt 52.700 tỷ đồng, tăng 9,1% so với đầu năm; tổng dư nợ tín dụng đạt 54.600 tỷ đồng, tăng 8,1%. Nợ xấu ở mức 1.080 tỷ đồng, chiếm 1,98% so với tổng dư nợ.

  1. Hoạt động vận tải do địa phương quản lý:

Năm 2020, vận tải hành khách ước đạt 17.332,1 nghìn lượt khách, giảm 30,4%; vận tải hàng hóa ước đạt 14.621,2 nghìn tấn, tăng 8%; doanh thu vận tải, kho bãi ước đạt 3.058 tỷ đồng, giảm 2,1% so cùng kỳ.

2.4.4.Phát triển nông - lâm nghiệp - thuỷ sản

Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản chịu "khó khăn kép" bởi thiên tai và dịch bệnh, ước thực hiện năm 2020 đạt 7.000 tỷ đồng, tăng 0,45%, không đạt KH (KH 7.400-7.500 tỷ đồng).

  1. Trồng trọt:

Tiếp tục triển khai thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tăng dần diện tích lúa chất lượng cao, thực hiện liên doanh liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Đã hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa theo mô hình cánh đồng lớn. Sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao, VietGap, hướng hữu cơ [27]. Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực năm 2020 ước đạt 56.146 ha trong đó, lúa ước đạt 54.131 ha, năng suất 58,9 tạ/ha, giảm 0,7 tạ/ha so với năm 2019, sản lượng 321,2 nghìn tấn, giảm 1,7%; Ngô: ước đạt 1.424 ha, giảm 10,6%; năng suất 39,7 tạ/ha, giảm 0,2 tạ/ha; sản lượng 5,66 nghìn tấn, giảm 11%; cây lương thực có hạt ước đạt 327 nghìn tấn. Sản lượng thu hoạch một số loại cây công nghiệp chủ yếu: Cao su: 6,7 nghìn tấn, tăng 0,7%; Lạc: 7,1 nghìn tấn, tăng 28%.

  1. Chăn nuôi:

Toàn tỉnh hiện có 1.400 trang trại chăn nuôi, trong đó có 78 trang trại đạt tiêu chí [28].Công tác tái đàn được thúc đẩy sau khi khống chế được dịch tả lợn Châu Phi. Dự kiến cả năm, đàn lợn 140.000 con, tăng 58% so với đầu năm; đàn bò 29.700 con, giảm 1,1%; đàn trâu 16.300 con, giảm 1,6%; đàn dê 9.420 con; tổng đàn gia cầm đạt 3,8 triệu con, tăng 2,6%. Tổng sản lượng thịt hơi gia súc, gia cầm ước đạt 38.700 tấn, tăng 10% [29]. Tổ chức triển khai dự án “Tổ hợp chăn nuôi an toàn sinh học 4F” (Farm-Food-Feed-Fertilizer) [30] của Tập đoàn Quế Lâm.

  1. Lâm nghiệp:

Diện tích trồng rừng mới ước đạt 6.500 ha tăng 4,8%. Trồng rừng gỗ lớn được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững 9.926 ha (trong đó FSC: 9.074 ha, tăng 1.296 ha; VFCS/PEFC: 852 ha). Sản lượng khai thác đạt 620 ngàn m3, tăng 1,78%. Tỷ lệ che phủ rừng duy trì đạt 57,35%.

Công tác quản lý, bảo vệ rừng tiếp tục được tăng cường. Tính đến 31/9/2020, đã phát hiện và xử lý 119 vụ phá rừng với diện tích 21 ha, xử phạt hành chính 22 vụ, phạt tiền 159 triệu đồng, chuyển xử lý hình sự 7 vụ. 

  1. Thủy sản:

Triển khai hướng dẫn kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tàu cá, tổ chức tuần tra ngăn chặn các hành vi vi phạm trong khai thác thủy sản [31]; triển khai các giải pháp chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). Tổng số tàu cá toàn tỉnh là 569 chiếc [32]. Tính đến 31/9/2020, diện tích nuôi trồng thủy sản ước đạt 6.100 ha, tăng 1,6%. Do ảnh hưởng của thiên tai bão, lụt xảy ra liên tục vào cuối năm nên sản lượng thủy sản nuôi trồng và đánh bắt chỉ đạt 55,4 nghìn tấn, giảm 4,19%; trong đó sản lượng khai thác ước đạt 39,2 nghìn tấn, giảm 4,73%; sản lượng nuôi trồng ước đạt 16,2 nghìn tấn, giảm 2,85%.

  1. Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP):

Đến nay, đã xác định 34 sản phẩm để hỗ trợ nâng cấp, tiêu chuẩn hóa, trong đó: ngành thực phẩm 23 sản phẩm; ngành thảo dược 03 sản phẩm; ngành đồ uống 05 sản phẩm; ngành vải, may mặc 01 sản phẩm; ngành thủ công mỹ nghệ và trang trí 02 sản phẩm. Kết quả đến nay, đã cấp Giấy chứng nhận cho 06 sản phẩm: 03 sản phẩm đạt hạng 4 sao và 03 sản phẩm đạt hạng 3 sao [33]; 03 dự án mô hình điểm của Trung ương (tiềm năng đạt 5 sao).

  1. Chương trình nông thôn mới:

Tính đến 31/9/2020, có 60/97 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó, 56 xã đã được công nhận và 04 xã đang hoàn chỉnh hồ sơ). Dự ước đến cuối năm 2020 có thêm 2 xã đạt chuẩn, nâng tổng số xã đạt chuẩn lên 62 xã, đạt 64%. Đến nay, thị xã Hương Thủy đã đạt chuẩn nông thôn mới và Quảng Điền đang hoàn chỉnh hồ sơ trình các cơ quan Trung ương thẩm định đạt chuẩn huyện nông thôn mới.

2.4.5.Phát triển văn hóa – thể dục thể thao

Nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội trong năm bị tạm hoãn hoặc tạm dừng, nhất là đã tạm đóng cửa các điểm tham quan di tích, hoãn tổ chức Lễ hội Festival Huế 2020 đã ảnh hưởng lớn đến phát triển du lịch. Ước năm 2020, lượt khách tham quan các bảo tàng, di tích, danh lam, thắng cảnh đạt 964 nghìn lượt, giảm 71% so cùng kỳ; doanh thu bán vé đạt 113 tỷ đồng.

Đã công nhận, xếp hạng 02 di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh [34]; tiến hành trùng tu, tôn tạo 26 di tích. Đang xây dựng phương án khai thác, mở rộng các hoạt động dịch vụ tại các hệ thống di tích bên ngoài khu vực Hoàng Thành như: Khu Thượng Thư đường Bộ Lại; Di tích Cung An Định; Di tích Eo Bầu Nam Xương, Nam Thắng. Trùng tu tôn tạo 11 di tích thuộc Quần thể di tích cố đô Huế và 7 di tích ngoài quần thể; kinh phí bố trí đạt 121,081 tỷ đồng.

Tổ chức thành công Hội thảo “Huế - Kinh đô áo dài”, phối hợp tổ chức Lễ tri ân Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát. Triển khai các nội dung Đề tài nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp phát triển thương hiệu Huế - Kinh đô áo dài". Hoàn thành việc di dời các hiện vật tại Bảo tàng Lịch sử tỉnh về vị trí mới (268 Điện Biên Phủ, TP. Huế); xây dựng phương án thực hiện giai đoạn 2 của dự án di dời hiện vật (bảo quản, đầu tư hệ thống bục nâng, giá đỡ, chiếu sáng mỹ thuật…) nhằm sớm đưa vào trưng bày phục vụ khách tham quan.

Tổ chức tuyên truyền chào mừng các ngày lễ lớn trong năm 2020; tuyên truyền về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm văn hóa du lịch đặc sắc của cả nước, thành phố văn hóa ASEAN; tuyên truyền về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; tuyên truyền về Đại hội Đảng các cấp, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ XVI, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Đã tổ chức 23 cuộc trưng bày, triển lãm; xây dựng được 14 chương trình nghệ thuật, tổ chức 60 buổi biểu diễn nghệ thuật; các bảo tàng đón trên 70.000 lượt khách đến tham quan. Thư viện Tổng hợp đã cấp 1.470 thẻ bạn đọc, phục vụ 15.500 lượt bạn đọc/ 39.861 lượt sách, báo luân chuyển.

Tiếp tục Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đến nay, toàn tỉnh có 290.392 gia đình; trong đó, tỷ lệ đăng ký xây dựng gia đình văn hóa đạt 93,64%; tỷ lệ được công nhận gia đình văn hóa đạt 92,9% so với số đăng ký; 1.131 làng, thôn, tổ dân phố, trong đó đăng ký xây dựng khu dân cư văn hóa là 1.126 đơn vị, 989 khu dân cư văn hóa, đạt tỷ lệ 87,44% so với tổng số khu dân cư; 1,262/1,367 cơ quan, đơn vị, trường học đăng ký xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa, đạt tỷ lệ 92,3%; có 1.117 cơ quan, đơn vị được công nhận đạt chuẩn văn hóa, đạt tỷ lệ 88,5% so với đăng ký; 17/145 xã, phường, thị trấn được công nhận xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới (13 xã), phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị (04 phường, thị trấn).

Tham gia các giải thể thao được tổ chức tại các địa phương trên cả nước đạt được tổng số 230 huy chương các loại (trong đó: 60 HCV, 70 HCB, 100 HCĐ).

2.4.6.Phát triển giáo dục – đào tạo

Mạng lưới trường lớp [35] mầm non, phổ thông và các cơ sở giáo dục được sắp xếp, sáp nhập hợp lý. Đến nay, tỷ lệ phòng học kiên cố toàn tỉnh là: 83,47% [36], có 374 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỷ lệ 65,61% [37]; có 399 trường mầm non và trường phổ thông đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục, chiếm 70% [38]. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT toàn tỉnh đạt 96,21% (tăng 5,86% so với năm 2019). Tại kỳ thi học sinh giỏi THPT quốc gia có 75 học sinh, kết quả đạt 52 giải [39].

Công tác phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tiếp tục nâng cao về chất lượng và số lượng [40]. Chất lượng và trình độ chuẩn của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên ngày được nâng cao [41].

Toàn tỉnh có 100% trường tiểu học dạy học tiếng Anh và tiếp tục triển khai chương trình Tiếng Anh 10 năm ở cả 3 cấp học, đạt tỷ lệ: cấp THCS chiếm 92,3% và THPT chiếm 44,8%.

Công tác giáo dục đạo đức, lối sống học sinh được quan tâm, phát huy tốt các phong trào thi đua “Nét đẹp văn hóa học đường”, hưởng ứng Ngày Chủ nhật xanh và phong trào “Chống rác thải nhựa” và “Nói không với túi ni lông sử dụng 01 lần” trong trường học; phòng chống tội phạm, ma túy học đường, an toàn giao thông;…. Đã triển khai việc đưa nghệ thuật Ca Huế vào trường học, lồng ghép giáo dục văn hóa Huế vào chương trình học. Đặc biệt, đã hoàn thành khung chương trình giáo dục địa phương và xuất bản đưa vào sử dụng trong năm học 2020-2021[42].

Công tác phòng chống dịch Covid-19 trong trường học được triển khai kịp thời: Đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học; với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, đã tổ chức dạy học online, dạy học trên truyền hình mang lại nhiều hiệu quả thiết thực.

Tính đến ngày 23/10/2020, Đại học Huế có 9.486 sinh viên trúng tuyển nhập học trên 14.250 chỉ tiêu dự kiến tuyển sinh. Đã chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện hỗ trợ, an ninh, an toàn… trong tình hình dịch Covid-19 [43].

Việc thực hiện xây dựng Đại học Huế trở thành Đại học Quốc gia hiện đang tiến hành Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Đại học Huế 2022-2030 [44]; theo đó đã trình Bộ Giáo dục và Đào tạo Đề án chuyển đổi công năng hoặc chuyển nhượng một số cơ sở nhỏ lẻ, kém hiệu quả (ở số 2 Lê Lợi, số 5 và 7 Hà Nội, số 27 Phan Đình Phùng) để tập trung đầu tư về khu đô thị Trường Bia, thành phố Huế; xây dựng Viện Công nghệ sinh học thành Trung tâm Công nghệ sinh học cấp Quốc gia, cơ bản đã đền bù giải phóng mặt bằng khu quy hoạch tại xã Hương Thọ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế, hiện đang lập Quy hoạch chi tiết [45].

2.4.7.Phát triển y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân

Mạng lưới y tế cơ sở cơ bản phát triển khá hoàn chỉnh gồm 7 bệnh viện, trong đó 03 Bệnh viện hạng II. Tuyến huyện có 9/9 trung tâm y tế huyện, thị xã, TP. Huế thành lập theo mô hình đa chức năng; trong đó 5/9 trung tâm y tế được xếp hạng BV hạng II; 145/145 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, cơ bản đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân. Bên cạnh đó, có 4 trạm Y tế phường - xã và 01 phòng khám tư nhân thành lập theo mô hình phòng khám Bác sĩ gia đình.

Các thiết chế của trung tâm y tế chuyên sâu, các bệnh viện chuyên khoa và Trung tâm đầu ngành tiếp tục được đầu tư đồng bộ, hiện đại [46]. Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị hạt nhân, cùng với Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế đã triển khai nhiều kỹ thuật tiên tiến về chẩn đoán và điều trị chuyên sâu [47]. Trường Đại học Y Dược Huế không ngừng mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển theo mô hình Trường viện cấp Quốc gia và hướng đến tiêu chuẩn Quốc tế. Trung tâm Kiểm nghiệm thuốc - mỹ phẩm - thực phẩm đã đáp ứng yêu cầu của khu vực. Hệ thống phòng kiểm nghiệm được công nhận đạt tiêu chuẩn trên 3 lĩnh vực: dược, hóa, sinh học. Bệnh viện Y học cổ truyền dân tộc và các cơ sở y tế tư nhân tiếp tục phát triển, góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Năm 2020, toàn ngành có 3.104 công chức, viên chức và người lao động; số lượng công chức, viên chức và người lao động y tế có trình độ sau đại học là 384 người, có trình độ đại học 1.088 người. Số Bác sỹ là 702 người, Dược sỹ là 259 người, Điều dưỡng là 601 người. Chất lượng đội ngũ y tế ngày được nâng cao [48]. Hợp tác quốc tế trên lĩnh vực y tế, y học được đẩy mạnh.

Công tác khám chữa bệnh ứng dụng công nghệ thông tin đồng bộ phục vụ hoạt động khám chữa bệnh và thanh toán BHYT. Triển khai có hiệu quả các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn, các chương trình mục tiêu quốc gia [49].

Tính đến ngày 30/9/2020 tổng số lượt khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập thuộc Sở Y tế là 1.591.250 người [50], giảm 11,6% so với cùng kỳ (1.807.829). Công tác y tế dự phòng, phòng chống bệnh dịch được kiểm soát và khống chế, ngăn chặn kịp thời. Chương trình tiêm chủng được quan tâm và ngày càng có chất lượng. Tổ chức giám sát chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Chương trình phòng, chống HIV/AIDS đạt kết quả tích cực, nhiều năm tỷ lệ nhiễm HIV trên địa bàn tỉnh ở mức dưới 0,3%; 100% bệnh nhân điều trị HIV/AIDS tại các cơ sở y tế đã có thẻ BHYT.

Công tác phòng, chống dịch Covid-19 đã triển khai quyết liệt, kịp thời, đồng bộ, chặt chẽ trong việc phòng, chống, ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh. Đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19; Kích hoạt “Sở Chỉ huy tiền phương phòng chống dịch Covid 19”; tổ chức họp giao ban Ban Chỉ đạo hằng ngày và thông cáo báo chí trên trang Thông tin điện tử của UBND tỉnh https://thuathienhue.gov.vn/vi-vn/; thành lập 23 Đội phản ứng nhanh tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và 09 Trung tâm Y tế thường trực 24/7; triển khai 09 chốt kiểm tra y tế liên ngành, triển khai kiểm tra thân nhiệt đối với các hành khách đến Huế tại sân bay Phú Bài; kiểm dịch biên giới, cửa khẩu, cảng Thuận An, Chân Mây. Xây dựng kịch bản khi có F0 trên địa bàn với phương châm "4 tại chỗ"; Kích hoạt đường dây nóng 19001075 để tiếp nhận thông tin liên quan đến Covid-19; Xây dựng Bộ qui tắc ứng xử trong phòng chống dịch Covid... Đã thực hiện cách ly tập trung 6.375 người tại 12 cơ sở cách ly; huy động các cơ sở lưu trú, chuyển đổi công năng một số bệnh viện phục vụ cách ly. Tổ chức diễn tập các tình huống tiếp nhận, điều trị bệnh nhân ở tuyến huyện, cơ sở chữa bệnh tại huyện Phú Vang, Bệnh viện Trung ương Huế.

Dự ước đến cuối năm 2020: Số bác sỹ/vạn dân đạt 15,9 người; Số giường bệnh/vạn dân: 58,7; Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 99,05%; Mức giảm sinh: <0,2‰; Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: <10,8‰; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng theo cân nặng <7,6% và theo chiều cao <10,4%; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 14,5%; Giảm ỷ lệ mắc do bệnh truyền nhiễm gây ra.

2.4.8.Phát triển khoa học, công nghệ và thông tin

  1. Phát triển khoa học, công nghệ:

Hạ tầng và thiết chế khoa học - công nghệ ngày càng hoàn chỉnh với các trường đại học, cao đẳng; viện, phân viện và trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành [51]. Từng bước hình thành khu công nghệ thông tin tập trung tại Khu đô thị An Vân Dương; xúc tiến kêu gọi đầu tư vào Khu công nghiệp công nghệ cao tại Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô. Toàn tỉnh có 27 tổ chức hoạt động trên các lĩnh vực tư vấn dịch vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ. Đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ phát triển về số lượng, chất lượng [52].

Hoạt động Sở hữu trí tuệ được chú trọng: đã hướng dẫn 85 tổ chức, cá nhân trên địa bàn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp trong đó 45 đơn đăng ký nhãn hiệu đã được nộp và 15 văn bằng bảo hộ (giấy chứng nhận) được cấp; ban hành Quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý "Huế" cho sản phẩm nón lá và sản phẩm tinh dầu tràm ở tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đã tổ chức kiểm tra liên quan về đo lường, tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại 02 Siêu thị, 05 chợ, 32 cơ sở kinh doanh hàng hóa trong đó có 23 cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Qua đó đã kịp thời phát hiện, xử lý những trường hợp vi phạm [53]. Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Tổ chức triển khai áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc sử dụng mã QR cho 07 doanh nghiệp, cơ sở; triển khai Đề án Tư vấn hướng dẫn, đánh giá áp dụng Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt theo GMP tại 03 doanh nghiệp/cơ sở và Đề án “Tư vấn hướng dẫn, đánh giá áp dụng Hệ thống quản lý An toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn ISO 22000/HACCP tại 01 doanh nghiệp/cơ sở” thuộc Dự án năng suất chất lượng.

  1. Công nghệ thông tin

Đã xây dựng và đưa vào vận hành Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với 10 dịch vụ đô thị thông minh. Hệ thống có chức năng tiếp nhận phản ánh, theo dõi xử lý tất cả các vấn đề của người dân thông qua các công cụ chính: Cổng thông tin dịch vụ đô thị thông minh; ứng dụng di động đô thị thông minh Hue-S, Hue-G; mạng xã hội Facebook, Zalo; tổng đài nóng. Trung tâm Giám sát, điều hành đô thị thông minh với các trang thiết bị hiện đại, tích hợp các công nghệ tiên tiến…đã góp phần xây dựng tỉnh phát triển thông minh và bền vững. Đã đoạt giải danh hiệu Sao Khuê 2020 cho Giải pháp phản ánh hiện trường là dịch vụ xuất sắc lĩnh vực chuyển đổi số.

Tập trung xây dựng dịch vụ đô thị thông minh, chính quyền điện tử (xếp thứ 1 năm 2019) và nâng cao chỉ số sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin (ICT) của tỉnh. Đưa vào khai thác hệ thống thông tin địa lý (GISHue), tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu chuyên ngành và ứng dụng công nghệ GIS. Trung tâm Công nghệ thông tin tỉnh (HueCIT) trở thành thành viên của Chuỗi Công viên phần mềm Quang Trung, tạo tiền đề hình thành khu CNTT tập trung của tỉnh.

Toàn tỉnh hiện có khoảng 170 doanh nghiệp CNTT [54] với tổng số lao động khoảng 1.700 người. Hiện nay, tỉnh đã có vườn ươm CNTT, đã thành lập Hội công nghiệp phần mềm tỉnh. Đã ban hành một số chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong đó có quy định hỗ trợ cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT.

2.4.9.Phát triển lao động – việc làm

  1. Giải quyết việc làm - dạy nghề:

Tính đến 31/10, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho hơn 8.109 lao động. Dự ước cả năm giải quyết 12.500 lao động, giảm 22% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã dẫn đến7.500 lao động bị thôi việc, mất việc, chiếm 12% lực lượng lao động trên địa bàn. Dự ước năm 2020  giải quyết việc làm cho 12.500 người, đạt 78,1% so với kế hoạch (500 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng). Đã giải quyết trợ cấp thất nghiệp cho 9.755 người, tăng 75 %, với tổng số tiền chi là 141.374 triệu đồng, số người được hỗ trợ học nghề là 189 người với số tiền chi là 684,2 triệu đồng. Dự ước cả năm 2020 giải quyết trợ cấp thất nghiệp 13.000 người với tổng số tiền chi khoảng 188 tỷ đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 65,45%, xấp xỉ đạt Kế hoạch là 66%.

Số người tham gia BHXH bắt buộc ước đạt 126.974 người, chiếm 95,93% so với số người thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc; Số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 14.000 người, đạt 3,2% so với số người thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện; số người tham gia BHTN: 116.107 người, đạt 95,61%; số người tham gia BHYT: 1.122.605 người. Tỷ lệ bao phủ BHYT toàn tỉnh đạt 99,05% so với dân số.

  1. Công tác giảm nghèo:

Dự kiến mức giảm tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,3% - 0,5% (kế hoạch năm 2020 giảm 0,5%); tương ứng tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,67 – 3,87% đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu giảm nghèo cho cả giai đoạn 2016-2020.

  1. Chăm lo chính sách xã hội, người có công và công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em và bình đẳng giới:

Toàn tỉnh có 19.664 người có công, 56.795 đối tượng xã hội đang hưởng trợ cấp hàng tháng. Đã tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán và ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7). Tổ chức tiếp nhận 1.148 hồ sơ và đã giải quyết 1.095 hồ sơ.

Đã có 3.512 hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ vay từ Ngân hàng chính sách xã hội với tổng số tiền là 145.94 tỷ đồng, xây dựng được 101 ngôi nhà tình nghĩa, cấp phát 594.574 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Tổ chức các đợt tặng quà cho các đối tượng chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng bảo trợ xã hội khác với tổng số tiền đạt 192.55 tỷ đồng.

  1. Công tác triển khai gói hỗ trợ theo Nghị quyết s 42/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định 15/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ:

Đã hoàn thành việc chi hỗ trợ cho 03 nhóm đối tượng (Người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội) cho 134.293 người với số tiền là 148.324 triệu đồng [55]. Đã ban hành Quyết định chi hỗ trợ cho 04 nhóm đối tượng còn lại (NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương; NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hộ kinh doanh; NLĐ làm việc không giao kết HĐLĐ) cho 24.804 người với số tiền là 24.934 triệu đồng [56]. Bên cạnh đó, đã hoàn thành hỗ trợ từ nguồn huy động thông qua Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam để hỗ trợ cho các đối tượng khác gặp khó khăn do dịch Covid-19 với tổng số tiền trên 939,75 triệu đồng [57].

2.4.10.Phát triển chính quyền

  1. Đẩy mạnh cải cách hành chính và xây dựng Chính quyền điện tử:

Công tác CCHC được chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp đồng bộ, tạo chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực. Công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật bảo đảm trình tự, thủ tục. Triển khai Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước xây dựng chính quyền điện tử. Hạ tầng công nghệ thông tin cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động của các cơ quan nhà nước và kết nối với trục liên thông văn bản quốc gia. Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh, cấp huyện và Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả hiện đại cấp xã, tạo thuận lợi và nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính [58]. 100% sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện và UBND cấp xã có Trang thông tin điện tử (TTĐT); 88,8% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (tăng 0,7%).

Các chỉ số CCHC của tỉnh có nhiều tiến bộ: Chỉ số PAR (Index) xếp vị thứ 13 (tăng 3 bậc so với năm 2018); Chỉ số ICT xếp vị thứ 2 (tăng 3 bậc so với năm 2018), Chỉ số PCI xếp vị thứ 20 (tăng 10 bậc so với năm 2018), chỉ số PAPI xếp vị thứ 5 (tăng 38 bậc so với năm 2018).

  1. Sắp xếp tổ chức bộ máy, nội vụ:

Đã tập trung triển khai, chỉ đạo thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tinh gọn, đảm bảo ngày càng hoạt động ổn định, hiệu lực, hiệu quả, đổi mới quy trình đánh giá cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) và ban hành bộ quy tắc ứng xử của CBCCVC trong thực thi công vụ. Đã tổ chức lại, hợp nhất, thành lập mới các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh giảm 83 đơn vị so với cuối năm 2015, đạt tỷ lệ 10,64%, giảm 2.670 biên chế công chức và viên chức, đạt tỷ lệ 8,71%. Phê duyệt danh mục vị trí việc làm cho 50/50 đơn vị, địa phương với 708/708 đơn vị sự nghiệp công lập [59]. Tổ chức lại các phòng chuyên môn thuộc Sở Công Thương; tổ chức lại các phòng chuyên môn và Chi cục trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường; kiện toàn cơ cấu tổ chức, biên chế các phòng, ban của Hội Chữ thập đỏ tỉnh; thành lập Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao thành phố Huế trên cơ sở hợp nhất Đài Truyền thanh, Bảo tàng Văn hóa Huế và Trung tâm Văn hóa và Thể thao; phê duyệt Đề án khu tập trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Các sở, ban, ngành còn lại và UBND các huyện, thị xã, thành phố đang xây dựng phương án tổ chức lại các phòng chuyên môn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

  1. Công tác truyền thông nhân dân:

Đã tập trung thông tin đầy đủ, kịp thời cung cấp cho báo chí hàng ngày trên Cổng Thông tin Điện tử của tỉnh, website, mạng xã hội... và tổ chức họp báo vào chiều thứ sáu hàng tuần tại Văn phòng UBND tỉnh. Hệ thống Trang điều hành đô thị thông minh và Trung tâm hành chính công các cấp đã xử lý kịp thời các phản ánh của người dân và doanh nghiệp đồng thời cung cấp thông tin công khai, minh bạch được người dân, doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ. Tích cực ngăn chặn các thông tin xấu, độc trên mạng xã hội.

  1. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế:

Đến nay, đã có quan hệ hợp tác, hữu nghị, kết nghĩa với 45 quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ; đã thiết lập mối quan hệ, giao lưu kết nghĩa và hợp tác phát triển với gần 20 thành phố là Cố đô, thành phố di sản, thành phố du lịch trên thế giới. Trong năm 2020, chỉ đón tiếp và làm việc với 408 đoàn khách quốc tế/2208 lượt người đến thăm, làm việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác, xúc tiến đầu tư - thương mại, tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế (giảm 499 đoàn/3527 lượt người so với cùng kỳ năm ngoái) do tác động của dịch bệnh Covid-19. Đã ký kết 02 Bản ghi nhớ hợp tác với 02 đối tác nước ngoài, chuẩn bị ký kết Bản ghi nhớ hợp tác giữa UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Chính quyền tỉnh Ubon Ratchathani/Thái Lan. Tiếp tục duy trì và đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các đối tác Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Lào; tiếp tục nghiên cứu xúc tiến mở rộng quan hệ hợp tác với các đối tác Nga, Ấn Độ, Rumani.

Năm 2020, đã tiếp nhận 22 khoản viện trợ dự án và phi dự án với tổng vốn cam kết là 807.020 USD. Tính đến nay, có 55 dự án (phi dự án 10 dự án) đang còn hoạt động với tổng giá trị cam kết 10,39 triệu USD và trên 100 tổ chức PCPNN hoạt động (23 tổ chức có văn phòng đại diện).

Công tác quản lý biên giới luôn được chú trọng, củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực với các tỉnh giáp biên của nước bạn Lào; theo dõi, cập nhật tình hình của nước bạn Lào về phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là các chủ trương, chính sách của Chính phủ Lào có thể tác động đến Việt Nam vấn đề lao động, lưu học sinh, …

2.4.11.Đảm bảo quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội

  1. Quốc phòng:

Công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến kiến thức quốc phòng, an ninh được triển khai sâu rộng. Công tác diễn tập khu vực phòng thủ các cấp đạt kết quả tốt. Tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ luôn hoàn thành chỉ tiêu được giao.Toàn tỉnh, có hơn 1.300 thanh niên hăng hái lên đường nhập ngũ, các địa phương đã tổ chức chu đáo, nhanh gọn lễ giao nhận quân năm 2020, đảm bảo đúng yêu cầu và được kiểm soát chặt chẽ trong phòng dịch Covid-19. Đã xây dựng kế hoạch bảo vệ an toàn tuyệt đối công sở và an ninh trật tự tại các địa điểm công cộng, khu dân cư, các địa bàn trọng điểm. Tăng cường các biện pháp phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội; phòng, chống cháy nổ; tổ chức các đợt cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm. Bảo vệ vững chắc chủ quyền trên hai tuyến biên giới; đấu tranh có hiệu quả các loại tội phạm, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội khu vực biên giới, vùng biển. Thực hiện tốt công tác đối ngoại biên phòng, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển. Làm tốt công tác tuần tra, bảo vệ đường biên, mốc quốc giới, cửa khẩu biên giới Việt Nam - Lào.

  1. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phòng chống cháy nổ

Đã triển khai có hiệu quả nhiều đề án, phương án, kế hoạch bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Chủ động phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, tệ nạn xã hội; không để xảy ra bất ngờ, phát sinh “điểm nóng”, không để xảy ra biểu tình, tuần hành trái pháp luật. Triển khai có hiệu quả Đề án điều động công an chính quy đảm nhiệm chức danh công an xã.

Tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông, tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh giảm cả 03 tiêu chí so với cùng kỳ; từ đầu năm đến ngày 14/11/2020, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 258 vụ tai nạn và va chạm giao thông, giảm 77 vụ; làm chết 135 người, giảm 43 người; bị thương 197 người, giảm 73 người. Trong đó, tai nạn đường bộ xảy ra 254 vụ, giảm 69 vụ; làm chết 133 người, giảm 38 người; bị thương 195 người, giảm 72 người. Tai nạn đường sắt xảy ra 4 vụ, giảm 8 vụ; làm chết 2 người, giảm 5 người; bị thương 2 người, giảm 1 người. Tai nạn đường thủy không xảy ra.

Công tác phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh luôn được các cấp, các ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm. Thường xuyên tuyên truyền, cảnh báo trên các phương tiện thông tin đại chúng công tác phòng chống cháy nổ. Từ đầu năm đến nay đã xảy ra 35 vụ cháy với 5 người chết, thiệt hại 2.078 triệu đồng.

2.4.12.Công tác dân tộc, tôn giáo

Dân số các dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020 có khoangrt 170.223 người/38.898 hộ, trong đó trong đó, DTTS có 13.272 hộ/54.324 khẩu, chiếm 32% dân số trên địa bàn vùng DTTS, MN. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú chủ yếu ở 2 huyện miền núi (Nam Đông, A Lưới) và một số xã miền núi ở 2 huyện Phú Lộc, Phong Điền và thị xã Hương Trà; bao gồm Pa cô: 21.299 người (chiếm tỷ lệ 39%), Cơ tu: 17.068 người (chiếm 31%), Tà ôi: 12.962 người (chiếm 24%), Pa hy: 2.243 người.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã tích cực triển khai các nội dung trong chiến lược công tác dân tộc, lồng ghép thực hiện với các chương trình mục tiêu quốc gia và các chính sách phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Như Chương trình 327, 135 (giai đoạn 1), Quyết định 1592/QĐ-TTg và mới đây nhất  là việc tiếp tục thực hiện Chương trình 135 (giai đoạn 2,3), Quyết định 755/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ. Qua đó, góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 theo Quyết định 449/QĐ-TTg và Quyết định 2356/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ[60]. Đây là những chương trình thiết thực và đem lại hiệu quả nhất cho ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo của đồng bào DTTS cũng như ở vùng miền núi của tỉnh. Năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo vùng dân tộc miền núi giảm còn 24,29%. Diện mạo nông thôn miền núi có nhiều khởi sắc; đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được ổn định và ngày càng cải thiện.

Thừa Thiên Huế một trong những trung tâm tôn giáo của miền Trung và cả nước, có 4 tôn giáo chính là: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài. Tín đồ các tôn giáo khá đông, chiếm gần 60% dân số toàn tỉnh. Ngoài ra, ở Thừa Thiên Huế còn có một số tín ngưỡng dân gian khác như: thờ thánh mẫu Liễu Hạnh, thờ thánh mẫu Yana, thờ tổ tiên ông bà, thờ các vị khai canh, thờ anh hùng dân tộc,…Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở Thừa Thiên Huế diễn ra ổn định, tuân thủ pháp luật. Ban Tôn giáo tỉnh đã thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quần chúng, chính quyền các địa phương để hướng dẫn các tôn giáo hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như: hướng dẫn, giúp đỡ Giáo hội Phật giáo tỉnh tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch, lễ Vu lan, lề hội Quán Thế Âm,…; giúp đỡ Giáo hội Công giáo tổ chức lễ Phục sinh, lễ Thiên Chúa Giáng sinh, lễ hội Hành hương La Vang, tĩnh tâm linh mục Giáo phận Huế, đăng ký hoạt động cho dòng tu,...; tạo điều kiện thuận lợi cho các tôn giáo sinh hoạt trong khuôn khổ pháp luật, đảm bảo hài hòa giữ việc đời, việc đạo, ngày càng gắn kết trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thường xuyên phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các địa phương nắm chắc tình hình hoạt động của các nhóm, phần tử cực đoan trong tôn giáo để tham mưu, đề xuất Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết các vụ việc liên quan đến tôn giáo nhạy cảm,…; đồng thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của chức sắc và tín đồ các tôn giáo để đấu tranh, ngăn chặn kịp thời các hoạt động lợi dụng tôn giáo chống phá chính quyền của nhóm mạo xưng “Ban đại diện Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất Thừa Thiên Huế” và một số tu sĩ cực đoan khác, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tôn giáo, góp phần đảm bảo an ninh tôn giáo trên địa bàn.

2.4.13.Tình hình thiệt hại đại dịch Covid-19 và thiên tai:

  1. Dịch bệnh Covid-19:

Dịch bệnh Covid-19 lan nhanh, rộng và xảy ra trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế: Giai đoạn 1 (từ 27/01/2020 đến 25/07/2020): phát hiện 02 ca dương tính khách du lịch nước ngoài, 02 bệnh nhân Covid dương tính được chuyển từ Quảng Nam được điều trị tại BVTW Huế cơ sở 2. Giai đoạn 2 (từ 26/7/2020 đến 13/10/2020): không phát hiện trường hợp dương tính với COVID-19 trên địa bàn tỉnh và tiếp nhận 23 bệnh nhân Covid dương tính từ các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Quảng Trị chuyển đến [61].

Dịch Covid-19 đã tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực. Đặc biêt, trong đó ngành dịch vụ du lịch thiệt hại nặng nề (lượng khách giảm 60%; doanh thu du lịch giảm 64%); vận tải (vận tải hành khách giảm trên 30%), xuất nhập khẩu (giảm 16%); hơn 10.000 lao động bị thất nghiệp; học sinh, sinh viên bị nghỉ học dài ngày (đặc biệt 30.000 sinh viên ngoại tỉnh), doanh thu thiệt hại ước khoảng 11.000 tỷ đồng [62]. Bên cạnh đó, chi phí phát sinh trong công tác phòng, chống dịch đảm bảo an toàn cho người cách ly và cán bộ phục vụ (có hơn 20.000 người từ các nơi khác trở về địa phương (trong đó, hơn 8.500 người trở về từ Lào). Đã hỗ trợ người dân do ảnh hưởng dịch Covid -19 với tổng kinh phí hỗ trợ hơn 166 tỷ đồng gồm: 03 nhóm đối tượng: người có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo và đối tượng bảo trợ xã hội: Hoàn thành chi hỗ trợ với 134.293 người với kinh phí 148.324,75 triệu đồng theo định mức quy định của Chính phủ; 04 nhóm đối tượng người lao động [63] đã chi trả 16.906 đối tượng với tổng số tiền chi trả là 16.964 triệu đồng. Ngoài ra, từ nguồn ngân sách địa phương vận động thông qua Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh, đã hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng gặp khó khăn do dịch Covid-19 với kinh phí 939,75 triệu đồng.

  1. Thiên tai:

Năm 2020, Thừa Thiên Huế bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai, đặc biệt các trận mưa lớn vào cuối vụ Đông Xuân gây ngập, úng làm giảm năng suất nhiều loại cây trồng đến kỳ thu hoạch (giảm trên 10.000 tấn lúa). Vào thời điểm cuối năm, các trận bão, lụt xảy ra liên tiếp xảy ra và kéo dài gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản của nhân dân, cụ thể: Cơn bão số 05 (ngày 18/9) làm 04 người chết, 92 người bị thương; 10 nhà bị sập, 21.283 nhà bị hư hại, tốc mái; sản xuất nông lâm ngư nghiệp với gần 3.000 ha bị thiệt hại; các công trình hạ tầng bị thiệt hại nghiêm trọng (đặc biệt hệ thống điện hư hỏng đến 80%); Đợt mưa lũ đặc biệt lớn từ ngày 6-22/10 gây sạt lở nghiêm trọng tuyến đường 71 (Phong Điền - A Lưới), tuyến đường Quốc lộc 49A, Quốc lộ 49B đã làm 32 người chết (13 người chết do mưa lũ; 6 công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 3; 13 người trong đoàn công tác tại khu vực Trạm quản lý bảo vệ rừng Tiểu khu 67), 11 người mất tích tại nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, 36 người bị thương; có 137.205 nhà/581.890 người bị ảnh hưởng của 128/145 phường xã bị ngập (86% số xã toàn tỉnh) với độ ngập 1-2,5m; Cơn bão số 9 làm 14 người bị thương. Ngoài ra, đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp, giao thông, công trình cấp nước sinh hoạt, thông tin liên lạc. Giá trị thiệt hại ước tính trên 2.000 tỷ đồng, chiếm 3,5% GRDP của tỉnh.

2.5.Hiện trạng dân số

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2020 ước tính là 1.133.713 người, tăng 0,37% so với năm 2019, trong đó: dân số nam 561.301 người, chiếm 49,51% tổng dân số toàn tỉnh, tăng 0,42%; dân số nữ 572.412 người, chiếm 50,49%, tăng 0,32%; dân số khu vực thành thị 562.321 người, chiếm 49,60%, giảm 0,19%; khu vực nông thôn là 571.392 người, chiếm 50,40%, tăng 0,93%.

Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc có 561,2 nghìn người, giảm 6,06% so với năm 2020, trong đó: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản 126,1 nghìn người, giảm 7,09%, chiếm 22,47% tổng số; khu vực công nghiệp và xây dựng 169,2 nghìn người, giảm 2,18%, chiếm 30,14%; khu vực dịch vụ 266,0 nghìn người, giảm 7,90%, chiếm 47,39%.

Dân số của tỉnh phân bố tập trung nhiều ở các khu trung tâm, thưa dân ở các xã. Mật độ dân số cao nhất tại thành phố Huế với 2.453 người/km2, gấp 11 lần mật độ chung của tỉnh; thấp nhất là huyện A Lưới với 40 người/km2.

Tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh là 4,29% trong tổng số lao động hoạt động kinh tế, trong đó: tỷ lệ thất nghiệp nam giới 3,68%; nữ giới 5,05%; thành thị 5,04%; nông thôn 3,58%. Năm 2020 đã giải quyết việc làm mới cho hơn 12.500 lao động, đạt 78,1% kế hoạch đề ra. Có 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 đã làm 7.500 lao động bị mất việc, thôi việc.

Tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên là 621.715 người. Trong đó

- Nam 323.086 người, nữ 298.629 người.

- Ở thành thị: 306.641 người, ở nông thôn: 315.074 người.

Một số chỉ tiêu về mức sống dân cư:

- Tỷ lệ hộ nghèo tiếp cận đa chiều: 3,5%

- Thu nhập bình quân đầu người một tháng: 3.212,4 nghìn đồng

- Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống tập trung: 100 %

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 97,7%.

- Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh: 96%.

- Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi: 4,29%.

- Tỷ lệ thiếu việc làm của lực lượng lao động trong độ tuổi: 2,12%.

Bảng 2: Diễn biến dân số tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015-2020

Năm

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%)

Dân số trung bình (người)

 

Thành thị

Nông thôn

Toàn tỉnh

Thành thị

Nông thôn

Toàn tỉnh

2015

0,61

0,49

0,55

556.056

587.516

1.143.572

2016

0,71

0,08

0,39

559.451

590.420

1.149.871

2017

0,59

1,01

0,81

563.404

590.906

1.154.310

2018

-1,45

-4,49

-3,01

566.727

596.883

1.163.610

2019

0,68

0,23

0,45

558.531

570.089

1.128.620

2020

     

562.321

571.392

1.133.713

2.6.Hiện trạng sử dụng đất

Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2020

Sử dụng đất

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Toàn tỉnh

494.710,95

100,00

Đất nông nghiệp

401.565,49

81,17

Đất sản xuất nông nghiệp

68.331,52

13,81

Đất trồng cây hàng năm

41.705,41

8,43

Đất trồng lúa

31.925,49

6,45

Đất cỏ dùng vào chăn nuôi

-

-

Đất trồng cây hàng năm khác

9.779,92

1,98

Đất trồng cây lâu năm

26.626,11

5,38

Đất lâm nghiệp có rừng

326.093,94

65,92

  Rừng sản xuất

142.889,37

28,88

  Rừng phòng hộ

85.878,97

17,36

  Rừng đặc dụng

97.325,60

19,67

Đất nuôi trồng thủy sản

6.098,20

1,23

Đất làm muối

-

-

Đất nông nghiệp khác

1.041,83

0,21

Đất phi nông nghiệp

87.082,84

17,60

Đất ở

9.887,79

2,00

Đất ở đô thị

3.488,96

1,29

Đất ở nông thôn

6.398,83

0,71

Đất chuyên dùng

36.579,68

7,39

Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

1.517,86

0,31

Đất quốc phòng, an ninh

3.150,85

0,64

Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

4.695,59

0,95

 Đất có mục đích công cộng

27.215,38

5,50

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

1.178,28

0,24

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

9.529,79

1,93

Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng

29.906,14

6,05

Đất phi nông nghiệp khác

1,16

-

Đất chưa sử dụng

6.062,62

1,23

Đất bằng chưa sử dụng

4.718,75

0,95

Đất đồi núi chưa sử dụng

1.199,47

0,24

Núi đá không có rừng cây

144,40

0,03

 

 

Hình  3. Bản đồ điều chỉnh sử dụng đất đến năm 2020 tỉnh Thừa Thiên Huế

2.7.Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

2.7.1.Hệ thống giao thông vận tải

  1. Đường hàng không:

Tỉnh Thừa Thiên Huế nằm trên trục đường giao thông Bắc - Nam, là cửa ngõ của trục hành lang kinh tế Đông Tây nối Thái Lan – Lào - Myanmar và Việt Nam, nên tỉnh có một hệ thống giao thông phong phú và toàn diện cả về đường sắt, đường biển, đường bộ, đường hàng không, với các công trình đầu mối quan trọng như: cảng biển Thuận An, cảng nước sâu Chân Mây có khả năng tiếp nhận tàu trên 30.000 tấn và cảng hàng không - sân bay Quốc tế Phú Bài.

Trong tương lai, việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Nam, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông, tuyến đường sắt cao tốc xuyên Việt, quốc lộ 9 nối Lào, Thái Lan, Myanma sẽ tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế có cơ hội hội nhập với các nước tiểu vùng sông Mêkông, ASEAN cũng như các nước khác trên thế giới.

Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài cách thành phố Huế 15 km về phía Đông Nam; có diện tích khoảng 400ha, chiều dài đường băng 2,7km; khả năng tiếp nhận được máy bay Boeing 737, Airbus 320... Đã hoàn thành nâng cấp sân bay Quốc tế Phú Bài (công suất 1,5 triệu hành khách/năm 2012, đến nay đã quá tải công suất thực tế là 2,2 triệu hành khách năm 2018), hiện nay đã bàn giao mặt bằng dự án mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không quốc tế Phú Bài lên 5 triệu hành khách/năm.

 

 

Hình 1: Cảng hàng không QT Phú Bài

  1. Đường sắt:

Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua tỉnh Thừa Thiên Huế có tổng chiều dài: 101,2 km; 90 cầu các loại; 6 hầm qua đèo, 15 nhà ga; có vai trò quan trọng trong giao thông của tỉnh; tuy nhiên chưa đạt tiêu chuẩn đường sắt cấp I.

Bảng 4: Tổng hợp các ga trên đoạn tuyến tỉnh Thừa Thiên Huế

TT

Tên nhà ga

Vị trí

1

Phò Trạch

Thị trấn Phong Điền - Huyện Phong Điền

2

Hiền Sỹ

Thôn Phò Ninh - Xã Phong An - Huyện Phong Điền

3

Văn Xá

Thôn Văn Xã - Xã Hương Văn - Huyện Hương Trà

4

An Hòa

 

5

Huế

Số 02 Bùi Thị Xuân - Thành phố Huế

6

An Cựu

25 Ngự Bình - Phường An Cựu - Thành phố Huế

7

Hương Thủy

Khu 1 - Thị trấn Phú Bài

8

Phú Bài

 

9

Nông

 

10

Truồi

Thôn Đông An - Xã Lộc Điền - Huyện Phú Lộc

11

Đá Bạc

 

12

Cầu Hai

Xã Lộc Trì - Huyện Phú Lộc

13

Nước Ngọt

Thôn Phú Cường - Xã Lộc Thủy - Huyện Phú Lộc

14

Thừa Lưu

Xã Lộc Tiến - Huyện Phú Lộc

15

Lăng Cô

Thị trấn Lăng Cô - Huyện Phú Lộc

 

Ga chính: Ga Huế, là ga khu đoạn, diện tích nhà ga và quảng trường ga là 39.073 m2; 9 đường tầu, khả năng tiếp nhận 40 chuyến tầu/ngày, đêm.

 Ga dọc đường: Ga Phò Trạch, ga Văn Xá, trạm An Hòa, trạm An Cựu, ga Hương Thủy, ga Cầu Hai, trạm Nước Ngọt, ga Thừa Lưu, ga Lăng Cô. Ga nhường, tránh: Hiền Sĩ, Truồi. Trạm: Nông, Đá Bạc.

Lưu lượng hàng hóa qua các ga đạt trên 300.000 lượt người/năm và trên 200.000 tấn hàng hóa/năm. Đoạn tuyến qua ga Văn Xá thường hay bị ngập nước vào mùa lũ.

  1. Đường biển:

Tổng chiều dài 563km sông, đầm phá. Tỉnh có cảng biển là cảng nước sâu Chân Mây và cảng Thuận An. Cảng Thuận An nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 13 km về phía đông bắc. Trong nhiều năm tỉnh đã tập trung đầu tư cho cảng Thuận An  5 cầu tầu dài 150m, có khả năng tiếp nhận tầu 1.000 tấn, được nhà nước công nhận là cảng biển quốc gia. Cảng nước sâu Chân Mây cách thành phố Huế 49 km về phía Nam đang được triển khai xây dựng một số  hạng mục hạ tầng kỹ thuật đầu tiên  nhằm khai thác lợi thế trục giao thông Bắc - Nam và tuyến hành lang Đông - Tây, tạo động lực phát triển kinh tế những năm sau.

Thừa Thiên Huế có chiều dài bờ biển lên tới 128km, nhưng do địa hình dọc bờ có nhiều ao hồ, đầm phá nên không thuận lợi cho việc xây dựng và phát triển các cảng biển nước sâu. Hiện tại có cảng Thuận An và cảng Chân Mây có khả năng đáp ứng được nhu cầu vận tải hành khách, hàng hóa quốc tế.

Cảng Thuận An: nằm ở phía Tây Nam Phá Tam Giang, cách cửa biển Thuận An khoảng 4km về phía Đông Bắc, theo đường QL49 thuộc huyện Phú Vang. Cảng Thuận An được khai thác như 1 cảng tổng hợp, với tổng diện tích 203.565m2, trong đó diện tích bãi tự nhiên 100.000m2, diện tích nhàm văn phòng cảng 3.255m2. Luồng tầu: 4,4 km; độ sâu: -4,2m; mớn nước cao nhất cho tầu ra, vào: 4m + Cỡ tầu lớn nhất cập bến được: 1.000 DWT

 Cảng Chân Mây: nằm trong khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô. Đây là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông - Tây nối với Lào, Thái Lan, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng khoảng 30km, nằm gần QL1A và đường sắt Thống Nhất.  Diện tích khu vực cảng 227ha, diện tích mặt nước vịnh Chân Mây 20km2, có độ sâu luồng: -12m; độ sâu bến: -12,5m; với tính chất là cảng tổng hợp gồm 6 bến tàu, tổng chiều dài 930m.

- Công suất hiện khai thác 1.000.000T. Ngoài ra còn là cảng đón khách du lịch quốc tế. Tải trọng tàu lớn nhất 30.000 DWT.

- Bến cảng số 1 đã được xây dựng với chiều dài 300m cùng với hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ cảng.

 

 

Hình 2: Cảng Chân Mây

  1.  Đường sông

Mạng lưới đường sông của tỉnh Thừa Thiên Huế có hướng dòng chảy từ Tây sang Đông. Thượng nguồn là vùng đồi núi và đổ ra các vùng đầm phá chạy dọc theo bờ biển, thông ra 2 cửa biển là Thuận An và Tư Hiền.

Toàn tỉnh có tổng chiều dài đường sông chính là 338.45km, trong đó do Trung ương quản lý 153,6km, chiếm 45%; do địa phương quản lý: 184,85km, chiếm 55%.

Bảng 5: Tổng hợp các tuyến đường sông

TT

Tuyến

Điểm đầu

Điếm cuối

(km)

I

Trung ương quản lý

 

 

153,6

1

Sông Hương

Ngã ba Tuần, xã thủy Bằng

Cảng Thuận An, thị trấn Thuận An

34

2

Đầm phá Tam Giang- Cầu Hai

Đập cửa Lác, xã Hòa Điền

Cửa biển Tư Hiền, xã Vinh Hiền

74

3

Các tuyến rẽ ngang Phá Tam Giang

 

 

 

a

Chợ mới - Hà Công

Thôn Sơn Công - Xã Quảng Lợi

Chợ mới - Xã Điền Hải

03

b

Vĩnh Tu - Quảng Lợi

Thôn Tân Lập - Xã Quảng Lợi

Chợ Vĩnh Tu - Xã Quảng Ngạn

03

c

 

Cự Lại - Quảng xuyên

Thôn Quảng Xuyên - Xã Phú Xuân

Thôn Cựu Lại - Xã Phú Hải

03

4

Các tuyến rẽ Đầm An Truyền

 

 

 

a

Tuyến số I (Đầm An Truyền)

Km45 (Tuyến Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai)

Thôn Phước Linh - Xã Phú Mỹ

05

b

Tuyến số II ( Đầm An Truyền)

Km1 (Tuyến số I Đầm An Truyền - Phú Mỹ)

Thôn Triều Thủy - Xã Phú An

4,6

5

Các tuyến rẽ Đầm Cầu Hai

 

 

 

a

Đá Bạc - Vinh Hưng

Bến Đá Bạc - Xã Lộc Điền

Đình Văn Chi - Xã Vinh Hưng

04

b

Đá Bạc - Vinh Giang

Bến Đá Bạc - Xã Lộc Điền

Vạn Nghi Xuân -Xã Vinh Giang

06

c

Đá Bạc - Túy Vân

Bến Đá Bạc - Xã Lộc Điền

Chùa Túy Vân - Xã Vinh Hiền

04

d

Vinh Hiền - Cầu Hai

Chợ Hiền Vân - Xã Vinh Hiền

Thôn Đông Lưu - Xã Lộc Trì

06

6

Tuyến Cửa sông Truồi-Vinh Hưng

Cửa sông Truồi

Cồn Trai - Xã Vinh Hà

07

II

Đia phương quản lý

 

 

184,85

1

Vùng Tây- Phá Tam Giang

Thôn Tân Mỹ

Chợ Hải Dương

01

2

Sông Bồ

Cầu Hiền Mỹ- xã Hương Vân

cầu Thanh Phước xã Hương Phong

30

3

Sông Bồ nối dài

 

 

 

 

Đoạn cuối tuyến

Cầu Hiền Sỹ

Chân Đập Thủy điện Hương Điền

06

 

Đoạn đầu tuyến

Ngã ba Bác Vọng

Cầu Tổ 1 Phú Lương B

07

4

Sông Ô Lâu

Đập Cửa Lác Xã Quảng Thái - Huyện Quảng Điền

Xã Phong Thu - Huyện Phong Điền

36

5

Sông Hữu Trạch

Chợ Bình Điền

Ngã ba Tuần (Lăng Minh Mạng) đến xã Hương Thọ

12

6

Sông Tả Trạch

Bến Lương Miêu, xã Dương Hòa

Ngã ba Tuần, xã Thủy Bằng

10

7

Sông Đông Ba

Cầu Bãi Dâu, thành phố Huế

Cầu Gia Hội, thành phố Huế

03

8

Sông Lợi Nông

Xã Vinh Thái, huyện Phú Vang

Cuối cồn Giã Viên, sông Hương

26

9

Sông Bạch Yến, Kẻ Vạn, sông Đào cửa Hậu

Cầu Bao Vinh, thành phố Huế

Cầu Kim Long và phường Hương Hồ, thành phố Huế

10,5

10

Sông Như Ý

Cầu Thống Nhất - Xã Thủy Thanh

Cầu Đập Đá, thành phố Huế

5,5

11

Sông Truồi

Khe Lưỡi Mỡ, xã Lộc Hòa

Cửa Sông Truồi, xã Lộc Điền

10

12

Sông Bù Lu

Cửa Biển Cảnh Dương - Xã Lộc Tiến

Cầu Đen - Xã Lộc Thủy

09

13

Hồ Truồi

 

 

 

a

Đoạn bến thuyền du lịch - Thiền Viện Trúc Lâm

Bến thuyền du lịch - Xã Lộc Hòa

Thiền Viện Trúc Lâm

0,65

b

Nhánh bờ trái Thiền Viện Trúc Lâm

Ngã ba Thiền Viện Trúc Lâm - Xã Lộc Hòa

Vũng Thũng - Xã Lộc Hòa

2,95

c

Nhánh bờ phải Thiền Viện Trúc Lâm

Ngã ba Thiền Viện Trúc Lâm - Xã Lộc Hòa

Ba Trại - Xã Lộc Hòa

3,75

14

Đầm Lập An

 

 

 

a

Cầu Lăng Cô - cuối Đầm Lập An

(tuyến chính)

Cầu Lăng Cô

Cuối đầm (sát Đèo Phú Gia; QL 1A)

7,5

b

Nhánh rẽ bờ trái (tuyến I)

Km3 (tuyến chính)

Câu lạc bộ bến thuyền đường Nguyễn Văn

1,5

c

Nhánh rẽ bờ phải (tuyến II)

Km3+500 (tuyến chính)

Câu lạc bộ bến thuyền đường Trịnh Tố Tâm

1,5

d

Nhánh rẽ bờ phải (tuyến III)

Km4+200 (tuyến chính)

Câu lạc bộ bến thuyền đường Trịnh Tố Tâm

01

 

Tổng

 

 

338,45

 

Các sông của tỉnh Thừa thiên Huế mang đặc tính của sông thuộc khu vực miền Trung (ngắn và dốc). Do đó việc khai thác các loại phương tiện kém hiệu quả.

Luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa chủ yếu dựa trên cơ sở khai thác tối đa luồng lạch tự nhiên, chưa được nạo vét khơi thông luồng lạch; đa số các sông trên địa bàn tỉnh về phía thượng nguồn đều có độ dốc lớn, dòng chảy quanh co. Do vậy hiện tượng xói lở bờ, bồi lắng lòng sông thường xuyên xảy ra, tạo thành những bãi cạn, chướng ngại vật làm hạn chế khả năng hoạt động của nhiều loại phương tiện thủy.

Do đặc điểm của luồng tuyến giao thông đường thủy nội địa là tận dụng triệt để điều kiện tự nhiên của các sông, độ dốc dọc lòng sông không đồng nhất, độ sâu luồng chạy tàu bị hạn chế cục bộ, các phương tiện vận tải thủy có mớn nước trên 2,00 mét không thể tham gia hoạt động trên toàn tuyến sông Hương và vùng đầm phá Tam giang. Đặc biệt trên các tuyến sông do địa phương quản lý như: sông Bồ, sông Hữu Trạch, sông Tả Trạch và sông Truồi thì các loại phương tiện thủy có mớn nước trên 1,00 mét không thể tham gia hoạt động dọc toàn tuyến được.

* Khả năng hoạt động các bến thuyền, bến bãi, vị trí:

Do nhu cầu dân sinh kinh tế của nhân dân địa phương sống dọc hai bên bờ sông cho nên đa số các bến thuyền, bến bãi đều được mở một cách tự phát, điều kiện hoạt động của các bến chủ yếu là phục vụ đón, trả khách, tập kết hàng hóa đơn giản. Các phương tiện ra vào bến chủ yếu là loại phương tiện có tải trọng dưới 20 tấn và loại phương tiện chở khách dưới 50 ghế.

Các bến, cảng khác: Bến Long Thọ, bến tầu (gần XN đóng tầu), bến canô xã Vĩnh Hiền, Vĩnh Hưng và các bến trên đầm Cầu Hai, đầm Hà Trung.

  1. Đường bộ:

Toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác. Ngoài ra còn có tuyến quốc lộ 49 chạy ngang qua từ tây sang đông nối tiếp vùng núi với biển. Khu vực ven biển, đầm phá có quốc lộ 49B và một số tuyến ven biển khác. Khu vực gò đồi trung du và vùng núi rộng lớn phía tây thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông có quốc lộ 14, tỉnh lộ 14B, 14C, quốc lộ 49 đi sang Lào. Đến nay toàn tỉnh đã nhựa hóa được 80% đường tỉnh, bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm.

Tổng số đường bộ trên địa bàn có 3.015 tuyến/ 4.906,26km, bao gồm 4 tuyến quốc lộ, 41 tuyến đường tỉnh (chiều dài 621,17km), 420 tuyến đường đô thị và vành đai, 96 tuyến đường chuyên dụng, 455 tuyến đường huyện, 1023 tuyến đường xã, phường.

 

 

Hình 4: Quốc lộ 1A

Hình 5: Đường quốc lộ 14

 

 

Hình 6: Đường tỉnh lộ 14B

Hình 7: Quốc lộ 49

 

a) Hệ thống đường quốc lộ: gồm 4 tuyến/ 453,551 km.

QL1A: Chạy dọc tỉnh TT Huế, đọan tuyến qua tỉnh dài 116,058km. Toàn tuyến mặt đường trải bê tông nhựa, đường đạt cấp II và III. Bình quân đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, 1 số đọan qua các thị trấn có nền đường rộng 26m.

Đường Hồ Chí Minh (QL14): Chạy song song với QL1A về phía Tây, chiều dài 105km, nền đường 7-10m. Toàn tuyến đạt cấp IV mức trung bình.

QL49A có chiều dài 91,854km, đạt tiêu chuẩn đường cấp V miền núi, bề rộng nền 6,5m; bề rộng mặt 3,5m đá dăm láng nhựa.

QL49B: Do tỉnh quản lý dài 104,8km (trùng 5km với QL49A). Tuyến có nền đường rộng 5-7m; mặt rộng 3,5-5m, đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng.

Đường tránh QL1A phía Tây thành phố Huế dài 35,837 km đi từ thị trấn Tứ Hạ đến thị trấn Phú Bài với tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, bề rộng nền 12m, bề rộng mặt 7m thảm bê tông nhựa.

b) Hệ thống đường tỉnh: Tổng số các tuyến đường tỉnh gồm 27 tuyến/400,91 km.

c) Giao thông kết nối các đô thị được xúc tiến đầu tư hình thành các trục kết nối Huế - Tứ Hạ - Bình Điền (đường Tỉnh lộ 16, 12B), đường Nguyễn Chí Thanh - Quảng Điền kết nối đô thị ven biển phía Bắc với thành phố Huế…

d) Giao thông nông thôn: Đến nay toàn tỉnh đã bê tông hóa 70% đường giao thông nông thôn (đường huyện, đường xã), 100% xã có đường ô tô đến trung tâm, xúc tiến một số tuyến giao thông quan trọng phá thế chia cắt ở vùng Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai như : Tuyến Phong Điền - Điền Lộc, Thủy Phù - Vinh Thanh; đường Tây phá Tam Giang; đầu tư nâng cấp 65km đê biển…

2.7.2.Hệ thống cấp điện

Hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế được nhận điện từ hệ thống điện Quốc Gia qua các tuyến đường dây 110 kV Đà Nẵng - Huế (chiều dài 86 km dây dẫn 2xACSR-185), tuyến Đồng Hới – Huế (mạch đơn ACSR-185) và đường dây mạch đơn 220 kV Hòa Khánh - Huế (chiều dài 80 km, dây dẫn ACSR-400) thông qua các trạm biến áp sau: Trạm 220 kV Huế có công suất 1x125 MVA điện áp 220/110 kV, trạm này vận hành từ 08/2002, được xây dựng trên cơ sở mở rộng trạm 110 kV Huế 1, nằm trên địa bàn xã Thủy An – Thành phố Huế (gần Ngự Bình). Trạm 220 kV Huế nhận điện từ trạm biến áp 500 kV qua đường dây 220 kV Đà Nẵng - Huế.

- Trạm 110 kV Huế 1 (E6) có công suất 2x40 MVA điện áp 110/35/22 kV, trạm Huế 1 nhận điện từ trạm 220 kV Huế.

- Trạm 110 kV Văn Xá (E5) có công suất 2x25 MVA điện áp 110/35/6 kV, trạm này đưa vào vận hành từ năm 1997 chủ yếu cấp điện cho các phụ tải của nhà máy Xi măng Văn Xá.

- Trạm 110 kV Phú Bài, công suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV, trạm chủ yếu cung cấp điện cho các phụ tải của KCN Phú Bài, trạm được đấu nối với lộ 373 của trạm 110 kV Huế 1.

- Trạm 110 kV Lăng Cô, công suất 1x25 MVA, điện áp 110/22 kV được đưa vào hoạt động để cung cấp điện cho khu du lịch Lăng Cô.

- Trạm 110 kV T2 Cầu Hai, công suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV.

- Trạm 110 kV Huế 2 (E7), công suất 1x25 MVA, điện áp 110/35/22 kV, nằm trên địa bàn xã Hương Sơ - thành phố Huế, được đưa vào vận hành từ năm 1999 cấp điện cho khu vực phía Bắc thành phố Huế.

- Trạm 110 kV dệt Huế (E8), công suất 1x16 MVA, điện áp 110/35/6 kV.

- Ngoài ra tỉnh Thừa Thiên Huế  còn có trạm phát điện diezel Ngự Bình có công suất đạt 2x4000 kVA đang vận hành và phát hiện bổ sung vào những giờ cao điểm.

Ngoài 9 dự án thủy điện bậc thang được Bộ Công Thương phê duyệt thì tỉnh cũng qui hoạch 12 dự án thuỷ điện nhỏ khác với tổng công suất 106,5 MW. Hiện nay, nhà máy thủy điện Bình Điền đã phát điện và đến cuối năm (2010) nhà máy thủy điện Hương Điền cũng bắt đầu phát điện.

  1. Nguồn điện:

Hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp điện từ hai nguồn chính: từ các nhà máy thủy điện trên địa bàn tỉnh và từ hệ thống điện Quốc gia thông qua trạm 220kV.

Nguồn cấp điện từ trạm 220kV Huế (E6): Trạm 220kV Huế (E6), (125+250) MVA nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia thông qua xuất tuyến 220kV Huế - Hòa Khánh và 220kV Huế - A Lưới - Đông Hà. Trạm 220kV Huế hiện cung cấp điện cho 05 trạm 110kV của tỉnh Thừa Thiên Huế, thông qua 5 xuất tuyến 110kV, như các trạm 110kV: Sợi Huế, Phú Bài, Tả Trạch, Bình Điền, Huế 2.

Nguồn cấp điện từ trạm 220kV Phong Điền: Trạm 220kV Phong Điền – 125MVA nhận điện từ hệ thống điện Quốc gia thông qua xuất tuyến 220kV Huế - Hòa Khánh và 220kV Huế - A Lưới – Đồng Hà.

Nguồn từ nhà máy thủy điện:

- Nhà máy thủy điện A Lưới là một công trình thủy điện trọng điểm của miền Trung, cung cấp nguồn điện vào hệ thống điện miền Trung và còn cấp điện cho khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế. Thủy điện A Lưới được xây dựng tại thôn A Rom, xã Hồng Hạ, huyện A Lưới với 2 tổ máy công suất 2x85MW, phát lên lưới 220kV. Nhà máy được đấu nối transit vào đường dây 220kV Huế - Đồng Hới.

- Nhà máy thủy điện Tả Trạch được xây dựng tại xã Dương Hòa, thị xã Hương Thủy với 2 tổ máy công suất 2x10,5MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối transit vào đường dây 110kV Huế - Đà Nẵng.

- Nhà máy thủy điện Bình Điền được xây dựng tại xã Bình Điền, thị xã Hương Trà với 2 tổ máy công suất 2x22MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối transit vào mạch 2 đường dây 110kV Huế - Đông Hà.

- Nhà máy thủy điện Hương Điền được xây dựng tại xã Hương Vân, thị xã Hương Trà với 3 tổ máy công suất 3x27MW, phát lên lưới 110kV. Nhà máy được đấu nối vào thanh cái 110kV TBA 110kV Văn Xá.

- Nhà máy thủy điện A Lin B2 được xây dựng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huếvới 2 tổ máy công suất 2x10MW, phát lên lưới 110kV.

- Nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 được xây dựng tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huếvới 2 tổ máy công suất 2x6,5MW, phát lên lưới 110kV.

Ngoài các nhà máy thủy điện nói trên, trên địa bàn tỉnh hiện có 03 nhà máy thủy điện nhỏ phát trực tiếp vào lưới điện trung áp với tổng công suất đặt là 20,2MW. Trong đó thủy điện Thượng Lộ (1x6MW). Thủy Điện Thượng Nhật (1x7MW) cấp điện cho lưới trung áp 35kV huyện Nam Đông, thủy điện A Roàng (2x3,6MW) cấp điện cho lưới trung áp 35kV huyện A Lưới.

  1. Lưới điện:

- Lưới điện 500kV: Đường dây 500kV đi qua địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sử dụng dây dẫn phân pha mạch kép 4xACSR330, với tổng chiều dài khoảng 147km, trong đó mạch 1 Hà Tĩnh – Đà Nẵng dài khoảng 73,5km và mạch 2 Hà Tĩnh – Đà Nẵng dài khoảng 73,5km.

- Lưới điện 220kV: Ngoài trạm biến áp 220kV Huế và nhà máy thủy điện A Lưới. Lưới điện 220kV trên đại bàn tỉnh gồm các đường dây 220kV sau:

Bảng 6. Thông số vận hành của đường dây 220kV

TT

Tên tuyến dây

Số mạch

Dây dẫn

Chiều dài (km)

Pmax (MW)

1

A Lưới – Huế

1

ACSR-400

39,2

178

2

Hòa Khánh – Huế

1

AC-400

83,45

169

Lưới điện 110kV:

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 12 trạm 110kV với tổng công suất đặt là 516MVA, trong đó có 9 trạm/13MBA 110kV do điện lực quản lý, với tổng công suất đặt là 385MVA, còn lại 3 trạm/5MBA 110kV là tài sản của khách hang, với tổng công suất đặt là 131 MVA. Thông số vận hành của các TBA 110kV được thống kê như sau:

Bảng 7. Thông số vận hành của các trạm 110kV

TT

Tên trạm

Máy

Điện áp (kV)

CS đặt (MVA)

Pmax (MW)

1

Huế 1 (NC 220kV Huế)

T1

110/35/22

40

31,5

T2

110/35/22

40

31,5

2

Đồng Lâm (Khách hàng)

T1

110/22/6

25

14,5

T2

110/22/6

25

21

3

Phong Điền

T1

110/35/22

25

8,1

T2

110/22

25

8,2

4

Văn Xá (Khách hàng)

T1

110/35/22

40

24,2

T2

110/35/6

25

14,3

5

Huế 2

T1

110/22

25

19

T2

110/22

40

30

6

Phú Bài

T1

110/22

40

26,6

T2

110/22

40

26,6

7

Chân Mây

T1

110/22

25

2,7

8

Cầu Hai

T2

110/35/22

25

10,7

9

Lăng Cô

T2

110/22

25

5

10

Huế 3

T2

110/22

25

17,7

11

Điền Lộc

T2

110/22

25

12,4

12

Dệt may Huế

T1

110/6

16

7,0

 

Bảng 8. Thông số đường dây 110 kV hiện có

TT

Tuyến

Số mạch

Tiết diện

Dài (km)

Tải cực đại (%)

1

Phong Điền – Huế 2

1

185/29

19,7

237

2

Phong Điền – Diên Sanh

1

185/29

24,4

265

3

Đồng Lâm – Đông Hà 220

1

185/29

39,5

376

4

Văn Xá – Đồng Lâm

1

185/29

13,9

400

5

Văn Xá – Bình Điền

1

185/29

34,52

267

6

Văn Xá – Hương Điền

1

400/51

8,13

370

7

Huế 220 – Bình Điền

1

185/29

23.4

386

8

Huế 2 – Huế 220

1

185/29

17,96

476

9

Phú Bài – Huế 220

1

185/29

10,99

346

10

Huế 220 – Dệt Huế

1

185/29

1,85

38

11

Tả Trạch – Huế 220

1

185/29

17,38

222

12

Tả Trạch – Cầu Hai

1

185/29

57,21

202

13

Hòa Khánh 2 – Cầu Hai

1

185/29

35,1

222

14

Phú Bài – Chân Mây

1

185/29

37,6

291

15

Chân Mây – Lăng Cô

1

185/29

6,0

296

16

Lăng Cô – Hòa Khánh 220

1

185/29

34,62

307

17

Huế 2 –Huế 3

1

185/29

11,43

102

18

Phong Điền – Điền Lộc

1

185/29

15,2

76

 

Lưới điện trung áp: Toàn bộ lưới điện trung áp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang vận hành ở 2 cấp điện áp là 22kV và 35kV. Trong đó lưới điện 22kV có mặt hầu hết tại tất cả các huyện, thị, thành phố của tỉnh Thừa Thiên Huế.

  1. Ưu điểm:
  • Trong thời gian qua lưới điện 110kV không ngừng phát triển, góp phần đáp ứng được nhu cầu phụ tải tăng cao.
  • Các trạm 110kV trên đại bàn tỉnh được liên kết với nhau thông qua các xuất tuyến 110kV tạo thành mạch vòng và còn liên hệ với lưới điện 110kV của tỉnh lân cận như Quảng Trị và Đà Nẵng góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện.
  1. Nhược điểm:
  • Do phụ tải của tỉnh Thừa Thiên Huế phân bố không đồng đều và phụ tải của các KCN cũng như khu kinh tế trọng điểm không vào đúng như kế hoạch, dẫn đến tình trạng mang tải của các trạm biến áp không đồng đều, có trạm biến áp mang tải rất thấp so với thiết kế của trạm như TBA 110kV Lăng Cô, TBA 110kV Chân Mây, có những trạm hiện đang mang tải cao như Huế 1, Huế 2, Phú Bài mang tải hơn 80%.
  • Hiện vẫn còn một số trạm biến áp hiện chỉ có một máy biến áp dẫn đến độ tin cậy cung cấp điện không được đảm bảo như trạm 110kV Huế 3, Lăng Cô, Cầu Hai.
  • Một số trạm biến áp hiện chưa có liên kết mạch vòng như trạm 110kV Huế 3, hiện chỉ được cấp điện thông qua đường dây 110kV đấu nối từ TBA Huế 2 đến, TBA 110kV Điền Lộc hiện chỉ được cấp điện thông qua đường dây 110kV đấu nối từ TBA Phong Điền, độ tin cậy cấp điện không được đảm bảo khi xảy ra sự cố đường dây.

2.7.3.Bưu chính, viễn thông

Hạ tầng viễn thông và thông tin cơ sở phát triển đúng quy hoạch, phát triển phủ kín rộng khắp và phù hợp với không gian phát triển đô thị hiện đại. Công nghệ và hạ tầng viễn thông, truyền hình kỹ thuật số, mạng lưới truyền dẫn vô tuyến điện, phát tải thông tin phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc ngày càng cao của xã hội. Mạng Internet đã kết nối liên thông cơ quan, đơn vị các cấp, đến tận các khu dân cư và nhiều điểm ở vùng xa của hai huyện miền núi A Lưới, Nam Đông. Hạ tầng phục vụ thông tin cơ sở, truyền dẫn phát thanh - truyền hình được quan tâm đầu tư đồng bộ, hiện đại, ứng dụng và kết nối các kỹ thuật tiến bộ theo lộ trình số hóa đến năm 2020, phục vụ tốt nhiệm vụ tuyên truyền, truyền thông tại các địa phương.

- Hạ tầng công nghệ thông tin được chú trọng đầu tư theo hướng xây dựng Thừa Thiên Huế thành trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh của khu vực và cả nước. Chính quyền điện tử ở các cấp ngày càng hoàn thiện đồng bộ, hiện đại, phục vụ tốt công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyền và cung cấp tốt các dịch vụ công cho cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp, góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và đón đầu kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia, liên thông "một cửa" quốc gia và khu vực Asean. Đã thông qua đề án và bước đầu đưa vào áp dụng các giải pháp quản lý đô thị thông minh trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, du lịch, giao thông vận tải, giám sát và quản lý các lĩnh vực xây dựng, môi trường và trật tự đô thị...

Đến nay, 100% xã, phường, thị trấn có internet băng rộng, 90% dân cư được phủ sóng mạng thông tin di động 4G; số thuê bao điện thoại đạt 84 máy/100 dân, số thuê bao internet đạt 51 thuê bao/100 dân; hiện đang tiến hành triển khai phủ sóng mạng 5G trên địa bàn tỉnh. Toàn tỉnh có khoảng 170 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin [64] với tổng số lao động khoảng 1.700 người.

Tổng doanh thu lĩnh vực thông tin và truyền thông năm 2020 ước đạt 2.595 tỷ đồng, tăng 2,7%; trong đó, doanh thu viễn thông đạt 1.220 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 43%, giảm 9,2%; lĩnh vực công nghệ thông tin chiếm tỷ trọng 42,3%, đạt giá trị 1.100 tỷ đồng, tăng 22%; lĩnh vực bưu chính chiếm tỷ trọng 8,8%, đạt giá trị 230 tỷ đồng, giảm 9%; lĩnh vực khác 152 tỷ đồng, tăng 3%.

Tổng số thuê bao điện thoại là 1.083.963. Trong đó: Di động 1.061.484 thuê bao, Cố định 22.479 thuê bao. Số thuê bao internet cố định là 181.163.

2.7.4.Hệ thống cấp nước

Thừa Thiên Huế là địa phương có nguồn nước mặt tự nhiên có chất lượng và sạch bậc nhất Việt Nam. Tỷ lệ dân số đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập trung: 99,99 %; Tỷ lệ hộ được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh: 97,25%; Tỷ lệ hộ dùng hố xí hợp vệ sinh: 94,20% (Theo niên giám thống kê năm 2018).

Hiện nay, Công ty TNHH Xây dựng và Cấp nước Thừa Thiên Huế có 10 nhà máy trực thuộc, với công suất hơn 100 nghìn m3/ngày đêm và cấp nước sạch đến tận gia đình của gần 600 nghìn dân toàn tỉnh (99% nhân dân thành phố Huế), đây là kết quả rất cao so với cả nước.

Thời gian qua, Công ty đã triển khai một số công trình tiêu biểu như Nhà máy nước sạch Bạch Mã, Hòa Bình Chương, Tứ Hạ…và, hiện nay công ty đang triển khai dự án mở rộng NM Quảng Tế 2 nâng công suất từ 27.500 lên 82.500 m3/ngày đêm với công nghệ tiên tiến, hiện đại ứng dụng hệ thống SCADA điều khiển, giám sát tự động từ xa, phần xây dựng áp dụng công nghệ đúc không trát mác 300 lần đầu tiên tại khu vực MT&TN.

Khu vực đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế được cấp nước từ hệ thống các nhà máy nước và mạng lưới đường ống do HueWACO quản lý bao gồm 16 nhà máy nước và 2.000km đường ống từ D400- D1.000 phân bố trên địa bàn toàn tỉnh, cấp nước cho 105/152 phường, xã ; nâng tỷ lệ dân số thành thị được cấp nước sạch đến nay lên 87%; 99% dân số vùng nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh. Tỷ lệ thất thoát, thất thu nước dưới 20%.

Khu vực nông thôn, hệ thống nối mạng cấp nước sạch cho các vùng nông thôn trong toàn tỉnh đã được thực hiện đều đặn qua các năm, sử dụng các nguồn vốn: ngân sách Tỉnh, Chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn tích luỹ tái đầu tư của Công ty Xây dựng và Cấp nước và vốn của nhân dân đóng góp (dưới hình thức đóng góp công đào, lấp đất đường ống). Đặc biệt, đã thi công 3 km đường ống DN225 chôn ngầm băng phá Tam Giang để cung cấp nước cho 2 xã Quảng Ngạn và Quảng Công. HueWACO đã công bố cấp nước an toàn trên toàn tỉnh (vào ngày 26/8/2009) và được tố chức Y tế Thế giới (WHO) chọn làm mô hình thí điểm về cấp nước an toàn trên toàn quốc.

 Việc cấp nước nông thôn được thực hiện từ nhiều hình thức tập trung, phân tán, đặc biệt là cấp nước nối mạng đã đảm bảo cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 99% dân số nông thôn, 57% dân số nông thôn được cấp nước sạch đạt hoặc vượt Tiêu chuẩn 09/2005/QĐ-BYT ngày 11/3/2005 do Bộ Y tế ban hành (TC09) trong đó 48% được sử dụng nước sạch đô thị qua chương trình nối mạng, đã vượt chỉ tiêu phấn đấu của Chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và VSMT nông thôn giai đoạn 2006-2010.

Đến nay, đã hoàn thành xây mới hệ thống cấp nước thị trấn Phú Lộc và các xã lân cận, hoàn thành lắp đặt các tuyến cấp nước tập trung vượt phá Tam Giang để cung cấp nước cho nhân dân các xã ven biển. Tiếp tục triển khai dự án cấp nước toàn tỉnh (vốn vay ADB), dự kiến đến năm 2020 sẽ hoàn thành hơn 700 km đường ống, góp phần nâng cao năng lực của mạng lưới tuyến ống hiện có, đồng thời mở rộng cấp nước cho 31 phường, xã (gồm 8 xã mới: Phong Xuân, Phong Mỹ, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Giang, Vinh Hải) với hơn 88.000 người được tiếp cận nước sạch, nâng tỷ lệ người dân dùng nước sạch toàn tỉnh đến năm 2020 đạt 93%.

2.7.5.Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải

Các đô thị trong Tỉnh đều có mạng lưới cống thoát nước chung cho nước mưa và nước thải. Phạm vi phục vụ và quy mô của mạng lưới cống nhỏ, chỉ có ở khu vực trung tâm của các đô thị, phần lớn bị xuống cấp, năng lực thoát nước chỉ đạt 60-70%. Nước thải các đô thị trong vùng hầu hết chưa xử lý đạt các tiêu chuẩn môi trường. Nước thải đô thị chưa được xử lý tại các trạm xử lý tập trung.

Các khu công nghiệp trong tỉnh đều có dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có Khu công nghiệp Phú Bài có hệ thống xử lý nước thải, Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô đang thi công xây dựng.

Các cơ sở công nghiệp phân tán và công nghiệp làng nghề xử lý nước thải chưa đạt quy chuẩn môi trường.

2.8.Hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang

Việc thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu tập trung tại các khu đô thị, phương pháp xử lý chủ yếu là chôn lấp. Riêng chất thải rắn y tế độc hại được thu gom riêng và xử lý bằng lò đốt.

Tổng lượng CTR phát sinh trong toàn vùng khoảng 1.906 tấn/ngày, trong đó lượng CTR công nghiệp chiếm tỷ lệ 16,7% tổng lượng CTR phát sinh và khoảng 318 tấn/ngày. Trong đó CTR nguy hại chiếm 20% CTR công nghiệp và tương ứng khoảng 64 tấn/ngày.

Chất thải rắn công nghiệp: tái chế tái sử dụng chất thải được áp dụng phổ biến nhưng tự phát. Còn lại hầu hết chất thải được chôn lấp cùng với chất thải sinh hoạt hoặc đổ thải hoặc chôn lấp tự do tại các khu vực đất trống.Tại một số khu công nghiệp, cơ sở, làng nghề công tác thu gom quản lý chất thải rắn nguy hại chưa được quan tâm, thu gom theo đúng quy định. Trong toàn vùng hiện chưa có khu xử lý chất thải công nghiệp nào hoạt động.

Chất thải rắn y tế độc hại được thu gom xử lý riêng bằng các lò đốt. CTR y tế thông thường khác được thu gom cùng CTR sinh hoạt.

Thành phần CTR sinh hoạt đô thị bao gồm: chất hữu cơ chiếm 60-75%; chất thải có thể tái chế: 10-17%; chất trơ khác: 10-30%. Việc phân loại tại nguồn chưa được thực hiện với CTR sinh hoạt và công nghiệp. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đạt 96% (tăng 35% so với năm 2009). Số đô thị có hệ thống thu gom nước thải đạt chuẩn tăng từ 7 đô thị (2010) lên 14 đô thị, chiếm 72% (năm 2019). Tỷ lệ thu gom CTR công nghiệp không đáng kể. Thực hiện thu gom CTR trong vùng là các doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Hình thành hệ thống thu gom chất thải rắn ở các huyện, xã; cơ bản hoàn thành các công trình vệ sinh công cộng trong trường học và một số nơi công cộng. Trên địa bàn toàn tỉnh có 7 bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Bãi chôn lấp rác Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) lớn nhất hiện tại do Công ty cổ phần Môi trường và công trình đô thị Huế quản lý, đang bị quá tải với công suất 200 tấn rác/ngày, dự kiến năm 2020 sẽ đóng cửa.

 Trong những năm tới, tỉnh tiếp tục đầu tư nguồn lực để phát triển hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn nhằm cải thiện khả năng thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh (trong đó chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt), để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Như  triển khai đầu tư xây dựng 02 khu xử lý chất thải rắn tập trung theo quy hoạch: phía Nam tại xã Phú Sơn, thị xã Hương Thủy (với công suất xử lý 500 tấn/ngày) và phía Bắc tại xã Hương Bình, thị xã Hương Trà (với công suất xử lý 200 tấn/ngày).

2.9.Nghĩa trang

Các đô thị đã có quy hoạch khu nghĩa trang tập trung, tuy nhiên vẫn tồn tại các nghĩa trang phân tán theo các cụm dân cư.

Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế được giao quản lý 03 nghĩa trang trong đó đuợc đầu tư xây dựng mới là 02 nghĩa trang: phía Bắc tại xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà và phía Nam tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy; còn 01 nghĩa trang cũ ở khu vực Tam Thai với diện tích là khoảng 37,5 ha (hung táng và cát táng).

Nghĩa trang đô thị (thị trấn) cũng như nghĩa trang các xã đều nằm rải rác trong các khu dân cư, không có khoảng cách ly tối thiểu đảm bảo VSMT. Hệ thống nghĩa trang nhân dân hầu như phát triển tự phát.

2.10.Hiện trạng hạ tầng xã hội

2.10.1.Nhà ở

Mô hình ở và không gian ở hiện hữucủa tỉnh Thừa Thiên Huế rất phong phú và đa dạng. Chiếm đa số là không gian ở kiểu nhà vườn, không gian ở tại các khu phố cổ, các phố cũ, không gian ở thuộc các khu vực mới phát triển.

Công trình nhà ở trong khu ở cũ có kiến trúc thấp tầng, mật độ xây dựng cao và hệ số sử dụng đất thấp. Khối kiến trúc dạng liên kế, bám theo mặt đường, mặt hẻm có độ cao khá đồng bộ tạo thành tổng thể khu ở, có cấu trúc thống nhất và hài hòa với không gian mạng lưới đường phố, mặt cắt vừa và nhỏ. Đối với khu ở mới, các khối kiến trúc nhà ở dạng liên kế có tầng cao khác nhau, bám theo mặt đường, mặt hẻm, có cấu trúc “mở” (trong mỗi công trình có độ đặc ít, độ rỗng nhiều) về phía đường phố, đường hẻm. Hình thức có sự thay đổi từ kiểu liên kế truyền thống (nhà phố) sang kiến trúc nhà phố có phong cách “hiện đại” (trong mỗi công trình bắt đầu xuất hiện những mảng kính lớn, mặt tiền ít trang trí cầu kỳ). Công năng nhà ở đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế trước đây khá đơn giản, gồm: nhà ở, phủ đệ, nhà ở kết hợp kinh doanh buôn bán…

Các khu nhà vườn hiện vẫn còn nhiều nhà giữ được lề lối nhà ở truyền thống. Bên cạnh việc có quy định riêng để giữ sắc thái đặc trưng của khu ở cổ, ở cũ, khu ở kiểu nhà vườn cần tạo điều kiện hỗ trợ và hướng dẫn người dân cũng như  các tổ chức trong quá trình cải tạo nâng cấp công trình kiến trúc cho phù hợp đối với các thể loại Kiến trúc để tạo sự đồng bộ trong Bố cục tạo hình và hình thức kiến trúc trong khu ở.

Nhà ở nông thôn được phân bố ở các khu vực đồng bằng và đầm phá ven biển tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong đó tập trung đông ở các vùng có vị trí giao thông thuận lợi: ven quốc lộ 1A, 14, 49 và tỉnh lộ số 4, 68, 10, 11, 14B. Nhà ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế thường có quy mô nhỏ, thấp tầng, trải dài trên diện tích khá lớn. Loại hình nhà ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế thường là loại nhà cấp 4, nhà vườn, bám theo đường làng xóm hoặc đường mòn. Nhà ở nông thôn tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đã có nhiều sự biến đổi, khuôn viên bị thu hẹp, sử dụng các vật liệu tạm như tấm proximang, tre luồng… làm cho ngôi nhà nhanh xuống cấp.  Một số nhà cấp 4 xây mới cũng sử dụng bố cục kiểu truyền thống, một số hình thức trang trí cũ nhưng có sự biến đổi.

Theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người trên toàn tỉnh là 23,7 m2sàn/người. Trong đó nhà ở đô thị bình quân đạt 23,9m2 sàn/người, nhà ở nông thôn bình quân đạt 23,6m2 sàn/người. Tỷ lệ nhà kiến cố và bán kiên cố chiếm 98,2%, trong đó nhà ở kiên cố liên tục tăng đều theo mỗi năm. Diện tích đất ở đô thị cũng như dân số biến động mạnh trong những năm gần đây do từ tháng 10/2010 đến nay đã có 5 xã thuộc thành phố Huế, 4 xã thuộc thị xã Hương Thủy và 6 xã thuộc thị xã Hương Trà trở thành phường.

Đầu tư xây dựng các dự án khu đô thị, khu chung cư, cụ thể đã hoàn thiện và lắp đầy Khu đô thị An Cựu City, Khu Phú Mỹ An, The Manor, Thủy Vân 1,2... với tổng đầu tư hơn 10 nghìn tỷ đồng. Các dự án trên địa bàn khu đô thị mới An Vân Dương dần được hình thành một cách rõ nét và hiện đại. Đã đầu tư xây dựng các khu nhà ở cho người có thu nhập thấp, hình thành quỹ nhà ở xã hội, hoàn thành cơ bản xây dựng trường Nguyễn Tri Phương, các ký túc xá sinh viên Đại học Huế, Cao đẳng Y tế, Cao đẳng Sư phạm... Huy động nguồn lực xây dựng hơn 5.000 nhà ở cho các hộ nghèo; hoàn thành tái định cư 1.200 hộ dân thủy điện và trên 1.000 hộ dân vạn đò trên sông Hương.

2.10.2.Cơ sở giáo dục - đào tạo

  1. Hệ thống trường đại học:

Đại học Huế tiếp tục khẳng định vị thế của một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học lớn ở miền Trung, là một trong 5 đại học quản lý theo mô hình 2 cấp của cả nước, một trong 14 đại học trọng điểm quốc gia. Đại học Huế có 8 trường đại học thành viên đó là: Sư phạm, Khoa học, Y dược, Nông lâm, Nghệ Thuật, Kinh tế, Ngoại ngữ, Luật; 1 Phân hiệu Đại học Huế tại tỉnh Quảng Trị, 2 khoa trực thuộc và 6 trung tâm đào tạo, nghiên cứu, hàng năm đào tạo trên 50.000 sinh viên. Đội ngũ giảng viên có học hàm, học vị giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ đạt chiếm tỷ lệ tương đối cao, gần 26,7% số lượng giảng viên cơ hữu, giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên chiếm 62,2%. Đã thiết lập quan hệ hợp tác với trên 60 trường đại học, viện nghiên cứu, tổ chức giáo dục của hơn 30 quốc gia. Từng bước hoàn chỉnh Khu quy hoạch Đại học Huế tại Trường Bia. Theo bảng xếp hạng Webometrics tháng 1/2019, Đại học Huế đứng thứ 10 (trong tổng số 134 cơ sở giáo dục được xếp hạng) của Việt Nam, thứ 115 khu vực Đông Nam Á và thứ 3704 thế giới.

Bên cạnh đó, nhiều trung tâm, viện nghiên cứu, các cơ sở giáo dục bậc đại học khác như Học viện Âm nhạc Huế, trường đại học Phú Xuân, các cơ sở đào tạo, viện, học viện của Trung ương trên địa bàn đã góp phần khẳng định vị thế Huế là một trung tâm giáo dục của cả nước

Tập trung thực hiện Kết luận của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về xây dựng và phát triển Đại học Huế, trọng tâm là kiện toàn tổ chức và hoạt động của khối đại học. Ban hành, điều chỉnh các quy chế quản lý của ngành. Thực hiện tốt công tác tổ chức cán bộ. Triển khai công tác quy hoạch chuyên môn giai đoạn 2017 - 2020 và 2021 - 2025; bổ nhiệm các chức danh quản lý của các đơn vị trực thuộc; điều chỉnh kế hoạch chiến lược phát triển các trường đại học thành viên. Tiến hành đổi mới cơ chế quản lý tài chính; phê duyệt Đề án tự chủ đối với Viện Tài nguyên và Môi trường, lộ trình tự chủ đại học đối với các trường đại học thành viên: Kinh tế, Y Dược, Luật. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất. Nghiên cứu địa điểm quy hoạch làng giáo sư; điều chỉnh quy hoạch Khu đô thị Trường Bia và thay đổi công năng một số cơ sở của Đại học Huế. Đôn đốc các dự án đang triển khai. Hoàn thành dự án tăng cường năng lực Khoa Kiến trúc - Trường Đại học Khoa học; triển khai giai đoạn 2.

  1. Hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN):

Chuyển biến theo hướng tinh gọn, hiệu lực hiệu quả, giảm về số lượng, tăng về quy mô và trình độ đào tạo, đa dạng về loại hình, ngành, nghề đào tạo. Đến cuối năm 2018, trên địa bàn tỉnh có 68 cơ sở GDNN, trong đó cơ sở GDNN Trung ương có 02 trường cao đẳng; cơ sở GDNN địa phương có 03 trường cao đẳng, 01 trường trung cấp; 01 Trung tâm GDTX tỉnh, 9 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, 52 trung tâm học tập cộng đồng. Cơ sở vật chất các Trung tâm GDNN-GDTX còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phục vụ cho công tác bồi dưỡng thường xuyên.

  1. Hệ thống trường học cấp giáo dục phổ thông:

- Hệ thống mạng lưới trường mầm non, phổ thông được sắp xếp một cách hợp lý theo hướng xóa các cơ sở lẻ, sáp nhập các trường có quy mô nhỏ cơ sở vật chất không bảo đảm nhưng vẫn bảo đảm cự ly và phù hợp với nhu cầu đi học của người dân. Năm học 2019-2020 toàn tỉnh có 576 trường mầm non, phổ thông, trong đó: Mầm non: 207 trường (trong đó có 21 trường tư thục) với 11.824 cháu nhà trẻ và 51.574 cháu mẫu giáo; Tiểu học: 200 trường (01 trường tư thục) với 95.778 học sinh; THCS: 132 trường (01 trường tư thục) với 67.534 học sinh; THPT: 37 trường (01 tư thục) với 38.116 học sinh.

- Trường đạt chuẩn quốc gia: Toàn tỉnh có 365 trường đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 62,15% (Mầm non: 94 trường - tỷ lệ 45,4%; Tiểu học: 164 trường - tỷ lệ 82,0%; THCS: 82 trường - tỷ lệ 62,1% và THPT: 18 trường - tỷ lệ 48,6%).

Hạ tầng cơ sở vật chất: Việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất trường học được các địa phương quan tâm, chất lượng phòng học được cải thiện đáng kể. Cụ thể:

- Bậc học mầm non có 2.360 phòng học, trong đó số phòng học kiên cố là 1.602 phòng (chiếm 67,88% tổng số phòng học của bậc học), 36 phòng học cấp 4 được xây dựng từ lâu, nay đã hư hỏng, xuống cấp. Ngoài các trường đạt chuẩn quốc gia, phần lớn các phòng học còn lại ở bậc học mầm non không đáp ứng theo tiêu chuẩn quy định.

- Cấp học tiểu học có 3.220 phòng học, trong đó phòng học kiên cố là 2.581 phòng, chiếm 80,2% tổng số phòng học; số phòng học cấp 4 đã hư hỏng, xuống cấp cần được xây mới để thay thế là 99 phòng. Phòng thư viện, thiết bị, tin học, ngoại ngữ còn thiếu, chưa đạt chuẩn.

- Cấp học trung học cơ sở có 1.415 phòng học, trong đó phòng học kiên cố là 1.305 phòng (chiếm khoảng 92,2%), tuy nhiên vẫn còn 35 phòng học cấp 4 xuống cấp, hư hỏng. Hệ thống thư viện, phòng học bộ môn phần lớn tận dụng từ các phòng học nên chưa đạt chuẩn quy định về diện tích.

- Cấp học Trung học phổ thông: Nhìn chung, cơ sở vật chất cấp học Trung học phổ thông trong những năm gần đây được cải thiện đáng kể. Toàn cấp học có 673 phòng học, trong đó phòng học kiên cố là 652 phòng (chiếm 96,88%). Tuy nhiên hệ thống phòng học bộ môn, nhà tập đa năng, các công trình phụ trợ chưa đạt chuẩn còn nhiều.

 

 

Hình 8: Trường ĐH Khoa học Huế

Hình 9: Trường đại học Luật Huế

 

 

Hình 10: Trường ĐH Kinh tế Huế

Hình 11: Trường ĐH Ngoại Ngữ Huế

2.10.3.Cơ sở y tế

Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh, giám sát dịch bệnh và tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh được tích cực triển khai và không có dịch bệnh nghiêm trọng xảy ra trên địa bàn. Công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh được triển khai thường xuyên và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế có hiệu quả.

Đã thành lập Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế trên cơ sở hợp nhất các Trung tâm: Y tế Dự phòng; Phòng, chống HIV/AIDS; Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Phòng chống sốt rét - ký sinh trùng - côn trùng; Truyền thông giáo dục sức khỏe thành một đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế.

Triển khai Hệ sinh thái y tế thông minh giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến 2025; Triển khai tạo lập và quản lý hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân tỉnh Thừa Thiên Huế, đến nay đã có trên 99% người dân trên địa bàn tỉnh có mã số Hồ sơ sức khỏe điện tử theo Quyết định 831/QĐ-BYT ngày 11/3/2017 của Bộ Y tế. Tiếp tục triển khai thực hiện Bộ Tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn đến 2020 theo Quyết định số 4667/2014/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế, đến nay đã có 148/152 trạm y tế đạt chuẩn đạt 97,4%, góp phần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh. Tiếp tục thực hiện chương trình hành động thực hiện Đề án Xây dựng và Phát triển mạng lưới y tế cơ sở giai đoạn 2016-2025 theo Quyết định 2348/QĐ-TTg. Đang xây dựng Đề án Phát triển Y tế Thừa Thiên Huế thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh và Đề án Triển khai mô hình điểm Trạm y tếhoạt động theo nguyên lý Y học gia đình giai đoạn 2019-2025. Tiếp tục đôn đốc tiến độ dự án Bệnh viện Đa khoa quốc tế Huế.

Công suất sử dụng giường bệnh kế hoạch toàn tỉnh đạt 98,89%; công suất sử dụng giường bệnh thực kê 63,55%. Mạng lưới y tế địa phương được đầu tư xây dựng và phát triển khá toàn diện theo hướng chuẩn hóa và hiện đại hoá,148/152 trạm y tế đạt chuẩn, tỷ lệ bao phủ BHYT vượt kế hoạch với 98,07%  dân số trong toàn tỉnh. 100% trạm y tế cấp xã có bác sĩ, đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh, góp phần giảm tải cho tuyến trên. Các hoạt động sức khỏe môi trường đã được đẩy mạnh, tỷ lệ hố xí hợp vệ sinh đạt 93,06%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh là 99%. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng theo cân nặng giảm còn 7,6%; theo chiều cao giảm còn 10,4% đạt chỉ tiêu kế hoạch.

Đội ngũ y, bác sĩ và cán bộ quản lý ngành y tế phát triển nhanh về số lượng, được đào tạo căn bản, có năng lực, trình độ chuyên môn cao, y đức tốt, có khả năng đáp ứng yêu cầu triển khai các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại trong công tác khám và chữa bệnh. Toàn ngành có trên  60 giáo sư và phó giáo sư, 7 thầy thuốc nhân dân, 84 thầy thuốc ưu tú, 122 tiến sĩ, 126 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 425 thạc sĩ, 321 bác sĩ chuyên khoa cấp I.

Hệ thống y tế tỉnh: Toàn tỉnh hiện có 189 cơ sở với 7.940 giường (trong đó giường bệnh thuộc bệnh viện, phòng khám đa khoa các cấp là 7.145 giường. Bình quân đạt 68 giường bệnh/10.000dân).

Bảng 9: Hệ thống cơ sở y tế và số giường bệnh

TT

Hạng mục

Số cơ sở

Số giường

1

Bệnh viện

23

6919

2

Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng

1

100

3

Bệnh viện da liễu

1

40

4

Phòng khám đa khoa khu vực

6

86

5

Trạm y tế xã, phường

152

770

6

Trạm y tế của cơ quan, xí nghiệp

1

20

7

Cơ sở y tế khác

5

5

 

Tổng số

189

7.940

 

Bệnh viện TW Huế là một trong ba Bệnh viện Đa khoa Trung ương lớn nhất cả nước thuộc Bộ Y tế, Bệnh viện là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước, bệnh viện đã và đang phấn đấu về mọi mặt để trở thành Trung tâm Y học cao cấp. Với diện tích 35,7 ha (bao gồm cơ sở 2) quy mô 3.939 giường bệnh, trong đó có nhiều khu mới được xây dựng và nâng cấp với cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới như: Trung tâm Nhi, Trung tâm Kỹ thuật cao (ODA), Trung tâm tim mạch, Trung tâm Huyết học - Truyền máu, Trung tâm Đào tạo – Chỉ đạo tuyến, Trung tâm Ung bướu, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình - Phẫu thuật tạo hình - Bỏng,... đáp ứng mọi nhu cầu khám chữa bệnh kỹ thuật cao và tiện nghi đầy đủ cho mọi đối tượng bệnh nhân. Chịu trách nhiệm trước Bộ Y tế về hoạt động khám chữa bệnh tuyến cao nhất, chỉ đạo tuyến, đào tạo, nghiên cứu khoa học,... trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.

Xây dựng Bệnh viện Quốc tế TW Huế. Công trình được xây dựng trên khuôn viên khu đất tại số 3 Ngô Quyền, phường Vĩnh Ninh, TP Huế với diện tích 20.000m2. Công trình bệnh viện gồm tòa nhà bảy tầng, có quy mô 300 giường bệnh, trong đó khu ngoại khoa gồm 90 giường, khu nội khoa 80 giường, khu phục hồi chức năng 50 giường, khu nhi và sản khoa 80 giường. Bệnh viện sẽ có đầy đủ các chuyên ngành y khoa cao cấp, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ và đội ngũ chuyên gia đẳng cấp quốc tế.

Trường đại học Y- Dược Huế là trung tâm đào tạo của cả nước về nhiều chuyên ngành Y Dược học, trong đó có bệnh viện trường Y- Dược với quy mô 700 giường có đầy đủ các khoa là trung tâm thực hành cho sinh viên.

Ngoài ra, thực hiện xã hội hóa y tế các bệnh viện tư nhân và  cơ sở hành nghề y dược tư nhân trên địa bàn, đã góp phần quan trọng trong chiến lược chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế ở tuyến tỉnh, tuyến huyện, cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập đã được đầu tư và phát triển đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Khám chữa bệnh bảo hiểm y tế được quan tâm, đặc biệt là bảo hiểm người nghèo, cận nghèo và trẻ em dưới 6 tuổi.

 

 

Hình 12: Bệnh viện Quốc tế TW Huế

Hình 13: Bệnh viện trường ĐH Y Dược

Tổng số cơ ở y tế trên toàn tỉnh là 181, trong đó: 23 bệnh viện, 02 Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng, 01 Bệnh viện da liễu, 05 phòng khám đa khoa khu vực, 145 trạm y tế xã phường, 05 cơ sở y tế khác. Tổng số giường bệnh: 7.777, trong đó:

Nhân lực ngành y: 5.025 người, trong đó: Bác sỹ 1.596 người, Y sỹ 345 người, Điều dưỡng 1.988 người, Hộ sinh 648 người, Kỹ thuật viên y 448 người.

- Số bác sỹ bình quân 1 vạn dân (người): 16

- Số giường bệnh bình quân 1 vạn dân (giường): 60

- Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm đầy đủ các loại vắcxin : 96,77%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo tuổi: 6,8%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng chiều cao theo tuổi: 9,3%

- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng theo chiều cao: 5,8%

2.10.4.Cơ sở văn hóa

  1. Di sản văn hóa:

Trải qua hàng trăm năm phát triển, Huế đã tích hợp được những giá trị vật chất và tinh thần quý báu để tạo nên một truyền thống văn hóa Huế, vừa mang tính đặc thù - bản địa của một vùng đất, mà không tách rời những đặc điểm chung của truyền thống văn hóa dân tộc Việt nam. Văn hóa Huế đặc sắc về tinh thần, đa dạng về loại hình, phong phú và độc đáo về nội dung, được thể hiện phong phú cả ở giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể.

Đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có gần 1000 di tích, địa điểm được kiểm kê, lập hồ sơ. Bảy (07) di sản văn hóa đã được UNESCO vinh danh với đủ cả 3 loại hình: Quần thể Di tích cố đô Huế (Di sản văn hóa vật thể, 1993); Nhã nhạc - Âm nhạc cung đình Việt Nam (2003), Thực hành tín ngưỡng thờ Mầu Tam phủ (2016), Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ (2017) (Di sản phi vật thể đại diện của nhân loại); Mộc bản triều Nguyễn (2009), Châu bản triều Nguyễn (2014), Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế (2016) (Di sản tư liệu thế giới), trong số đó, 5/7 di sản được UNESCO công nhận thuộc về triều Nguyễn. Đây là một hiện tượng hiếm có trên phạm vi toàn thế giới về góc độ di sản văn hóa. Tỉnh cũng đã có 166 di tích được xếp hạng (87 di tích cấp quốc gia, bao gồm 02 cụm di tích cấp quốc gia đặc biệt là Quần thể Di tích cố đô Huế và hệ thống đường Trường Sơn (Hồ Chí Minh) đoạn đi qua tỉnh Thừa Thiên Huế, và 79 di tích cấp tỉnh), trong đó có 36 di tích, cụm di tích thuộc Quần thể Di tích cố đô Huế và 120 di tích nằm ngoài Quần thể di tích cố đô Huế [65].

Các di tích tháp và phế tích tháp Champa ở Huế cũng rất phong phú, tiêu biểu như Tháp Phú Diên (huyện Phú Vang); tháp đôi Liễu Cốc, phế tích Vân Trạch Hòa, phế tích tháp Linh Thái (huyện Phú Lộc); phế tích tháp Lương Hậu (thị xã Hương Thủy)... Bên cạnh đó còn có các công trình kiến trúc thành trì Champa nổi tiếng như thành Hóa Châu (huyện Quảng Điền), Thành Lồi (thành phố Huế), gắn liền với thủy hệ sông Hương; thành Phú Ốc (hay thành Cửa Thiềng, Thị xã Hương Trà), gắn liền với hệ sông Bồ... Sự tồn tại của các tòa thành là cơ sở vô cùng quan trọng để xác định các trung tâm về chính trị, kinh tế, quân sự của một giai đoạn quan trọng trong lịch sử phát triển của vùng đất Thừa Thiên Huế.

Các di tích lịch sử cách mạng rất đồ sộ, cùng với hệ thống này còn có hơn 20 di tích và địa điểm di tích liên quan trực tiếp đến Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm tháng Người và gia đình sống ở Huế. Trong đó có 04 di tích được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia bao gồm: Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở số 112 đường Mai Thúc Loan; Di tích Nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở làng Dương Nỗ; Di tích Đình làng Dương Nỗ; Di tích Trường Quốc học Huế và 5 di tích, địa điểm di tích xếp hạng cấp tỉnh: Địa điểm di tích Trường Tiểu học Pháp - Việt Đông Ba; Điểm di tích Bến Đá; Điểm di tích Am Bà; Địa điểm di tích Tòa Khâm sứ Trung kỳ; Điểm di tích mai táng bà Hoàng Thị Loan (thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Huế là xứ sở được mệnh danh là Kinh đô Phật giáo với hàng trăm chùa quán, niệm phật đường, hầu hết những công trình này đều xây dựng mang giá trị kiến trúc độc đáo luôn hài hòa với cảnh quan thiên nhiên. Những ngôi danh lam cổ tự như: Thiên Mụ, Thánh Duyên, Diệu Đế, Báo Quốc, Từ Đàm, Quốc Ân, Thiền Tôn, Từ Hiếu... đã thể hiện chiều sâu văn hóa của vùng đất, mang đậm dấu ấn kiến trúc cung đình.

Tỉnh Thừa Thiên Huế đã nhận thức sâu sắc vấn đề bảo tồn di sản văn hóa của dân tộc, xem đây là nguồn lực trọng yếu để nâng cao đời sống văn hóa, phát triển kinh tế xã hội và mở rộng giao lưu quốc tế. Trên cơ sở này, tỉnh đã ban hành các quyết định, kế hoạch và giải pháp để bảo vệ những di sản văn hóa tiêu biểu, tập trung xây dựng hồ sơ đề nghị Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch xếp hạng các công trình kiến trúc đặc sắc là di tích cấp quốc gia. UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 1046/QĐ-UBND ngày 8/10/1993 kèm theo danh mục 153 di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng được bảo vệ. Luật di sản văn hóa được Quốc hội thông qua ngày 29/6/2001 đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của cố đô Huế nói riêng.

Công tác bảo tồn, trùng tu di tích Cố đô Huế trong những năm qua được thực hiện tốt, tuy nhiên công tác phát huy giá trị di tích còn chưa đạt hiệu quả cao.Toàn bộ Quần thể Di tích cố đô Huế sau chiến tranh chỉ còn khoảng 300 công trình lớn nhỏ, hầu hết đều bị hư hỏng ở những mức độ khác nhau, nhiều công trình xuống cấp nghiêm trọng và có nguy cơ sụp đổ hoàn toàn. Từ năm 1993, sau khi được UNESCO đưa vào danh mục Di sản văn hóa thế giới, công tác bảo tồn, tu bổ đă được tập trung triển khai và thu được những kết quả tốt, diện mạo Quần thể Di tích cố đô Huế ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực, đến cuối thập niên 1990 đã được UNESCO đánh giá là vượt qua giai đoạn “cứu nguy khẩn cấp" để chuyển sang giai đoạn “ổn định và phát triển bền vững".

Trong giai đoạn 2001 đến 2018, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước đã bố trí cho công tác trùng tu và chống xuống cấp di tích trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế gần 1.528 tỷ đồng. Quyết định số 105/TTg ngày 12/2/1996 của Thủ tướng chính phủ là cơ sở pháp lý quan trọng nhất để cố đô Huế triển khai thực hiện chiến lược bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trong suốt thời gian 15 năm (1996-2010) và cũng là cơ sở để Chính phủ ban hành Quyết định 818/TTg phê duyệt dự án điều chỉnh Quy hoạch, bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế giai đoạn 2010-2020. Với nguồn đầu tư trong nước và sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, sau 25 năm kể từ khi trở thành Di sản thế giới, tại cố đô Huế đã có khoảng 175 công trình được bảo tồn, trùng tu, tiêu biểu như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, hệ thống trường lang Tử cấm Thành... Hệ thống hạ tầng, cảnh quan khu di tích cũng được đầu tư trùng tu tôn tạo một cách bài bản, khoa học. Với những thành tựu đã đạt được, Huế được UNESCO, Hội đồng di sản văn hóa quốc gia, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đánh giá là ngọn cờ đầu trong trùng tu, bảo vệ di tích.

Thừa Thiên Huế cũng tiếp tục thực hiện tốt các chủ trương về bảo tồn và phát huy giá trị phố cổ, đô thị cổ, nhà rường, nhà vườn, làng cổ Phước Tích. Bảo vệ và phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, các danh lam thắng cảnh, đặc biệt là vịnh đẹp Lăng Cô, Vườn quốc gia Bạch Mã...

 

 

Hình 14: Chùa Từ Đàm

Hình 15: Đại nội Huế

 

 

Hình 16: Chùa Thiên Mụ

Hình 17: Quốc Tử Giám

 
  1. Hệ thống công trình thể dục, thể thao

Thể dục thể thao của tỉnh được quan tâm phát triển. Cơ sở vật chất đựơc đầu tư theo hướng hiện đại hoá và hội nhập bao gồm: Trung tâm thể thao Thừa Thiên Huế, trung tâm văn hóa- thể thao các huyện, sân vận động tự do, sân vận động Hương Thủy, sân vận động huyện Phú Vang, hệ thống các sân bóng đá, sân tập luyện…Diện tích đất xây dựng các cơ sở thể dục – thể thao toàn tỉnh năm 2015 đạt 221 ha, phân bố không đồng đều trên địa bàn tỉnh, tập trung ở huyện Phong Điền (45ha), huyện Phú Vang (39ha), thành phố Huế (31ha). Hệ thống các công trình phục vụ nhu cầu thể dục thể thao của nhân dân trên địa bàn còn thiếu nhiều, đặc biệt là các huyện miền núi [66].

 

 

Hình 18: Trung tâm thể dục thể thao

Hình 19: Sân vận động tự do

 

 

Hình 20: Bể bơi số 02 Lê Quý Đôn là tổ hợp bể bơi đạt tiêu chuẩn thi đấu quốc gia

 

2.10.5.Công trình thương mại, dịch vụ, du lịch

Sự phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế tập trung chủ yếu vào khu vực đô thị, đặc biệt là ở thành phố Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy, Huyện Phú Vang, khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô; các khu vực nông thông còn nhiều hạn chế.

Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có 154 chợ, 6 siêu thị và trung tâm thương mại. Trong đó có 4 chợ hạng 1, 21 chợ hạng 2 và 129 chợ hạng 3. Có đến 80% các chợ bán buôn, chợ đầu mối trên địa bàn đã được đầu tư xây dựng kiên cố, diện tích mặt bằng và diện tích xây dựng của các chợ tương đối lớn, song diện tích bán hàng còn chật hẹp, tình trạng chợ bị quá tải khá phổ biến. Đối với chợ bán lẻ, mỗi xã, phường có một chợ, bánh kính phục vụ bình quân của một chợ khoảng 33-37km2. Các siêu thị và trung tâm thương mại được đầu tư xây dựng mới, hiện đại, tập trung tại khu vực đô thị. Diện tích bình quân một siêu thị khoảng 3.621,2m2.

Trên địa bàn tỉnh tính đến nay có có 573 cơ sở lưu trú (CSLT), tổng số phòng đạt 10.540 phòng, trong đó có 196 khách sạn với 7.481 phòng; số khách sạn từ 1-5 sao: 111 cơ sở với 5.179 phòng, 8.864 giường, số khách sạn từ 3 - 5 sao: 27 cơ sở với 3.227 phòng, 5.439 giường. 

 

 

Hình 21: Khách sạn Hương Giang

Hình 22: Khách sạn Festival

 

 

Hình 23: Chợ Đông Ba

Hình 24: TTTM Trường Tiền Plaza

 

2.10.6.Công trình trụ sở hành chính

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các Sở, Ban, ngành, các địa phương trong Tỉnh về việc quản lý, sử dụng trụ sở các cơ quan hành chính nhà nước Theo quy định tại Quyết định số 213/2006/QĐ-TTg ngày 25/9/2006 của Thủ tướng chính phủ, như:

- Quyết định số 2722/QĐ-UBND ngày 24/12/2014 về việc phê duyệt phương án sắp xếp lại, xử lý các cơ sở nhà đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn tỉnh;

- Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 08/3/2016 về việc tăng cường công tác quản lý trụ sở, cơ sở hoạt động sự nghiệp;

- Chỉ thị số 31/CT-UBND ngày 09/12/2016 về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản công.

Toàn tỉnh có 1.479,52 ha đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp. Trụ sở của các cơ quan cấp tỉnh, cấp thành phố được đầu tư xây dựng mới có sự đổi mới về quy mô cũng như hình thức, xu hướng hợp khối làm cho kiến trúc bề thế hơn, trang thiết bị tiên tiến, công năng hợp lý, tạo sự thuận tiện cho người dân. Các công trình cũng có sự tìm tòi về hình thức kiến trúc, để phù hợp với không gian của một đô thị di sản, các chi tiết được nghiên cứu theo hướng khai thác hình thức mái ngói và các chi tiết văn hóa kiến trúc truyền thống có sự cách điệu, thể hiện phong cách kiến trúc hiện đại - dân tộc... Năm 2017, UBND tỉnh đã thành lập Trung tâm Hành chính công tỉnh với 25 Sở ngành và các cơ quan Trung ương trên địa bàn có thủ tục hành chính đưa vào tiếp nhận và hoàn trả tại Trung tâm, tạo bước đổi mới đột phá trong công tác cải cách thủ tục hành chính.

 

 

Hình 25: Trung tâm hành chính TP Huế

Hình 26: Trụ sở thành ủy Huế

 

Các trụ sở cũ nằm phân tán và nhiều công trình mang phong cách cách kiến trúc Pháp (các trụ sở cấp thành phố nằm ở bờ Nam sông Hương…). Trụ sở của các cơ quan cấp huyện, xã phân tán, quy mô nhỏ, không đồng bộ và đang dần xuống cấp. Một số địa phương xây dựng nông thôn mới cũng đã quan tâm đầu tư khu hành chính tập trung, hoặc cải tạo các trụ sở cơ quan cũ.

 

 

 

 

 

3.ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH

3.1.Về quy hoạch, đô thị

Tỉnh đang triển khai lập Quy hoạch tỉnh, giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Quảng Điền, Nam Đông đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch chung đô thị Phong Điền; thực hiện Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế [67]; quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các dự án phát triển hạ tầng sản xuất, khu du lịch… để đẩy mạnh xúc tiến kêu gọi đầu tư [68]. Phấn đấu hoàn thành công tác rà soát lại các quy hoạch phân khu thuộc Quy hoạch chung đã được phê duyệt trong năm 2020.

Tỉ lệ phủ kín Quy hoạch chung xây dựng đô thị toàn tỉnh đạt 100%. Tỷ lệ phủ kín Quy hoạch phân khu đạt 62,25%, tăng 4,25%. Tỷ lệ phủ kín Quy hoạch phân khu tại các đô thị trung tâm như thành phố Huế đạt 96,26%; thị xã Hương Trà đạt 19,24%; thị xã Hương Thủy đạt 18,83%. Quy hoạch chi tiết đạt khoảng 14,1%. Hoàn thành lập Quy hoạch nông thôn mới đạt 92/92 xã (100%).

Đã công nhận thêm 03 đô thị loại V: La Sơn, huyện Phú Lộc; Phong An, huyện Phong Điền và Vinh Thanh, huyện Phú Vang, nâng số đô thị loại V lên 10 đô thị. Tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 54%.

Ngày 3/2/2012, UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Thừa Thiên Huế (theo định hướng Thừa Thiên Huế trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương) tại Quyết định số 123/QĐ-UBND. Ngày 06/5/2014, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Huế đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 tại Quyết định số 649/QĐ-UBND nhằm định hướng cho việc mở rộng không gian đô thị Huế.

Tình hình phát triển đô thị ứng phó với biến đổi khí hậu: Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu liên quan đến ngành Xây dựng trên địa bàn nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phát triển bền vững trong cơ quan nhà nước các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và toàn dân. Cụ thể như sau:

- Kế hoạch 64/KH-UBND ngày 20/8/2010: Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường thích nghi với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020;

- Kế hoạch 78/KH-UBND ngày 18/6/2013: Kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020;

- Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 theo Quyết định 313/QĐ-UBND ngày 5/2/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế.

- Ngày 29/4/2016, Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 783/QĐ-TTg phê duyệt Danh mục dự án hỗ trợ kỹ thuật “Phát triển đô thị thích ứng và bền vững” do Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) viện trợ không hoàn lại. Trong đó, sẽ thí điểm xây dựng kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu cho thành phố Huế.

- Ngày 29/4/2016, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 894/QĐ-UBND về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng Chương trình phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh) - tiểu dự án Thừa Thiên Huế (sử dụng nguồn vốn ODA). Trong đó, bao gồm các hợp phần chính như: phát triển Đô thị xanh và thích ứng khí hậu (kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường); cải thiện tính kết nối đường đô thị và tiếp cận của du khách (mạng lưới đường đô thị); tăng cường năng lực và hỗ trợ thực hiện dự án.

- Tập trung phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị, xây dựng khu đô thị mới, cải tạo, chỉnh trang đô thị hiện hữu đảm bảo về giao thông, cảnh quan, vệ sinh môi trường và chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu.

3.2.Về đầu tư xây dựng

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2020 ước đạt 24.500 tỷ đồng, đạt 90,7% KH. Trong đó, vốn ngân sách (chiếm 25% tổng vốn), tăng 34% so cùng kỳ, vượt 7,4% KH; vốn tín dụng (chiếm 41%), giảm 9,1% KH, bằng với cùng kỳ; vốn đầu tư của doanh nghiệp trong nước (chiếm 11%), giảm 22,8 % KH, giảm 18,8%; vốn đầu tư nước ngoài (chiếm 5%), giảm 52% KH, bằng với cùng kỳ.

Nguồn vốn đầu tư chủ yếu tập trung vào các dự án chuyển tiếp. Vốn đầu tư từ ngân sách Trung ương tiếp tục đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia như: Trung tâm Sản phụ khoa bệnh viện TW Huế; Khu kinh tế quốc phòng A So, A Lưới; Trung tâm phục hồi chức năng đoàn 41 Huế; Đồn Biên phòng cửa khẩu Hồng Vân; bể bơi Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên tỉnh; Học viện Âm Nhạc Huế; Nhà hát Sông Hương… Các dự án trọng điểm quốc gia đang được đẩy nhanh tiến độ thi công và đưa vào sử dụng [69].

Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế (giai đoạn 1) cơ bản đáp ứng tiến độ yêu cầu. Đến nay, tỉnh đã cân đối bố trí 500 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương để xây dựng các khu tái định cư phục vụ việc di dời dân cư. Hiện đã hoàn thành 02 dự án tái định cư KV1, KV2  diện tích 10ha và đã bàn giao đất xây nhà cho 576 hộ dân, hoàn thành xây dựng nhà ở cho hộ nghèo và trường mầm non. Đang tiếp tục đầu tư thi công 05 khu tái định cư KV3, KV4, KV5, KV6, KV7, KV8 khác có tổng diện tích 53 ha, dự kiến hoàn thành trong tháng 12/2020. Hiện đang triển khai thủ tục chuẩn bị đầu tư 02 dự án tái định cư KV9, KV10 với diện tích 19,9 ha.

Tỉnh đang tiến hành giải ngân số tiền 900 tỷ đồng từ nguồn hỗ trợ ngân sách Trung ương để chi trả cho 1.758 hộ. Số hộ dân còn lại đã hoàn thành việc kiểm đếm và áp giá trị bồi thường. Đang tiến hành các để di dời trụ sở Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và Bệnh viện 268 ra khỏi đất di tích khu vực Mang Cá.

Nguồn vốn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tiếp tục đầu tư vào các dự án gấp rút hoàn thiện để đưa vào sử dụng: Dự án phức hợp Manor Crown; Khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Mỹ An, Nhà máy thủy điện ALin B1, ALin B2, Rào Trăng 3; Dự án Movenpic Resort Lăng Cô. Bên cạnh đó, đã tập trung hỗ trợ, đôn đốc 15 dự án khởi công mới; đến nay, đã có 02 dự án khởi công mới: dự án chung cư thương mại Minh Linh tại Khu đô thị Đông Nam Thủy An; dự án nhà máy chế biến cát, bột thạch anh ít sắt chất lượng cao (Huế Premium Silica).

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu của các dự án: Dự án Laguna giai đoạn 2; Dự án Khu nghỉ dưỡng của Công ty Minh Viễn; Hạ tầng khu công nghiệp của Công ty cổ phần Hello quốc tế Việt Nam; Dự án Nhà máy dệt Sunjin AT&C Vina; dự án Nhà máy chế xuất Billion Max Việt Nam; Nhà máy xử lý rác thải Phú Sơn; Nhà máy của Công ty Kanglongda… với tiến độ triển khai còn chậm.

Lũy kế đến nay, có hơn 200 dự án đang chuẩn bị đầu tư, triển khai xây dựng, chiếm 36% dự án đăng ký đầu tư toàn tỉnh. Vốn đầu tư thực hiện năm 2020 ước đạt khoảng 7.000 tỷ đồng, đạt 70% kế hoạch, giảm 30% so với năm 2019; vốn thực hiện lũy kế đến nay đạt gần 57.000 tỷ đồng, bằng 36,3% tổng vốn đầu tư đăng ký (trong đó địa bàn KKT, KCN ước đạt 30.775 tỷ đồng, đạt 29,3% tổng vốn đăng ký).

Tỷ lệ giải ngân đầu tư công đến ngày 30/11/2020 là 2.618,06 tỷ đồng, đạt 60,01% kế hoạch (trước đó đến ngày 30/9/2020 là 50%). Bao gồm: Vốn ngân sách địa phương đã giải ngân là 1.071/1.388,7 tỷ đồng đạt 77,13%, trong đó vốn ngân sách địa phương giao đầu năm đạt 83,73%; Vốn ngân sách trung ương đã giải ngân 975/1.682,2 tỷ đồng đạt 57,96%; do nguồn trung ương bổ sung trong năm giao muộn (T6/2020), đã giải ngân với 348,9/957,5 tỷ đồng, đạt 36,4%; Vốn nước ngoài vay lại đã giải ngân 15/148,9 tỷ đồng đạt 12,43%; Vốn nước ngoài đã giải ngân 553,1/1.138,7 tỷ đồng đạt 48,57%.

Ngoài ra, đang triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2021-2025; xây dựng nguyên tắc, tiêu chí phân bổ vốn để phân cấp cho các địa phương cấp huyện giai đoạn 2021-2025.

3.3.Về quản lý và bảo vệ tài nguyên và môi trường

Tính đến 31/10/2020, đã giao đất 20 dự án với tổng diện tích 38,4 ha; cho thuê đất 62 dự án với diện tích 242,7 ha. Cấp lần đầu cho tổ chức luỹ kế đến nay đã cấp được 9.445 giấy, với diện tích khoảng 216.184,57 ha, đạt 98,92% so với diện tích đất cần cấp, dự kiến đến 31/12/2020 đạt tỷ lệ 99,1%. Cấp lần đầu cho Hộ gia đình, cá nhân... lũy kế đến nay đã cấp được 640.790 giấy, diện tích 126.180,76 ha, đạt tỷ lệ khoảng 98%; dự kiến đến 31/12/2020 đạt 98,56%.

Tính đến 10/11/2020, bổ sung đấu giá giao đất 02 dự án với tổng diện tích 2,05 ha; đấu giá cho thuê đất 03 dự án với diện tích 1,25 ha; Thu tiền sử dụng đất từ đấu giá quỹ đất cấp Tỉnh ước cả năm là 774 tỷ đồng, đạt 76,6% kế hoạch điều chỉnh.

Đã phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất năm 2020 của các địa phương. Đã giao đất cho 11 trường hợp với diện tích 6,18 ha, cho thuê đất 36 trường hợp với diện tích 130,62 ha. Đã ban hành hệ số điều chỉnh giá đất năm 2020; thu hồi đất của 189 công trình, dự án. Tổng số thu tiền sử dụng đất cả năm ước đạt 1.550 tỷ đồng, đạt 194% KH, xấp xỉ cùng kỳ.

Đã cấp 02 Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 14 nguồn thải khí, 03 nguồn nước thải đã truyền dữ liệu quan trắc về cơ quan quản lý môi trường. Đã hoàn thiện hồ sơ xác nhận hoàn thành xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường đối với Làng nghề sản xuất vôi hàu Lăng Cô và gạch ngói Hương Vinh, Hương Toàn (theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22/4/2003); đang giải quyết dứt điểm làng nghề đúc đồng Phường Đúc, Thủy Xuân, thành phố Huế. Đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án thu gom chất thải rắn trên địa bàn tỉnh: Dự án Nhà máy xử lý rác sinh hoạt tại xã Phú Sơn; xử lý rác còn tồn đọng tại Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa. Tỷ lệ thu gom và xử lý toàn tỉnh đạt 91,4%.

Phong trào Ngày Chủ nhật xanh tiếp tục được hưởng ứng tích cực, mạnh mẽ; triển khai nhiều biện pháp phòng, chống lây lan của dịch bệnh Covid-19 tại nhiều địa điểm di tích, danh lam thắng cảnh; các cơ quan, trường học và các khu dân cư: dọn vệ sinh, trồng cây xanh, phun thuốc khử trùng, tiêu độc,…

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó BÐKH, UBND tỉnh đã phê duyệt kế hoạch hành động chủ động ứng phó với BÐKH, tăng cường công tác quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 theo quyết định số 962/QĐ-UBND ngày 13/5/2014; phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng tăng trưởng xanh và bền vững, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo vệ cuộc sống của nhân dân, phòng, tránh và giảm thiểu những hiểm họa do BÐKH gây ra. Ðây là cơ sở để xây dựng, quy hoạch hoặc bổ sung quy hoạch của các ngành, các địa phương lồng ghép với ứng phó BÐKH trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 và định hướng những năm tiếp theo. Khung hành động ứng phó BÐKH đến năm 2020 gồm 46 dự án, chương trình, kế hoạch.

Bên cạnh thực hiện kế hoạch hành động và quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện chương trình ứng phó BÐKH của tỉnh đã phê duyệt, ngày 7/11/2018 UBND tỉnh đã phê duyệt điều chỉnh kế hoạch hành động Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng, suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các bon rừng (REDD+) tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2020. Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp tỉnh ngày 6/6/2018. UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày 04/6/2018 thực hiện việc mở cuộc vận động toàn dân xây dựng Thừa Thiên Huế sáng – xanh – sạch, không rác thải. Tăng cường thanh kiểm tra về môi trường.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai đề án Tuyên truyền nâng cao nhận thức trách nhiệm của cộng đồng về BÐKH; hoạt động ngày Chủ nhật xanh và phong trào chống rác thải nhựa, nói không với túi ni lông, sản phẩm nhựa dùng 1 lần; Xây dựng, cập nhật Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và Đánh giá khí hậu tỉnh Thừa Thiên Huế.

Ngành nông nghiệp, xây dựng các giải pháp về thủy lợi, quy hoạch giữ đất trồng lúa, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi... Trong danh mục các nhóm dự án ưu tiên thích ứng BÐKH giai đoạn 2012 - 2015, tỉnh đã có kế hoạch thực hiện mô hình trồng và sản xuất giống lúa cao cây vùng trũng tại xã Hương Phong, Hương Vinh (Hương Trà); dự án thủy lợi Ninh - Hòa - Ðại, nạo vét các trục tiêu hạ du sông Ô Lâu; các sông nhánh hạ lưu sông Bồ; xây dựng đê bao bọc sông Ðại Giang; kè chống sạt lở một số đoạn sông...

Ngành lâm nghiệp, các dự án được ưu tiên thực hiện, như trồng rừng ngập mặn trên vùng phá Tam Giang và vùng đất ngập nước các xã: Quảng Thái, Quảng Lợi, thị trấn Sịa; trồng rừng phòng hộ ven biển Quảng Công, Quảng Ngạn, Hải Dương và khu vực ven đầm phá Tam Giang...

Ngành xây dựng và giao lựa chọn quy hoạch xây dựng hệ thống đô thị, các khu dân cư nông thôn có cao độ nền thuận lợi; đầu tư, nghiên cứu, ứng dụng các vật liệu mới, có tính bền vững trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Thừa Thiên - Huế; chuẩn hóa cao độ giao thông; lập kế hoạch và triển khai các dự án tái định cư, ổn định khu vực dân cư ven sông, thủy điện; đánh giá chuẩn xác tác động của BÐKH trước khi thi công các công trình xây dựng đầu nguồn như hồ chứa nước, công trình thủy điện...

3.4.Kết quả đạt được

Qua 10 năm thực hiện Kết luận 48-KL/TW của Bộ Chính trị, đô thị Huế đã được quy hoạch, đầu tư xây dựng theo các lợi thế và bản sắc riêng, là đô thị theo hướng “di sản, văn hoá, sinh thái, cảnh quan, thân thiện môi trường”. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Đã khai thác một số ngành có lợi thế, tạo giá trị gia tăng. Trong đó, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khẳng định là trung tâm văn hóa, du lịch có thương hiệu quốc gia và khu vực.

Huế đã khẳng định được vị thế về văn hóa, chính trị, nhân văn đối với quốc gia, khu vực và thế giới. Cụ thể, đô thị Huế được công nhận là “thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam”, “thành phố Xanh quốc gia”, “thành phố văn hóa ASEAN”, “thành phố bền vững môi trường ASEAN”.

Đã quy hoạch và phát triển đô thị Huế là đô thị loại I - đô thị trung tâm; hình thành các đô thị vệ tinh bao gồm 2 thị xã và các thị trấn. Kết cấu hạ tầng từng bước được hoàn thiện. Tiếp tục phát triển kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp; cơ sở vật chất phát triển du lịch, chỉnh trang đô thị Huế gắn với đô thị du lịch. Đã thiết lập và bước đầu vận hành mối liên kết các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm miền trung: kết nối hạ tầng giao thông liên tỉnh gắn kết hành lang kinh tế đông tây, liên kết phát triển kinh tế biển.

Phát huy các giá trị văn hóa đặc sắc để phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống của người dân. Tiếp tục đẩy mạnh xây dựng đô thị theo hướng “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”. Các lĩnh vực  y tế, giáo dục, môi trường, an sinh xã hội và đời sống nhân dân được cải thiện.

Phát huy hiệu quả 4 trung tâm: văn hoá, du lịch; trung tâm y tế chuyên sâu; trung tâm khoa học - công nghệ và trung tâm giáo dục - đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao của cả nước. Đặc biệt là trung tâm y tế chuyên sâu đã khẳng định là trung tâm điều trị kỹ thuật cao và cung cấp nguồn nhân lực cho miền Trung và Tây Nguyên.

Thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm hành chính công cấp huyện, Trung tâm hành chính công Tỉnh. Triển khai thực hiện Đề án “Phát triển dịch vụ đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông đảm bảo cung cấp các dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả.

Chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh được giữ vững. Quan hệ đối ngoại tiếp tục được mở rộng.

3.5.Tồn tại, hạn chế

Bên cạnh các kết quả tích cực đã đạt được, tình hình phát triển đô thị của tỉnh còn tồn tại một số hạn chế như sau:

- Việc phát triển hệ thống đô thị của Tỉnh còn chậm so với lộ trình của Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 – 2020 theo Quyết định 1659/QĐ-TTg ngày 7/11/2012 (đến năm 2020: thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, thị xã Hương Trà, thị trấn Thuận An mở rộng sẽ trở thành đô thị loại I). Từ khi thị trấn Thuận An mở rộng được công nhận đô thị loại IV vào năm 2013 đến nay, chưa có thêm đô thị nào thuộc Tỉnh được nâng loại. Việc phát triển hạ tầng, hình thành các cụm đô thị động lực (Huế - Tứ Hạ -  Phú Bài – Thuận An – Bình Điền), các đô thị mới và đô thị loại V chưa đạt kế hoạch đề ra.

- Các tiêu chuẩn (theo Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13), bao gồm: tỷ lệ tăng dân số hàng năm, mật độ dân số toàn đô thị, mật độ dân số khu vực nội thành, nội thị tính trên diện tích đất xây dựng đô thị,... khó đạt được đối với đô thị Huế (khu vực thành phố Huế và vùng phụ cận).

- Công tác bảo tồn, tôn tạo di tích còn chậm; đặc biệt, công tác di dời các hộ dân lấn chiếm di tích còn nhiều khó khăn. Quản lý, khai thác các giá trị di sản chưa phát huy hiệu quả, chậm đổi mới trong mô hình tổ chức, xã hội hoá đầu tư,...

- Nguồn thu ngân sách còn hạn chế, thiếu bền vững, thu ngân sách trong ngành du lịch - dịch vụ chưa tương xứng với tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế.

- Việc xây dựng 4 Trung tâm: văn hóa, du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học - công nghệ chưa tạo ra đột phát. Một số trung tâm có nguy cơ mất vị thế trong vùng duyên hải miền Trung và Tây Nguyên như: Trung tâm Khoa học công nghệ; Trung tâm giáo dục đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao.

- Việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Chưa có cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với nhân tài.

- Liên kết phát triển vùng còn mang tính hình thức, chưa có phân công cụ thể giữa các địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy phát triển.

Đối với thành phố Huế: Diện tích toàn thành phố là 70,67 km2 chưa đảm bảo tiêu chí của thành phố thuộc tỉnh. Quy mô nhỏ so với tốc độ phát triển đô thị, mật độ dân số toàn đô thị cao (khoảng 5.066 người/km2, quy định khoảng 2.000 – 3.000 người/km2), diện tích đất xây dựng đô thị của thành phố hiện nay gần phủ kín (đã đạt trên 80%[70]), hạ tầng xã hội khu vực trung tâm đang quá tải, hạ tầng kỹ thuật chưa đáp ứng nhu cầu phát triển đô thị. Diện tích đất xây dựng đô thị bình quân đầu người thấp.

 

4.DỰ BÁO SƠ BỘ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ VÀ DỰ KIẾN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT

4.1.Dự kiến không gian hành chính đô thị Thừa Thiên Huế

 

Hình  4. Dự kiến không gian kinh tế - xã hội – môi trường Đô thị Thừa Thiên Huế

 

Hình  5. Dự kiến không gian hành chính đô thị Thừa Thiên Huế

Về không gian kinh tế - xã hội - môi trường: Thừa Thiên Huế có thể nhìn nhận gồm 2 tiểu vùng khác nhau rõ rệt. Tiểu vùng ven biển đất đai bằng phẳng, có biển và phá Tam Giang thuận lợi cho phát triển kinh tế, có các trục giao thông trọng yếu của quốc gia đi qua, được coi là Tiểu vùng phát triển. Phần còn lại, tiểu vùng phía Tây Nam, có địa hình trung du và miền núi, hạ tầng khó phát triển, dân cư thưa thớt, là khu vực thuận lợi phát triển các lĩnh vực kinh tế sinh thái đặc thù, gọi là Tiểu vùng sinh thái.

Trong Tiểu vùng phát triển, khu vực phát triển đô thị chủ yếu tập trung quanh thành phố Huế, nằm giữa phá Tam Giang và đường cao tốc Bắc Nam. Dải không gian hẹp ven biển (doi đất giữa Biển Đông và phá Tam Giang), do ngăn cách địa hình và địa chất yếu, không phải nơi nên ưu tiên phát triển đô thị tập trung, mà chỉ phù hợp phát triển các chức năng đặc thù (du lịch, làng nghề cá…) ở mật độ trung bình thấp. Khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô và thị trấn Phú Hòa được coi như những đô thị vệ tinh phía Đông Nam của Khu vực phát triển đô thị tập trung.

Trong Tiểu vùng sinh thái, các thị trấn A Lưới, Khe Tre tiếp tục đóng vai trò trung tâm nông thôn, được coi là cá đô thị vệ tinh phía Nam và Tây Nam của Khu vực phát triển đô thị tập trung.

Không gian hành chính cần được hoạch định để có sự tương hợp tối đa với không gian kinh tế - xã hội – môi trường nhằm tạo thuận lợi cho quản lý phát triển / bảo tồn. Tức là Khu vực phát triển đô thị tập trung nên sớm được nâng cấp để đạt tiêu chí đô thị (phường, thị xã, quận); khu vực đó gồm các phường liên tụcg nhau chứ không nên bị tách rời rạc. Trên cơ sở mô hình không gian kinh tế - xã hội – môi trường, không gian hành chính giai đoạn 2030-2045 của đô thị Thừa Thiên Huế được sơ bộ đề xuất như hình trên. Cụ thể là:

  • Toàn bộ các xã trong thành phố Huế sẽ được nâng cấp để đạt tiêu chí phường, tức là thành phố Huế có 36 phường. Khi đó Thành phố Huế sẽ trở thành thành phố trong thành phố Thừa Thiên Huế: đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương).
  • Thị xã Hương Trà được nâng cấp thành quận Hương Trà với 8 phường là Hương Chữ, Hương Văn, Hương Vân, Hương Toàn, Hương Xuân, Tứ Hạ, Hương Bình, Bình Thành. Xã nông thôn Bình Tiến được sáp nhập vào huyện A Lưới.
  • Thị xã Hương Thủy được nâng cấp thành quận Hương Thủy với 9 phường là Phú Bài, Thủy Châu, Thủy Dương, Thủy Lương, Thủy Phương, Thủy Thanh, Thủy Tân, Phú Sơn, Thủy Phù. Xã nông thôn Dương Hòa được sáp nhập vào huyện Nam Đông.
  • Huyện Quảng Điền trở thành thị xã Quảng Điền, thị xã ven biển phía Đông Bắc đô thị Thừa Thiên Huế, với việc sáp nhập 6 xã ven biển từ huyện Phong Điền thành 3 xã của Thị xã Quảng Điền Điền Hương - Điền Môn, Điền Lộc - Điền Hòa, Điền Hải - Phong Hải. Bên cạnh thị trấn Sịa hiện hữu, 6 xã sẽ được nâng câp lên phường là Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Phú. Như vậy thị xã Quảng Điền sẽ gồm 7 phường và 7 xã.
  • Huyện Phong Điền trở thành thị xã Phong Điền với 5 phường Phong Điền, Phong An, Phong Hiền, Phong Hòa, Phong Thu; và 5 xã còn lại là Phong Bình, Phong Chương, Phong Mỹ, Phong Sơn, Phong Xuân.
  • Huyện Phú Vang được nâng cấp thành Thị xã Phú Vang với 7 phường là Phú An, Phú Mỹ, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Đa, Phú Thuận, Phú Hải, và 7 xã Phú Gia, Phú Diên, Phú Xuân, Vinh An, Vinh Hà, Vinh Thanh, Vinh Xuân.
  • Huyện Phú Lộc vẫn là huyện nông thôn với thị trấn huyện lỵ Phú Lộc, KKT Chân Mây Lăng Cô trở thành thành phố Chân Mây Lăng Cô, đạt tiêu chí đô thị loại III.
  • Huyện A Lưới vẫn là huyện nông thôn với thị trấn huyện lỵ A Lưới và có thêm xã Bình Tiến tách ra từ Hương Trà.
  • Huyện A Lưới vẫn là huyện nông thôn với thị trấn huyện lỵ Khe Tre và có thêm xã Dương Hòa tách ra từ Hương Thủy.

Bảng 10. Dự kiến đơn vị hành chính đô thị Thừa Thiên Huế tương lai

Hiện trạng

Số ĐVHC

 

Quy hoạch

Số ĐVHC

2020

Ph/ TT

 

2030-2045

Ph/ TT

Tỉnh Thừa Thiên Huế

95

46

 

Đô thị Thừa Thiên Huế

62

76

Thành phố Huế

7

29

 

Thành phố Huế

0

36

Thị xã Hương Trà

4

5

 

Quận Hương Trà

0

8

Thị xã Hương Thủy

5

5

 

Quận Hương Thủy

0

9

Huyện Phong Điền

15

1

 

Thị xã Phong Điền

5

5

Huyện Quảng Điền

10

1

 

Thị xã Quảng Điền

7

7

Huyện Phú Vang

13

1

 

Thị xã Phú Vang

7

7

Huyện Phú Lộc

15

2

 

Huyện Phú Lộc

15

2

Huyện A Lưới

17

1

 

Huyện A Lưới

18

1

Huyện Nam Đông

9

1

 

Huyện Nam Đông

10

1

4.2.Sơ bộ dự báo quy mô toàn đô thị

Với tốc độ tăng bình quân GRDP (giá so sánh năm 2010) giai đoạn 2016-2020 đạt 10-11%/năm; giai đoạn 2021-2025 đạt >10%/năm, dự báo giai đoạn 2026-2030 đạt trên 11%/năm, giai đoạn 2031-2045 khoảng 10-12%) lao động trong nền kinh tế sẽ tăng đáp ứng nhu cầu tăng của các ngành kinh tế phát triển du lịch và công nghiệp. Do vậy dự báo dân số cũng tăng tương ứng với phát triển các ngành kinh tế.

Áp dụng công thức dự báo dân số Đô thị Thừa Thiên Huế như sau:

                                    Nt = No (1+α)*t         (1)

Trong đó :      Nt : quy mô dân số năm dự báo

                                    No : Quy mô dân số năm hiện trạng

                                    α : Tỷ lệ tăng tổng hợp (% trung bình năm)

                                    t : Số năm dự báo

Dự báo tỷ lệ tăng dân số toàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2020-2030 khoảng 2,0-2,3%/năm trong đó: tăng tự nhiên khoảng 0,9%/năm, tăng cơ học khoảng 1,1-1,4%/năm; tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2030-2045 khoảng 1,15-1,17%/năm, trong đó: tăng tự nhiên 0,85%/năm, tăng cơ học 0,3-0,32%/năm;

  • Dân số đến năm 2030 khoảng : 1.385.000 –  1.425.000 người;
  • Dân số đến năm 2045 khoảng : 1.644.000 –  1.697.000 người;

Trong đó: Khu vực đô thị tập trung

  • Dân số đến năm 2030 khoảng : 891.000 –  906.000 người;
  • Dân số đến năm 2045 khoảng : 1.057.000 –  1.083.000 người

Bảng  3. Dự báo quy mô dân số

TT

Danh mục

Hiện trạng 2020

Dự báo dân số

Ghi chú

Đến 2030

Đến 2045

 

ĐT Thừa Thiên Huế

1.136,6

1.385

-

1.425

1.644

-

1.697

 
 

Tỷ lệ tăng TB

 

2,00

-

2,29

1,15

-

1,17

 
 

- Tỷ lệ tăng tự nhiên

 

0,90

-

0,90

0,85

-

0,85

 
 

- Tỷ lệ tăng cơ học

 

1,10

-

1,39

0,30

-

0,32

 

I

Khu vực đô thị

789,4

891,0

-

906,0

1.057,0

-

1.083,0

 
 

Tỷ lệ tăng TB

 

1,22

-

1,39

1,15

-

1,20

 
 

- Tỷ lệ tăng tự nhiên

 

0,90

-

0,90

0,85

-

0,85

 
 

- Tỷ lệ tăng cơ học

 

0,32

-

0,49

0,30

-

0,35

 

II

Khu vực ngoài đô thị

347,2

494,0

-

519,0

587,0

-

614,0

 
 

Tỷ lệ tăng TB

 

3,59

-

4,10

1,16

-

1,13

 
 

- Tỷ lệ tăng tự nhiên

 

0,90

-

0,90

0,85

-

0,85

 
 

- Tỷ lệ tăng cơ học

 

2,69

-

3,20

0,31

-

0,28

 
 

Cụ thể

               

I

Khu vực đô thị

789,4

891,0

 

906,0

1.057,0

 

1.083,0

 

1

Thành phố Huế

486,3

550,0

-

560,0

660,0

-

680,0

 

2

Quận Hương Trà

52,7

59,0

-

60,0

68,0

-

69,0

Tứ Hạ, Hương Vân, Hương Văn, Hương Xuân, Hương Chữ, Hương Toàn

3

Quận Hương Thủy

95,2

106,0

-

107,0

123,0

-

124,0

Phú Bài, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Lương, Thủy Thanh, Thủy Tân, Thủy Phù

4

Đô thị Phong Điền

29,6

35,0

-

36,0

40,0

-

41,0

Phong Điền, Phong Thu, Phong Hiền, Phong An

5

Đô thị Quảng Điền

58,0

65,0

-

66,0

76,0

-

78,0

Sịa, Quảng Phước, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Thọ, Quảng Phú, Quảng Vinh

6

Đô thị Phú Vang

67,5

76,0

-

77,0

90,0

-

91,0

Phú Đa, Phú An, Phú Mỹ, Phú Xuân, Phú Hồ, Phú Lương, Phú Gia, Vinh Hà

II

Khu vực ngoài đô thị

347,2

494,0

 

519,0

587,0

 

614,0

 

1

Khu vực Phong Điền

59,5

67,0

-

68,0

78,0

-

80,0

Phong Chương, Phong Bình, Phong Hòa, Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hòa, Phong Hải, Điền Hải, Phong Mỹ, Phong Xuân, Phong Sơn

2

Khu vực Quảng Điền

19,6

23,0

-

24,0

27,0

-

29,0

Quảng Thái, Quảng Ngạn, Quảng Lợi, Quảng Công

3

Khu vực Phú Vang

46,4

52,0

-

53,0

62,0

-

63,0

Phú Thuận, Phú Hải, Phú Diên, Vinh Xuân, Vinh Thanh, Vinh An

4

Huyện Phú Lộc

130,4

250,0

-

270,0

300,0

-

320,0

Khu đô thị CM-LC (TT Lăng Cô, Lộc Thủy, Lộc Vĩnh và Lộc Tiến)

5

Huyện Nam Đông

29,4

33,0

-

34,0

39,0

-

40,0

Huyện Nam Đông + xã Phú Sơn, Dương Hòa (Hương Thủy)

6

Huyện A Lưới

61,9

69,0

-

70,0

81,0

-

82,0

Huyện A Lưới + xã Hương Bình,Bình Tiến, Bình Thành (Hương Trà)

4.3.Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính

Căn cứ:

  • Thông tư 01/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng, Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng QCVN 01:2021/BXD;
  • Nghị quyết 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Về phân loại đô thị;
  • Tình hình cụ thể tại địa bàn;
  • Dự báo quy mô dân số, đất đai giai đoạn phát triển từ năm 2020 đến các năm 2030, 2045;

Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chính dự kiến áp dụng cho đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được thể hiện trong bảng sau:

Bảng  4. Dự kiến các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuậ

TT

Hạng mục

Đơn vị

ĐT loại I

ĐT loại II

ĐT loại III

ĐT loại IV

ĐT loại V

Nông thôn

1

Đất dân dụng

m2/ng

45 - 60

45 - 60

50 - 80

50 - 80

70-100

 

1.1

Đất công cộng đô thị

m2/ng

4-5

4-5

3-4

3-4

3- 3,5

5

1.2

Đất cây xanh, TDTT đô thị

m2/ng

6

6

5

5

4

5

1.3

Đất giao thông đô thị

m2/ng

13 - 15

11-13

9-11

7-9

5-7

5

1.4

ĐVƠ trong đất hỗn hợp

m2/ng

15 - 28

15 - 28

28-45

28-45

45-55

 

1.5

Đất XD nhà ở nông thôn

m2/ng

25

25

25

25

25

25

2

CTCC đô thị

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Giáo dục

Cơ sở

20-50

10-20

5-10

2-5

1-2

 

 

Trường PTTH

m2/dân

0,40

0,40

0,40

0,40

0,40

0,40

 

Trường THCS

m2/dân

0,55

0,55

0,55

0,55

0,55

0,55

 

Trường TH

m2/dân

0,65

0,65

0,65

0,65

0,65

0,65

 

Trường MN

m2/dân

0,60

0,60

0,60

0,60

0,60

0,60

2.2

Y tế

G/vạn người

28-40

28-40

28-40

28-40

28-40

28-40

 

Bệnh viện đa khoa

G/1000 người

4

 

 

 

 

 

m2/g

100

 

 

 

 

 

 

Trạm xá không vườn thuốc (500 m2/tr)

trạm/xã

1

1

1

1

1

1

 

Trạm xá có vườn thuốc (1000 m2/tr)

trạm/xã

1

1

1

1

1

1

2.3

CTVH

CT

10-14

6-10

4-6

2-4

1-2

 

 

Nhà văn hóa (hoặc Cung văn hóa)

chỗ/ 1000 ng

8

8

8

8

8

 

ha/CT

0,5

0,5

0,5

0,5

0,5

0,1

 

Nhà thiếu nhi (hoặc Cung thiếu nhi)

chỗ/ 1000 người

2

2

2

2

2

 

ha/CT

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

 

 

Phòng truyền thống

m2/CT

 

 

 

 

 

200

 

Thư viện

m2/CT

 

 

 

 

 

200

 

Hội trường

chỗ/CT

 

 

 

 

 

100

 

Điểm bưu chính viễn thông

đ/xã

1

1

1

1

1

150 m2/đ

2.4

TDTT

CT

7-10

5-7

3-5

2-3

1-2

 

 

Sân thể thao cơ bản

m2/ng

0,6

0,6

0,6

0,6

0,6

 

ha/CT

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

5000

 

Sân vận động

m2/ng

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

 

ha/ CT

2,5

2,5

2,5

2,5

2,5

 

 

Trung tâm VHTT

m2/ng

0,8

0,8

0,8

0,8

0,8

 

ha/ CT

3,0

3,0

3,0

3,0

3,0

 

2.5

TMDV

CT

10-14

7-10

4-7

2-4

1-2

 

 

Chợ đô thị

ha/ CT

1,0

1,0

1,0

1,0

1,0

0,15 ha

 

Cửa hàng DVTT

CT/khu TT

1

1

1

1

1

0,03 ha

2.6

Trụ sở CQ xã

ha

 

 

 

 

 

0,01 ha

3

HTKT

 

 

 

 

 

 

5m2/ng

3.1

Giao thông

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ đất giao thông

% đất XD

16-24

15-22

13-19

12-17

11-16

 

 

Mật độ mạng lưới đường

km/km2

10-13

7-10

7-10

6-8

6-8

 

Tỷ lệ vận tải công cộng

%

15-20

10-15

6-10

3-5

1-2

3.2

Cấp nước SH

l/ng.ng

180

150

130

130

120

100

 

Cấp nước CC, DV

% Qsh

10-15

10-15

10-15

10-15

10-15

10-15

3.3

Cấp điện SH

kwh/ng/năm

1100-2100

750-1100

750-1500

400-1000

400-1000

 

3.4

Thoát nước thải SH

% cấp nước

40-50

30-40

25-30

15-25

10-15

 

3.5

Chất thải rắn SH

kg/ng/ngày

90-100

70-80

80-90

80-90

80-90

 

 

 

 

 

 

 

5.YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG ĐỒ ÁN QUY HOẠCH

5.1.Phân tích đánh giá điều kiện tự nhiên và hiện trạng

5.1.1.Vị trí và mối quan hệ vùng

Bối cảnh quốc tế: phân tích những ảnh hưởng quốc tế đối với cơ hội phát triển đô thị tại tỉnh Thừa Thiên Huế.

Bối cảnh trong nước: phân tích về vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế trong tương quan hệ thống đô thị vùng.

Bối cảnh vùng: Phân tích lợi thế và hạn chế của địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong mối liên hệ với vùng. Phân tích các mối liên hệ nội vùng, trong tổng thể các quy hoạch liên quan, các yếu tố khống chế hoặc kích thích phát triển đô thị, các yếu tố ảnh hưởng tới cấu trúc đô thị Thừa Thiên Huế. Từ đó xác định được tính chất, tiềm năng và khả năng bố trí các khu vực chức năng. Ví dụ: tiềm năng phát triển công nghiệp, trung tâm y tế vùng, trung tâm đào tạo vùng…

Lược thuật quá trình phát triển đô thị: Nêu diễn tiến phát triển các yếu tố cơ bản hình thành đô thị, di sản kiến trúc – đô thị hiện còn, các yếu tố có tính quy luật, có thể vận dụng vào quy hoạch hiện nay.

5.1.2.Đánh giá điều kiện tự nhiên và môi trường

Tổng quan các đặc điểm môi trường tự nhiên của địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (về địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy hải văn, thủy lợi, địa chất công trình, địa chấn, thiên tai), đặc điểm cảnh quan sinh thái của thị xã trong mối liên hệ với các khu vực liền kề trong lưu vực.

Đánh giá ảnh hưởng tiêu cực, tích cực của điều kiện tự nhiên tới khu vực phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế. Chú ý phân tích ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông đến các khu vực có tiềm năng phát triển. Phân tích các vấn đề liên quan phòng chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu.

Đánh giá quỹ đất xây dựng trên cơ sở các tiêu chí xây dựng thuận lợi, không thuận lợi và cấm xây dựng. Xác định các khu vực có tiềm năng về tự nhiên, có thể khai thác tạo động lực phát triển kinh tế, đô thị.

5.1.3.Đánh giá hiện trạng kinh tế - xã hội

  1. Hiện trạng phát triển kinh tế
  • Đánh giá hiện trạng phát triển kinh tế tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Đánh giá tiềm năng phát triển của các ngành kinh tế mũi nhọn.
  • Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân, xu hướng.
  1. Hiện trạng dân cư, lao động, việc làm
  • Thống kê dân số, lao động, cơ cấu nghề nghiệp, tỉ lệ dân số, lao động.
  • Nhậ diện về phân bố dân cư, các xu hướng dịch cư, các vấn đề đô thị hóa.
  • Phân tích các yếu tố và đặc điểm nổi bật của văn hóa, di sản, chỉ ra khả năng bảo tồn, phát huy các giá trị đặc trưng.
  1. Hiện trạng đất đai
  • Thống kê tổng hợp, phân tích, đánh giá về hiện trạng sử dụng đất đai.
  • Phân tích đánh giá vấn đề nhà ở và hệ thống hạ tầng xã hội.
  • Xác định các vùng bảo vệ cảnh quan, môi trường, di tích văn hóa lịch sử có giá trị, hành lang kỹ thuật quốc gia, vùng khoáng sản.
  • Nhận diện các vấn đề tồn tại về khai thác, sử dụng đất.
  • Đánh giá tổng hợp và lựa chọn quỹ đất phát triển, tái phát triển đô thị.

5.1.4.Đánh giá hiện trạng quy hoạch - kiến trúc và công tác triển khai quy hoạch

  • Tổng kết các quy hoạch cấp trên và ngành liên quan. Đánh giá kỹ hiện trạng trên cơ sở các quy hoạch được duyệt, đặc biệt là một số tồn tại trong quá trình xây dựng đô thị về: định hướng phát triển phân khu chức năng, định hướng thiết kế đô thị, định hướng hạ tầng kinh tế xã hội.
  • Tổng kết nội dung chính quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung,
  • Rà soát công tác triển khai thực hiện và quản lý theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung,
  • Nhận diện các vấn đề chính trong điều chỉnh quy hoạch lần này,
  • Đánh giá thực trạng phát triển của đô thị: các vấn đề về đô thị hóa, thực trạng công tác quản lý đô thị, dự án giao thông và đầu mối hạ tầng, dự án đầu tư công, chương trình - dự án phát triển đô thị, tình hình triển khai các quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư xây dựng, đối chiếu với định hướng theo quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung. Nêu các vướng mắc, các thành quả, hướng đi tiếp.
  • Chú ý: bám sát các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy phạm đối với đô thị loại I để xác định các yếu tố cần ưu tiên củng cố.

5.1.5.Đánh giá hiện trạng các hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường

  1. Giao thông
  • Hiện trạng hệ thống giao thông đường thủy, cảng sông, trong mối liên hệ với giao thông thuỷ cấp vùng, quốc gia và các hệ thống giao thông khác.
  • Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ: tính hợp lý của hệ thống giao thông hiên tại và quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và các quy hoạch chung, tình trạng ùn tắc giao thông cục bộ, khả năng phát triển giao thông công cộng, giao thông thân thiện môi trường; các đầu mối giao thông quan trọng, các nút giao chính. Hệ thống giao thông tĩnh, bến bãi, logistics. Hệ thống cây xanh đường phố. Thống kê các chỉ số chuyên ngành, so với chuẩn đô thị loại I.
  1. Cao độ nền và thoát nước mưa
  • Nhận diện quy luật của cơ chế thủy văn trên toàn địa bàn.
  • Đánh giá chung về cao độ nền, xác định các khu vực thoát lũ tự nhiên cần tránh xây dựng, các khu vực hạn chế xây dựng, các khu vực cần có hồ điều hòa.
  • Đánh giá về khả năng phòng chống thiên tai.
  1. Cấp năng lượng, chiếu sáng và thông tin liên lạc:
  • Nguồn điện, các nguồn năng lượng bổ sung khả dụng
  • Cơ chế truyền tải, phân phối
  • Cân bằng cung cầu trong tiêu thụ điện
  • Các vấn đề tồn tại về cấp điện, chiếu sáng công cộng và thông tin liên lạc.
  1. Cấp nước:
  • Nguồn nước, các nguồn nước khả dụng khác (nếu có)
  • Cơ chế truyền tải, phân phối nước, tỉ lệ thất thoát nước
  • Các vấn đề tồn tại trong việc khai thác nguồn nước, vận hành và phân phối, chất lượng nước...
  1. Thoát nước thải, thu gom và quản lý chất thải rắn, quản lý nghĩa trang:
  • Miêu tả hệ thống, phương thực hoạt động và quản lý hiện tại.
  • Các vấn đề về chất lượng nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang và mai táng.
  1. Bảo vệ môi trường
  • Miêu tả hệ thống, phương thực hoạt động và quản lý hiện tại. Tình hình cơ sở vật chất và cơ chế phòng chống thiên tai.
  • Các vấn đề môi trường chính, các tồn tại trong bảo vệ môi trường.
  • Các khu vực dễ tổn thương, các khu vực ô nhiễm, nguồn ô nhiễm chính, các chỉ số đánh giá.
  • Tổng hợp thông tin nghiên cứu mới nhất về ứng phó biến đổi khí hậu trên địa bàn, các kịch bản biến đổi khí hậu, các chủ trương, giải pháp đã đề xuất.

5.1.6.Tổng hợp, kết luận về phân tích đánh giá hiện trạng

  • Tổng hợp tóm tắt các vấn đề đã nêu trong phân tích đánh giá hiện trạng.
  • Lập bảng phân tích về SWOT đối với các yếu tố chính.
  • Phân hạng ưu tiên vấn đề cần giải quyết trong quy hoạch điều chỉnh.

5.2.Dự báo phát triển đô thị

5.2.1.Dự báo quy mô dân số

  • Miêu tả những nét chính của quá trình tăng trưởng dân số những năm gần đây.
  • Dựa trên các phân tích hiện trạng về dân số - kinh tế - xã hội, mối quan hệ và tác động qua lại của các yếu tố ảnh hưởng dân số, tính ra hệ số phát triển dân số-lao động trong vài năm gần đây;
  • Sơ đồ hóa cơ cấu phân bố dân cư, lao động;
  • So sánh, cân đối với các tính toán dân số trong các quy hoạch vùng liên quan;
  • Dự báo dân số đô thị theo các giai đoạn 2030, 2045;
  • Dự báo các chỉ tiêu về dân số, lao động, nhà ở và các hạ tầng xã hội liên quan.
  • Đề xuất mô hình phân bố dân cư.
  • Đề xuất các mục tiêu, quy mô phát triển, kiểm sóat, biện pháp điều tiết phát triển dân số nhằm bảo đảm cân đối giữa phát triển dân số với phát triển kinh tế và khả năng đáp ứng của hạ tầng đô thị, cũng như giải pháp chọn lọc dân số, nâng cao chất lượng và trình độ lao động.

5.2.2.Dự báo quy mô đất đai

  • Trên cơ sở dự báo quy mô dân số, hiện trạng đất đai, khả năng tăng sức dung chứa của các khu đô thị hiện có, các khu đô thị dự kiến, dựa trên các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật về sử dụng đất đai đã đề xuất; dự báo tổng quy mô đất đai xây dựng đô thị và các quy mô cho từng thể loại thành phần.
  • Lập sơ đồ minh họa, bảng biểu phân tích để làm rõ khả năng dung chứa của các khu vực hiện hữu, mở rộng.
  • Dự kiến nhu cầu sử dụng đất của tỉnh Thừa Thiên Huế theo yêu cầu phát triển của từng giai đoạn.

5.2.3.Dự báo nhu cầu không gian phát triển kinh tế - xã hội

  • Phối hợp với các quy hoạch kinh tế xã hội, nhận diện các yêu cầu về cấu trúc không gian đô thị dành cho các không gian phát triển kinh tế - xã hội.
  • Lựa chọn phương án khả thi về cơ cấu, ngành nghề, phương án tăng trưởng kinh tế cho tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Phân bố các không gian phát triển kinh tế dựa vào tiềm năng và vị thế của tỉnh Thừa Thiên Huế có gắn kết với vùng.
  • Phối hợp không gian kinh tế giữa các lĩnh vực trong tổng thể chung đô thị, đảm bảo các lĩnh vực có không gian hoạt động và phát triển tốt, song không cạnh tranh tiêu cực lẫn nhau.

5.3.Định hướng phát triển không gian

5.3.1.Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu chiến lược phát triển không gian toàn đô thị 

Tầm nhìn là viễn cảnh xa hơn thời kỳ quy hoạch (đến năm 2050) nhằm định hướng cho những việc cần làm trong thời kỳ quy hoạch.

Dựa trên “Tầm nhìn”, xây dựng hệ thống các mục tiêu chiến lược (hay còn gọi là các chiến lược phát triển không gian tổng thể) là nền tảng cho các hành động trong giải pháp quy hoạch. Để đảm bảo tính khả thi của chiến lược, cần tham chiếu đến các nguồn lực, các cơ chế chính sách khả dụng. Mục tiêu phải được xây dựng trên cơ sở tuân thủ, phù hợp với các định hướng của Quy hoạch tỉnh. Mục tiêu chiến lược rải rộng trên các lĩnh vực kinh tế, xây dựng, hạ tầng đô thị, là cơ sở để xây dựng các giải pháp tổ chức không gian phù hợp.

Các chỉ tiêu chính được xác định theo từng nhóm mục tiêu chiến lược, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn quy hoạch hiện hành, và tiều chí đô thị loại I. Đối với khu vực đô thị: Chỉ tiêu đất xây dựng đô thị, Chỉ tiêu giao thông; mật độ đường chính, Các chỉ tiêu hạ tầng kỹ thuật như Cấp nước, Cấp điện, Thoát nước thải, Vệ sinh môi trường...

5.3.2.Đề xuất cơ cấu phát triển không gian toàn đô thị

Trên cơ sở hệ thống mục tiêu chiến lược, đề xuất phương án cơ cấu phát triển không gian toàn đô thị, chú ý đảm bảo các yếu tố sau:

  • Xác định các mối liên kết tương hỗ về không gian giữa hệ thống đô thị tỉnh Thừa Thiên Huế với các đô thị lớn trong vùng.
  • Đề xuất mô hình phát triển, cấu trúc không gian đô thị, phân bố hệ thống trung tâm đô thị đảm bảo phù hợp với quan điểm, mục tiêu phát triển, đặc thù đô thị. 
  • Xác định ngưỡng phát triển về dân số, đất đai đối với khu vực nội thành.
  • Lựa chọn phương án cơ cấu toàn đô thị dựa trên tối thiểu 2 phương án so sánh.

5.3.3.Định hướng phát triển không gian đô thị

Trên cơ sở mô hình cấu trúc với quy mô, chức năng, phạm vi đã đề xuất, nghiên cứu các định hướng theo từng thời kỳ quy hoạch như sau:

  • Xác định vị trí, quy mô, tính chất, chức năng, phạm vi và nguyên tắc phát triển của vùng đô thị hóa mở rộng.
  • Xác định tính chất, phạm vi, quy mô, nguyên tắc và định hướng phát triển các vùng chức năng khác (khai thác và chế biến dầu khí, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, du lịch, sinh thái, bảo tồn…)
  • Định hướng phát triển dài hạn các trục không gian, hành lang phát triển đô thị.

5.3.4.Định hướng phát triển các không gian cho khu vực đô thị

  1. Giải pháp cho khu đô thị hiện hữu
  • Đề xuất giải pháp tái phát triển, chỉnh trang, bổ sung hạ tầng xã hội, kỹ thuật, không gian mở cho đô thị hiện hữu.
  • Đề xuất các chỉ tiêu kiểm soát phát triển cho từng khu vực (như dân số, chiều cao tầng xây dựng, mật độ...)
  1. Giải pháp cho các khu vực phát triển mới

Tập trung nghiên cứu các nội dụng sau:

  • Đề xuất ý tưởng, các mục tiêu, định hướng phát triển và mở rộng đô thị. Vị trí, vai trò các khu vực đô thị trong mối liên hệ tổng thể tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Xác định phạm vi, quy mô các khu chức năng; các khu chuyển đổi chức năng; khu hiện có hạn chế phát triển, khu chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo (khoanh vùng, xác định lại ranh giới khu phố cổ, khu phố cũ v.v... và các khu chức năng đặc biệt để đề xuất các vấn đề về bảo tồn, bảo vệ, cho phép phát triển, giữ nguyên .v.v...); khu cấm xây dựng; các khu dự trữ phát triển.
  • Xác định chỉ tiêu về mật độ dân cư, chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị, nguyên tắc phát triển đối với các khu chức năng; Ngưỡng phát triển về mật độ xây dựng và tầng cao, quy định các loại hình kiến trúc cho từng khu vực; Khả năng dung nạp, ngưỡng phát triển về dân số và nguyên tắc kiểm soát phát triển.
  • Xác định hệ thống trung tâm hành chính, thương mại, dịch vụ (phát triển hệ thống thương mại dịch vụ đô thị, bao gồm các trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm...), trung tâm công cộng, TDTT, công viên đô thị; trung tâm chuyên ngành cấp thị xã;
  • Xác định các khu vực dự kiến xây dựng công trình ngầm;

5.3.5.Thiết kế đô thị

  • Xác định các vùng kiến trúc, cảnh quan, các khu vực trung tâm, khu vực cửa ngõ của đô thị, trục không gian chính, quảng trường lớn, không gian cây xanh-mặt nước, điểm nhấn trong đô thị và đề xuất nguyên tắc, yêu cầu tổ chức không gian, tầng cao trung bình - điển hình – tối đa cho các khu vực.

5.4.Quy hoạch sử dụng đất đai

5.4.1.Quy hoạch sử dụng đất đai toàn thị xã

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng và định hướng sử dụng đất đai đã đề xuất, đưa ra các giải pháp quy hoạch sử dụng đất, chỉ tiêu sử dụng đất:

  • Xác định chỉ tiêu, quy mô cho khu đô thị hiện hữu, khu phát triển đô thị mới.
  • Xác định quỹ đất, vị trí các khu chức năng đô thị.
  • Các khu vực cải tạo chỉnh trang đô thị hiện hữu (phố cũ, dân cư hiện hữu, làng xóm, làng chài, làng nghề…)
  • Xác định các khu vực hạn chế phát triển.
  • Các khu vực xây dựng hệ thống công trình phúc lợi xã hội như giáo dục đào tạo, y tế, văn hóa lịch sử, hành chính. Chú ý khu vực phát triển trung tâm hành chính thị xã, cơ quan văn phòng, các trung tâm chuyên ngành KHKT, giáo dục, văn hoá, y tế... Chú ý phân khu đô thị có tính đến phân khu hành chính tương lai để trù tính hệ thống cơ quan hành chính và hạ tầng xã hội cấp phường.
  • Các khu vực phát triển hệ thống thương mại đô thị, trung tâm dịch vụ thương mại, tài chính, ngân hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm, hạ tầng du lịch.
  • Các khu vực không gian mở dành cho tái tạo sức lao động, như quảng trường, cây xanh, công viên, mặt nước.
  • Các khu vực bảo tồn giá trị thiên nhiên như hành lang thoát lũ, rừng ngập mặn.
  • Các khu vực dành cho phát triển công nghiệp, công nghệ cao, TTCN.
  • Các khu vực kinh tế sinh thái như nông trại, nông nghiệp công nghệ cao.
  • Các khu vực an ninh quốc phòng.
  • Đất phát triển hệ thống giao thông: đường, đường sắt, bến xe, bãi đỗ xe, cảng, bến thuyền, sân bay, và các hạ tầng giao thông khác.
  • Các khu vực phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị.
  • Các khu vực dự trữ phát triển.
  • Các khu chức năng đặc thù khác của đô thị.

5.4.2.Quy hoạch sử dụng đất theo từng giai đoạn

Cụ thể hóa quy hoạch sử dụng đất đai theo từng thời kỳ quy hoạch để khai thác hiệu quả quỹ đất xây dựng, tập trung nguồn vốn và đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho giai đoạn đầu cho tỉnh Thừa Thiên Huế:

  • Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến 2030,
  • Quy hoạch sử dụng đất dài hạn giai đoạn đến 2045 và định hướng 2070.

5.5.Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội

Trên cơ sở đánh giá thực trạng phân bố và phát triển hạ tầng xã hội; dự báo các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật; đề xuất giải pháp xây mới và cải tạo cho các khu chức năng (cấp quốc gia, cấp vùng, cấp đô thị), sau đây:

  • Mạng lưới khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu vực làng nghề;
  • Mạng lưới trung tâm dịch vụ - thương mại;
  • Hệ thống khu, cụm, điểm du lịch;
  • Các khu trung tâm hành chính tập trung;
  • Mạng lưới trung tâm y tế;
  • Mạng lưới giáo dục và đào tạo;
  • Mạng lưới văn hóa, TDTT;
  • Nhà ở và phân bố dân cư;
  • Hệ thống không gian xanh.

5.6.Định hướng xây dựng khung hạ tầng kỹ thuật

5.6.1.Giao thông

  • Dự báo nhu cầu vận tải hành khách, hàng hoá. Xây dựng chiến lược vận tải đô thị để kiểm soát giao thông, gồm cả khu vực trung tâm cũ.
  • Đề xuất giải pháp phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng nhu cầu giao thông tăng cao phù hợp với cấu trúc thị xã phát triển mở rộng và quy hoạch xây dựng vùng để hỗ trợ và củng cố các tính chất chức năng.
  • Giải pháp quy hoạch mạng lưới giao thông (giao thông đối nội và đối ngoại) kết nối hợp lý Thừa Thiên Huế với các đô thị khác trong vùng.
  • Xác định các công trình giao thông đầu mối, các trung tâm tiếp vận và hậu cần.
  • Nghiên cứu xây dựng, mở rộng hệ thống cảng sông, cảng biển và hệ thống kho bãi hậu cần cảng.
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, ga hành khách, ga hàng hóa, kho bãi hậu cần ga…
  • Nghiên cứu xây dựng hệ thống giao thông đường bộ hoàn chỉnh bao gồm các tuyến vành đai, tuyến hướng tâm, các tuyến giao thông cao tốc, các tuyến giao thông đường bộ liên vùng, liên khu vực.
  • Giải pháp giao thông cho khu dân cư cải tạo.
  • Nghiên cứu thiết lập hệ thống giao thông công cộng.
  • Đề xuất các công trình giao thông phụ trợ như: cầu, nút giao thông, giao thông tĩnh, giao thông ngầm…

5.6.2.Cao độ nền và thoát nước mưa

Trên cơ sở đánh giá hiện trạng nền xây dựng bao gồm cả thị xã và khu vực phụ cận, và thực trạng thoát nước mưa thông qua toàn hệ thống; lưu vực; mạng lưới; các dự án đã và đang triển khai;

  • Đề xuất chiến lược cải tạo cao độ nền và thoát nước mặt toàn đô thị.
  • Xác định các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, nguyên tắc thiết kế.
  • Đề xuất các giải pháp san lấp tạo mặt bằng xây dựng. Chú ý cần bảo vệ và tôn trọng cảnh quan, địa hình tự nhiên, đáp ứng được các điều kiện kỹ thuật, bảo vệ an toàn các đô thị trong khai thác sử dụng đất đai, khắc phục các tồn tại và phát huy được tiềm năng thiên nhiên và các đặc thù của vùng, giữ được bản sắc địa hình mỗi vùng.
  • Đề xuất hệ thống thoát nước mưa hợp lý, tối đa tách hệ thống thoát nước thải.
  • Đề xuất các giải pháp kỹ thuật để kiểm soát lũ, phát triển thuỷ lợi đầu mối, đê, đập, hồ đầu nguồn, và kiểm soát lũ cho vùng hạ du.
  • Khống chế cao độ xây dựng cho các khu đô thị.
  • Đề xuất các giải pháp phòng tránh các tai biến thiên nhiên hoặc khắc phục các tình trạng động đất, trượt lở, lũ quét, nước biển dâng...

5.6.3.Cấp nước

Trên cơ sở đánh giá, phân tích, hiện trạng bao gồm: vị trí các bãi giếng đang khai thác; số lượng giếng khai thác; vị trí các nhà máy xử lý nước; công suất nhà máy; trạm bơm tăng áp, đài điều hòa, mạng đường ống truyền dẫn; mạng phân phối; đường kính ống chính, ống nhánh; các dự án đã và đang triển khai;

  • Dự báo nhu cầu sử dụng nước toàn đô thị và theo các khu vực trong đô thị;
  • Đề xuất chiến lược nước sạch;
  • Xác định chỉ tiêu và tiêu chuẩn thiết kế; dự báo nhu cầu dùng nước;
  • Đánh giá và lựa chọn nguồn cấp nước; Lập các phương án cấp nước;
  • Lựa chọn công nghệ xử lý nước;
  • Thiết kế mạng lưới đường ống cấp nước (có tính toán thủy lực);
  • Xác định quy mô các công trình đầu mối cấp nước;
  • Đề xuất các biện pháp bảo vệ nguồn nước và các công trình cấp nước.
  • Xác định vị trí công trình đầu mối, công suất khai thác.
  • Đề xuất các biện pháp phòng chống cháy, hỏa hoạn;
  • Đề xuất các giải pháp bảo vệ nguồn nước, phạm vi bảo vệ nguồn nước và nhà máy xử lý, giải pháp dự phòng khi có sự cố nhà máy nước.

5.6.4.Cấp điện, chiếu sáng công cộng

Trên cơ sở đánh giá và phân tích hiện trạng cấp điện;

  • Dự báo nhu cầu phụ tải điện, bao gồm: phụ tải điện sinh hoạt, điện công trình công cộng – thương mại dịch vụ, điện sản xuất.
  • Xác định nguồn cung cấp điện trong những năm tới.
  • Đề xuất lưới truyền tải và phân phối điện: Lưới truyền tải điện cao áp (220KV và 110KV), Lưới phân phối điện trung áp.
  • Đề xuất các giải pháp thiết kế lưới điện không ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị (ngầm hóa hệ thống cấp điện và thông tin liên lạc trên phạm vi toàn đô thị).

5.6.5.Thông tin liên lạc

  • Trên cơ sở phân tích hiện trạng hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động:
  • Xác định các tuyến đường, tuyến phố phải ngầm hoá mạng cáp viễn thông, cáp truyền hình, hoặc thực hiện chỉnh trang, bó gọn mạng cáp treo viễn thông, cáp treo truyền hình;
  • Xác định các khu vực ưu tiên phát triển trạm thu phát sóng thông tin di động (3G, 4G, 5G...) loại cột ăng ten không cồng kềnh (cột nguỵ trang, thân thiện môi trường) nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ và mỹ quan đô thị.
  • Đề xuất giải pháp sử dụng chung cơ sở hạ tầng giữa các ngành điện, cấp nước, viễn thông, truyền hình.

5.6.6.Thoát nước thải, quản lý CTR và nghĩa trang

Trên cơ sở phân tích và đánh giá hiện trạng;

  • Xác định hệ thống thoát nước cho từng khu vực trong thị xã, xác định vị trí, công suất, quy mô của các trạm làm sạch, trạm bơm.
  • Các yêu cầu vệ sinh đối với các loại nước thải sau khi xử lý. Định hướng về công tác thoát nước thải/chất thải rắn (sinh hoạt, công nghiệp, y tế, công nghiệp...)
  • Lựa chọn công trình xử lý nước thải có công nghệ và thiết bị hiện đại, chiếm ít diện tích đất. Các nhà máy xử lý chất thải rắn sử dụng các công nghệ xử lý chất thải rắn hiện đại như đốt, tái chế… và giảm đến mức tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp (dưới 10% lượng chất thải rắn phát sinh).
  • Đề xuất các giải pháp xây dựng nghĩa trang.
  • Đề xuất giải pháp tổ chức thu gom và quản lý CTR. Xem xét vị trí các điểm trung chuyển CTR hiện có. Đề xuất vị trí các điểm trung chuyển CTR.
  • Đề xuất vị trí, quy mô, công suất công trình đầu mối xử lý chất thải rắn.

5.6.7.Đánh giá môi trường chiến lược

Quy hoạch chung cần phải thực hiện đồng bộ với Đánh giá môi trường chiến lược nhằm kiểm chứng những quyết định về bố trí các khu vực chức năng, các trung tâm công nghiệp sản xuất, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường khi mở rộng các khu đô thị mới, đảm bảo giữ gìn và chuyển hóa hợp lí khu vực nông nghiệp xung quanh khu vực đô thị hóa hiện nay.

Đánh giá môi trường chiến lược cần tích hợp với kịch bản ứng phó biến đổi khí hậu hiện hành, đưa ra các giải pháp môi trường, các khuyến cáo sử dụng đất, cấu trúc đô thị, cơ chế chính sách, nguồn lực, nhằm giảm thiểu các thiệt hại trong trường hợp thiên tai hoặc biến đổi môi trường lớn xảy ra. Ví dụ: những khuyến cáo về khu vực sạt lở ven sông biển, cần sớm di dời dân cư; các khu vực hạn chế phát triển do nguy cơ thiên tai hoặc do ngăn cản dòng chảy tự nhiên, các nguồn ô nhiễm môi trường đô thị.

5.7.Các chương trình dự án ưu tiên và nguồn lực thực hiện

  • Xác định các chương trình dự án ưu tiên thực hiện trong giai đoạn trước mắt;
  • Xác định các hạng mục ưu tiên đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế và phụ cận với yêu cầu là các dự án mang ý nghĩa tạo lực như phát triển công nghiệp, thương mại dịch vụ, đô thị và du lịch;
  • Xác định các khu vực trọng tâm đầu tư, các công trình trọng điểm cần đầu tư: vị trí khu vực hành chính, các hạng mục công trình hạ tầng xã hội, hạ tầng kinh tế ưu tiên đầu tư. Hình thành các chương trình, cụ thể hoá các mục tiêu và các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật theo thứ tự ưu tiên.
  • Đề xuất các cơ chế chính sách nhằm thực hiện quy hoạch;
  • Xác định nguồn lực thực hiện quy hoạch.

5.8.Lập quy định quản lý xây dựng theo đồ án Quy hoạch

Quy định chung: Xác định đối tượng áp dụng, phân công quản lý; Quy định về quy mô diện tích và dân số của đô thị; Quy định về quản lý phát triển không gian tổng thể chung toàn thị xã, các trục không gian chính, các khu vực hạn chế phát triển, khu vực không được phép xây dựng, vị trí và mô hình phát triển ngoại thành, xã, điểm dân cư nông thôn; Quy định về quy mô phát triển vùng ngoại thành (công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, sinh thái…); Quy định về quy mô khu vực cần bảo tồn và phát triển hạ tầng xã hội, hệ thống hạ tầng kỹ thuật; Các quy định chủ yếu về kiểm soát phát triển và bảo vệ môi trường đô thị đối với hệ sinh thái tự nhiên (sông, hồ, cây xanh…), địa hình cảnh quan, nguồn nước, không khí, tiếng ồn.

Quy định cụ thể: về quản lý kiểm soát không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị (khu vực chỉnh trang, cải tạo; khu cần bảo tồn, tôn tạo, chuyển đổi chức năng; khu phát triển mới...), trong đó cần làm rõ ranh giới, quy mô mô diện tích các khu chức năng; quy định về mật độ dân cư; chỉ tiêu sử dụng đất quy hoạch đô thị; nguyên tắc phát triển, yêu cầu hạ tầng kỹ thuật, bảo vệ môi trường (làm rõ những nội dung cấm, hạn chế, khuyến khích phát triển); Quy định về phạm vi bảo vệ, hành lang an toàn đối với công trình hạ tầng kỹ thuật chính và công trình ngầm.

Quy định về tổ chức thực hiện: Các quy định về tính pháp lý, kế hoạch tổ chức thực hiện quy hoạch chung (lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết).

 

 

 

 

6.HỒ SƠ VÀ SẢN PHẨM

Thực hiện theo Thông tư 12/2016/TT-BXD, 29/6/2016, Bộ Xây dựng, Quy định về hồ sơ nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

Thành phần hồ sơ gồm:

6.1.Phần bản vẽ

- Sơ đồ vị trí và liên hệ vùng gồm: Vị trí, quy mô, ranh giới lập quy hoạch; mối quan hệ giữa đô thị, nông thôn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội; không gian phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đầu mối, thể hiện trên nền bản đồ địa hình, tỷ lệ thích hợp.

- Bản đồ hiện trạng: Sử dụng đất, kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội (giáo dục, y tế, văn hóa, thương mại, cây xanh, nhà ở, ...); giao thông, cấp điện và chiếu sáng đô thị, thông tin liên lạc, cấp nước, cao độ nền và thoát nước mưa, thoát nước thải; quản lý chất thải rắn, nghĩa trang và môi trường. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

- Bản đồ đánh giá tổng hợp về đất xây dựng trên cơ sở xác định các tiêu chí đánh giá phù hợp về địa hình, Điều kiện hiện trạng, địa chất thủy văn; đánh giá về giá trị sử dụng đất (xác định các khu vực thuận lợi, ít thuận lợi, không thuận lợi cho phát triển các chức năng đô thị ...); xác định các vùng cấm, hạn chế phát triển đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

- Sơ đồ cơ cấu phát triển đô thị (các sơ đồ phân tích hiện trạng và đề xuất các phương án kèm theo thuyết minh nội dung về tiêu chí xem xét, lựa chọn các phương án). Thể hiện theo tỷ lệ thích hợp.

- Bản đồ định hướng phát triển không gian toàn đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

- Bản đồ định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

- Bản đồ quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng đô thị của khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn quy hoạch. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Các bản đồ định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật và bảo vệ môi trường của khu vực đô thị trung tâm. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

- Bản đồ định hướng phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, văn hóa, giáo dục, y tế, thể thao, đào tạo; hệ thống cây xanh, quảng trường trung tâm cấp đô thị.

- Các bản vẽ thiết kế đô thị theo quy định của Bộ Xây dựng tại Thông tư số 06/2013/TT-BXD ngày 13/5/2013 hướng dẫn về nội dung Thiết kế đô thị (sau đây viết tắt là Thông tư 06/2013/TT-BXD).

- Các bản vẽ về đánh giá môi trường chiến lược: Hiện trạng và đánh giá môi trường chiến lược. Thể hiện trên nền bản đồ địa hình theo tỷ lệ thích hợp.

6.2.Phần văn bản

- Thuyết minh tổng hợp.

- Phụ lục các giải trình, giải thích, luận cứ bổ sung cho thuyết minh, bản vẽ minh họa, các số liệu tính toán, văn bản pháp lý liên quan.

- Quy định quản lý theo đồ án quy hoạch chung đô thị: Nội dung theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Quy hoạch đô thị và phải có bản vẽ thu nhỏ kèm theo.

- Dự thảo Tờ trình và dự thảo Quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch.

- Đĩa CD lưu toàn bộ hồ sơ sản phẩm chính thức của Đồ án.

 

 

 

 

7.TỔ CHỨC THỰC HIỆN

7.1.Thời gian thực hiện

Bám sát yêu cầu địa phương, phấn đấu thực hiện điều chỉnh quy hoạch chung trong vòng 18 tháng kể từ ký hợp đồng. Quỹ thời gian trên không bao gồm thời gian cung cấp bản đồ khảo sát địa hình phục vụ lập quy hoạch, thời gian chủ đầu tư, các cơ quan có thẩm quyền xem xét, thẩm định, phê duyệt hoặc thời gian chậm trễ từ các lý do bất khả kháng.

Kế hoạch thực hiện các quy hoạch phân khu sẽ được cụ thể hoá sau khi đồ án điều chỉnh quy hoạch chung được phê duyệt.

7.2.Phân công trách nhiệm thực hiện

  • Cấp phê duyệt: Thủ tướng chính phủ;
  • Cơ quan thẩm định: Bộ Xây dựng;
  • Cơ quan trình duyệt: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Chủ đầu tư: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế;
  • Đơn vị tổ chức lập quy hoạch: Sở Xây dựng Thừa Thiên Huế;
  • Đơn vị tư vấn lập quy hoạch: Theo kết quả lựa chọn của chủ đầu tư

(Chi tiết xem Phụ lục)

 

 

 

 

 

8.DỰ TOÁN CHI PHÍ LẬP QUY HOẠCH

LẬP QUY HOẠCH CHUNG ĐÔ THỊ THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2045, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2065

 

Quy mô : 4.947,11 km2. Tỷ lệ 1/10.000~1/25.000

Mật độ dân số: 34.303 ng/km2

Cấp đô thị: Đặc biệt

HS Mật độ dân số:2,6

HS cấp đô thi:1,2

I. NỘI DUNG:

         

- Lập nhiệm vụ quy hoạch

- Lập đồ án quy hoạch đủ điều kiện trình cấp có thẩm quyền xét duyệt

II. CĂN CỨ ĐỂ LẬP DỰ TOÁN :

- Nghị định số 37/2010/NĐ-CP, ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị

- Thông tư số  20/2019/TT-BXD ngày 31 tháng 12  năm 2019  của Bộ Xây dựng hướng dẫn xác định, quản lý chi phí quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị

- Nghị định 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; Thông tư 16/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 hướng dẫn xác định chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng

III. DỰ TOÁN CHI TIẾT

Quy mô: 4.947,1 km2

- Áp dụng bảng số 2: Định mức chi phí lập đồ án, nhiệm vụ QHC đô thị và bảng số 11: Định mức chi phí cho một số công việc xác định theo tỷ lệ phần trăm của chi phí lập đồ án quy hoạch thuộc Phụ lục số 1, Thông tư 20/2019/TT-BXD.

 

Công thức nội suy:

Gx= {

Gb - Ga

x (Qx - Qa)} + Ga

 

Qb-Qa

 

TT

Hạng mục

Ký hiệu

Định mức lập QH

Định mức lập NVQH

Định mức Thẩm định QH
(%)

Định mức Quản lý lập QH
(%)

(tr.đồng)

(tr.đồng)

1

Giá trị cần tính

Gx

2.734,40

42,71

2,996

2,796

2

Giá trị của quy mô cận trên

Gb

1.570,00

20,70

3,200

3,000

3

Giá trị của quy mô cận dưới

Ga

2.750,00

43,00

2,800

2,600

4

Quy mô cận trên

Qb

1.000

1.000

7.000,0 tr.đ

7.000,0 tr.đ

5

Quy mô cận dưới

Qa

5.000

5.000

10.000,0 tr.đ

10.000,0 tr.đ

6

Quy mô cần tính

Qx

4.947

4.947

8.531,3 tr.đ

8.531,3 tr.đ

 

Giá gốc lập NVQH: 42.705.000 đồng

Giá gốc lập đồ án QH: 2.734.397.302 đồng

 

TT

Hạng mục công việc

Giá gốc tương đương ứng với quy mô

Tỷ lệ áp dụng

Giá trị dự toán

Thuế VAT 10%

Thành tiền (đ)

1

2

3

4

5=(3*4)

6 =5*10%

7=5+6

1

Chi phí trực tiếp

         

a

Chi phí lập nhiệm vụ  quy hoạch ( áp dụng HS cấp loại đô thị =1,12 x HS mật độ dân số =0,989 x HS điều chỉnh QH = 0,8)

42.705.000

3,12

      133.239.600

        13.323.960

         146.563.560

b

Chi phí lập đồ án  quy hoạch  ( áp dụng HS cấp loại đô thị =1,12 x HS mật độ dân số =0,989 x HS điều chỉnh QH = 0,8)

2.734.397.302

3,12

   8.531.319.584

       853.131.958

       9.384.451.542

c

Chi phí lập hồ sơ quy hoạch theo GIS ( nếu có)

8.531.319.584

10%

      853.131.958

85.313.196

         938.445.154

 

Cộng ( 1 )

     

951.769.114

10.469.460.256

2

Chi phí thẩm định NVQH

133.239.600

20%

       26.647.920

 

           26.647.920

3

Chi phí xin ý kiến cộng đồng

8.531.319.584

2%

      170.626.392

        17.062.639

         187.689.031

4

Chi phí thẩm định đồ án QH

8.531.319.584

2,996%

      255.598.335

 

         255.598.335

5

Chi phí quản lý nghiệp vụ lập đồ án QH (Nếu đồ án QH đô thị đặc biệt  nhân với hệ số K=2)

8.531.319.584

2,796%

      238.535.696

 

         238.535.696

6

Chi phí công bố quy hoạch (Không bao gồm panô quảng cáo)

8.531.319.584

3,00%

      255.939.588

25.593.959

         281.533.546

7

Chi phí lựa chọn nhà thầu lập QH 

       

           55.240.869

7.1

Chi phí lập HSMT (Theo thông tư 16/2019/TT-BXD)

10.322.896.696

0,174%

17.953.234

1.795.323

           19.748.557

7.2

Chi phí đánh giá HSDT (Theo thông tư 16/2019/TT-BXD)

10.322.896.696

0,213%

21.942.842

2.194.284

           24.137.126

7.3

Chi phí thẩm định HSMT (Theo nghị định 63/2014/NĐ-CP)

10.322.896.696

0,05%

5.161.448

516.145

             5.677.593

7.4

Chi phí  thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu (Theo 63/2014/NĐ-CP)

10.322.896.696

0,05%

5.161.448

516.145

             5.677.593

 

Cộng (2-7): 1.045.245.397 đồng

Tổng giá trị dự toán làm tròn: 11.515.000.000 đồng

Bằng chữ :  Mười một tỷ, năm trăm mười lăm triệu đồng chẵn.

 

 

 

 

9.KẾT LUẬN

Việc lập ‘Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065’ là cần thiết, cấp bách, phù hợp nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đã có đầy đủ cơ sở pháp lý. Đây là nền tảng quan trọng để tỉnh Thừa Thiên Huế triển khai các bước tiếp theo nhằm cụ thể hóa các định hướng chính sách của tỉnh, cũng như của địa phương vào quy hoạch đô thị ở cả 3 cấp (chung, phân khu, chi tiết), là cơ sở cho công tác quản lý phát triển đô thị, chuẩn bị đầu tư cơ sở hạ tầng đô thị, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư, phát triển đô thị.

Để đảm bảo các công việc nêu trên được triển khai nhanh và hiệu quả, kính đề nghị Thủ tướng chính phủ, Bộ Xây dựng cùng các cơ quan hữu quan:

  • Xem xét, góp ý hoàn thành Nhiệm vụ và dự toán;
  • Thẩm định, phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 1: VĂN BẢN PHÁP LÝ

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2: CÁC YÊU CẦU VỀ DỮ LIỆU PHỤC VỤ LẬP QUY HOẠCH

 

Dữ liệu thu thập phục vụ lập quy hoạch phân theo các nhóm sau:

  1. Nhóm tài liệu về điều kiện tự nhiên
  • Tài liệu về điều kiện tự nhiên, khí hậu, địa hình;
  • Tài liệu về: Tài nguyên (Tài nguyên đất; Tài nguyên rừng; Tài nguyên nước, Thuỷ văn (sông ngòi, hệ thống tưới tiêu, trạm bơm....),     
  • Tài liệu về Địa chất công trình, thiên tai.
  • Bản đồ nền địa hình tỷ lệ 1/25.000; 1/50.000, 1/10.000 của ngành Tài nguyên cho phạm vi toàn tỉnh và mới nhất;
  1. Nhóm tài liệu về hiện trạng kinh tế - xã hội
  • Báo cáo chính trị, Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiệm kỳ 2016 – 2020 và 2020 - 2025.
  • Báo cáo tổng kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng năm từ 2015 đến 2020; Báo cáo tổng kết cuối năm 2020 của các ngành chuyên môn: Địa chính, Tài chính, Nông nghiệp, Tài nguyên - môi trường, Ytế, Giáo dục, Văn hóa, công nghiệp và KKT, điện lực…
  • Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội hiện hành; Các quy hoạch chuyên ngành mới nhất: Du lịch, Công nghiệp, Nông nghiệp, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, bảo tồn di sản…
  • Niên giám thống kê cấp tỉnh 5 năm; Niên giám thống kê cấp huyện gần nhất.
  • Tổng dân số trong độ tuổi lao động, tổng số lao động tham gia làm việc chia theo ngành ngành công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, tỷ lệ tăng hàng năm. Báo cáo tổng kết phòng năm 2016-2020;
  • Thống kê số lao động tham gia làm việc trong các ngành kinh tế;
  • Thu nhập bình quân đầu người;
  • Biểu kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế xã hội giai đoạn 5 năm gần nhất;
  • Số liệu dân số 5 năm (2016-2020) về tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, dân số di cư, giới tính, độ tuổi - Thống kê dân số theo phường, xã;
  • Tổng Giá trị sản xuất từ 5 năm trở lại đây (giá cố định- giá hiện hành): Giá trị sản xuất theo ngành (nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, thương mại - dịch vụ), tăng trưởng hàng năm;
  • Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và các giai đoạn 5 năm, 10 năm;
  • Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;
  • Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025;
  • Danh mục các dự án đầu tư trên địa bàn.
  1. Nhóm tài liệu về Tài nguyên và Môi trường
  • Kiểm kê và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối cho cấp cấp tỉnh và cấp huyện thị 2019/2020 gồm Thuyết minh, bản đồ hiện trạng và file biểu số liệu.
  • Quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đang triển khai (TM, bản vẽ file mềm)
  • Thống kê, kiểm kê hiện trạng sử dụng đất năm 2016- 2020 theo đơn vị hành chính (các biểu thống kê, kiểm kê đất từ 01 đến 13) và Kê khai sử dụng đất của các tổ chức theo Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 14/12/2007 của Thủ tướng chính phủ trên địa bàn trong khu vực nghiên cứu (vị trí - quy mô diện tích);
  • Quy hoạch, kế hoạch khai thác khoáng sản trên địa bàn;
  • Tài nguyên khoáng sản (đá vôi, quặng sắt, mỏ than đá, mỏ vàng, đất sét, than bùn) khu vực lập quy hoạch: Bản đồ phân bố trữ lượng Vùng bảo vệ, cấm khai thác, vùng nguyên liệu;
  • Dự án Quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản và bản đồ khoanh vùng cảnh báo ô nhiễm;
  • Tài nguyên nước khu vực lập quy hoạch;
  • Tài nguyên động, thực vật khu vực lập quy hoạch.
  • Chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu;
  • Các dự án, đề án, báo cáo về Môi trường trên địa bàn;
  • Báo cáo hiện trạng và quy hoạch bảo vệ môi trường năm gần nhất;
  • Báo cáo tổng hợp quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh;
  • Kế hoạch bảo vệ môi trường;
  • Các dự án quy hoạch bảo vệ môi trường của tỉnh (nếu có).
  • Các tài liệu, nghiên cứu khác về đô thị và dân cư theo chương trình, dự án của Tỉnh (nếu có).
  1. Nhóm tài liệu về Xây dựng
  • Quy hoạch chung các đô thị và khu kinh tế; quy hoạch vùng huyện hoặc liên huyện (bản vẽ và thuyết minh, QĐ phê duyệt); Quy chế kiến trúc đô thị;
  • Danh mục các QHPK theo địa bàn; QH nông thôn mới các xã. Tài liệu này cần có đánh giá về thời điểm lập và duyệt, quyết định phê duyệt (Sẽ tiếp tục thực hiện rà soát kỹ các phần này và khớp nối toàn bộ thành bản đồ rà soát dự án, quy hoạch);
  • Các đề án phát triển đô thị, chương trình phát triển đô thị, hiện trạng và chương trình phát triển nhà ở cấp Tỉnh đến cấp huyện thị;
  • Danh mục các dự án đầu tư và ưu tiên đầu tư trên địa bàn (Các dự án đang triển khai, Các dự án chưa triển khai, Tài liệu đánh giá hiện trạng liên quan đến đầu tư). Báo cáo tình hình thực hiện các dự án phát triển trên địa bàn;
  • Quản lý phát triển đô thị: rà soát dự án đầu tư phát triển đô thị giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn;
  • Y tế: Danh mục các công trình y tế (tên cơ sở, vị trí địa điểm, diện tích, quy mô giường bệnh, số lượng bác sỹ và cán bộ, cơ sở vật chất...nhu cầu phát triển). Báo cáo tổng kết ngành Y tế 2016-2020 và định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo. Dự kiến nhu cầu sử dụng đất xây dựng trong tương lai các cơ quan, trụ sở, cơ sở thuộc ngành quản lý trên phạm vi lập quy hoạch. Các đề án, dự án quy hoạch chuyên ngành;
  • Giáo dục – Đào tạo: Danh mục các trường THPT và các trường đào tạo chuyên nghiệp trên địa bàn (Tên trường, vị trí địa điểm, diện tích, cơ sở vật chất, ngành nghề đào tạo, quy mô sinh viên, số lượng cán bộ giáo viên, nhu cầu phát triển). Báo cáo tổng kết ngành GD-ĐT năm gần nhất và định hướng phát triển giai đoạn tiếp theo. Các đề án, quy hoạch chuyên ngành do Sở quản lý, thực hiện;
  • Nhà ở: Hiện trạng số lượng nhà, chất lượng nhà, loại hình nhà ở;
  • Văn hóa, thể thao: Danh mục các công trình Văn hóa – thể thao (Tên cơ sở, vị trí địa điểm, diện tích, quy mô sử dụng đặc biệt chú trọng các công trình được xếp hạng cấp quốc gia, cấp tỉnh);
  • Cơ quan: danh mục, vị trí, quy mô các cơ quan nhà nước đóng trên địa bàn.
  1. Nhóm tài liệu về Công Thương
  • Báo cáo hiện trạng và Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại;
  • Báo cáo hiện trạng và Quy hoạch mạng lưới chợ, quy hoạch mạng lưới cây xăng trên địa bàn;
  • Báo cáo hiện trạng và quy hoạch các nghành nghề;
  • Hiện trạng và quy hoạch các công trình dịch vụ thương mại;
  • Hiện trạng, tiến độ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở sản xuất các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: diện tích, tính chất ngành nghề, tỷ lệ lấp đầy, số lượng cán bộ, lao động tham gia làm việc;
  • Danh sách các dự án, quy mô, công suất, vốn đầu tư của các dự án tại các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp;
  • Báo cáo tổng kết ngành Công Thương năm 2016-2020 và định hướng các giai đoạn phát triển;
  • Dự kiến phát triển các trạm và lưới điện trên địa bàn giai đoạn tới.
  1. Nhóm tài liệu về Du lịch
  • Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh;
  • Quy hoạch xây dựng các khu du lịch trên địa bàn;
  • Số liệu thống kê về số lượt khách, ngày lưu trú trung bình, nguồn thu từ các khu du lịch và các khu dịch vụ du lịch, các cơ sở dịch vụ khác trên địa bàn thị xã;
  • Dân số lao động ngành du lịch, tổng doanh thu du lịch, danh mục cơ sở lưu trú (địa điểm, diện tích, số buồng phòng, nhu cầu phát triển), cơ sở dịch vụ (nhà hàng, khu du lịch) thị xã;
  • Các đề án, dự án chuyên ngành du lịch trên địa bàn thị xã;
  • Báo cáo tổng kết ngành Du lịch năm 2016- 2020.
  1. Nhóm tài liệu về Nông nghiệp và phát triển nông thôn
  • Quy hoạch thủy lợi;
  • Rà soát dự án thủy lợi;
  • Chỉ giới thoát lũ trên các sông hồ, đê điều, phòng chống thiên tai;
  • Danh mục các hồ điều hòa;
  • Hiện trạng và dự kiến nhu cầu cấp nước sản xuất nông nghiệp;
  • Quy hoạch nuôi trồng thủy sản;
  • Báo cáo tổng kết ngành Nông nghiệp năm 2016-2020 và định hướng các giai đoạn phát triển.
  • Quy hoạch phát triển nông nghiệp và quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
  1. Nhóm tài liệu về Văn hóa, Thể thao
  • Di sản phi vật thể: danh mục di sản phi vật thể có liên quan địa bàn;
  • Di sản vật thể: Vị trí, ranh giới các khu vực bảo tồn các di sản; vị trí, quy mô, các công trình di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, cấp tỉnh;
  • Danh mục đất, công trình văn hóa, thể thao cấp tỉnh quản lý. Nhu cầu phát triển đất và công trình văn hóa, thể dục thể thao cấp tỉnh và cấp đô thị.
  1. Nhóm tài liệu về Hạ tầng kỹ thuật
  • Quy hoạch hiện hành của các ngành: Giao thông, Bảo vệ môi trường, cấp điện, cấp nước, xử lý chất thải rắn và nghĩa trang, thông tin và viễn thông;
  • Báo cáo tổng kết, đề án, dự án khác dạng tài liệu gốc (nếu có);
  • Giao thông: quy hoạch giao thông tỉnh; các chiến lược, chương trình, đề án, dự án phát triển giao thông có liên quan địa bàn;
  • Cao độ nền và thoát nước mặt: Hiện trạng thoát nước (số lượng, kích thước, tình trạng hoạt động của các mương cống thoát nước, diện tích, công suất) và các dự án thoát nước trong địa bàn, Các dự án đang triển khai trong khu vực về hướng thoát nước và lưu vực;
  • Bản đồ hiện trạng mạng lưới cấp nước; Các dự án cấp nước vệ sinh nông thôn trên địa bàn; Công suất hiện trạng các nhà máy nước và định hướng mở rộng của nhà máy nước;
  • Thoát nước thải: các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án thoát và xử lý nước thải liên quan địa bàn;
  • Quản lý chất thải rắn và nghĩa trang: các quy hoạch, kế hoạch, đề án, dự án về nghĩa trang và xử lý CTR liên quan địa bàn;
  • Cấp điện và chiếu sáng đô thị: Quy hoạch Điện lực; Danh sách các trạm 110kV và tuyến đường dây đưa vào vận hành các năm; Sơ đồ một sợi lưới điện tỉnh; Tổng điện năng tiêu thụ của thị xã các năm 2016-2020 phân ra các loại phụ tải sinh hoạt, công nghiệp, công cộng; Bình quân tiêu thụ điện năng KW/người các năm 2016-2020;
  • Thông tin liên lạc: Quy hoạch bưu chính viễn thông tỉnh, Hiện trạng mạng chuyển mạch truyền dẫn của tỉnh, Bản đồ vị trí trạm Viễn thông (BTS) tỉnh, Bản đồ hiện trạng hệ thống TTLL tỉnh, Báo cáo tổng kết ngành năm 2016-2020 và định hướng phát triển, Quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động.

 

PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ QUY HOẠCH NGÀNH LĨNH VỰC LIÊN QUAN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

 

  1. Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1955/QĐ-TTg ngày 27/11/2009, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội vùng đầm phá Tam Giang- Cầu Hai  cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Đề án

Đến 2015

Đến 2020

1

Thu nhập bình quân đầu người

 

90% bình quân tỉnh

2

Mục tiêu xã hội:

 

 

 

Phổ cập giáo dục bậc trung học

Hoàn thành

 

 

Tỷ lệ lao động qua đào tạo

>50%

 

 

Số trạm y tế, trường học đạt chuẩn QG

>90%

 

 

Định cư dân thủy điện

Hoàn thành

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo

 

<5%

 

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi

 

<15%

 

Số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh

 

90%

3

Nâng độ che phủ rừng

>30%

 

  1. Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2025 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1771/QĐ-TTg ngày 5 tháng 12 năm 2008, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch xây dựng  Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch

Hiện trạng 2020

1

Quy hoạch sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật:

Đầu tư xây dựng khu tái định cư Lộc Vĩnh, khu tái định cư Lộc Thuỷ và Lộc Tiến, khu tái định cư đầm Lập An;

Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng

Xây dựng khu công nghiệp số 1, số 2 và số 3 quy mô khoảng 560 ha, khu phi thuế quan quy mô 1000 ha;

Đang  xây dựng

Đã đưa vào hoạt động khu CN và khu phi thuế quan Sài Gòn - Chân Mây

Phát triển Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng quốc tế Lăng Cô, khu du lịch Cù Dù, khu du lịch Bãi Chuối.

Đang thực hiện

Xây dựng Trung tâm y tế, trung tâm đào tạo, trung tâm thương mại, tài chính, viễn thông và thể dục thể thao;

Chuẩn bị đầu tư xây dựng, quản lý và kinh doanh chợ truyền thống Lăng Cô

Xây dựng các khu nhà ở số 1, số 2 cùng các trung tâm hành chính và thương mại tổng hợp;

Chưa xây dựng

2

Các chương trình và dự án ưu tiên đầu tư:

Các dự án tái định cư Lập An, Lộc Vĩnh, Lộc Thuỷ và Lộc Tiến;

Đã hoàn thành, đưa vào sử dụng

Các dự án xây dựng các trung tâm và hạ tầng đô thị khu vực Chân Mây;

Đang thực hiện

Dự án xây dựng khu phi thuế quan;

Đã hoàn thành GPMB, XD một số hạng mục HTKT

Các khu công nghiệp số 1, số 2 và số 3;

 

Dự án nhà máy nước Lộc Thuỷ

Chưa xây dựng

Dự án xây dựng bến số 2, số 3 và đê chắn sóng cảng Chân Mây;

Bắt đầu thực hiện giai đoạn 1

Xây dựng các trạm điện 220 KV và 110 KV phục vụ các khu công nghiệp số 1, số 2, số 3 và khu phi thuế quan, khu du lịch Laguna Huế. Nâng công suất các trạm 110 KV Cầu Hai và Lăng Cô lên 2 x 25 MVA;

Chưa xây dựng, chưa nâng cấp công suất.

Xây dựng các trạm xử lý nước thải số 1,2,4,5, trạm xử lý thu gom rác, xây dựng nghĩa trang Chân Mây;

Chưa xây dựng

Xây dựng ga Chân Mây mới và bến xe đối ngoại tại Chân Mây;

Chưa xây dựng

Dự án tuyến đường nối Chân Mây - Lăng Cô với tuyến đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn trong ranh giới Khu kinh tế).

Chưa xây dựng

  1. Quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế cửa khẩu A Đớt

Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt, tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1136/QĐ-TTg ngày 24/8/2012, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch xây dựng  Khu kinh tế cửa khẩu A Đớt cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch

Hiện trạng 2020

1

Đất xây dựng các khu chức năng chính

753 ha

 

Đất cho các chức năng khác của Khu kinh tế

9.431 ha

 

2

Các dự án ưu tiên đầu tư

Cụm công trình hành chính, quản lý Khu kinh tế, hoàn thiện trạm kiểm soát liên hợp, quốc môn, các công trình phụ trợ khác của cửa khẩu.

Chưa đầu tư

Đường chính Khu kinh tế bao gồm trục Bắc - Nam từ Hương Lâm ra cửa khẩu kết nối với các khu chức năng, có mặt cắt 34 m và đường từ ngã ba A Đớt vào trung tâm đô thị.

Chưa xây dựng

Các công trình hành chính đô thị, hành chính Khu kinh tế; chuẩn bị mặt bằng xây dựng các công trình dịch vụ thương mại tại đô thị A Đớt.

Chưa xây dựng

Khu tái định cư, bệnh viện, các công trình hạ tầng đầu mối cấp nước, thoát nước mưa, thoát nước thải và cấp điện.

Chưa xây dựng

Cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu Khu công nghiệp Hương Lâm.

Chưa xây dựng

Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng A Roàng.

Chưa xây dựng

 
  1. Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu cửa khẩu Hồng Vân – Koutai

Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu cửa khẩu Hồng Vân- Koutai, xã Hồng Vân, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 1621/QĐ-UBND ngày 30 tháng 6 năm 2006, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch chi tiết xây dựng  Khu cửa khẩu Hồng Vân - Koutai cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch

Hiện trạng 2020

1

Quy hoạch sử dụng đất

Khu vực kiểm tra, kiểm soát đối với phương tiện, hàng hóa khi xuất, nhập qua biên giới.

 

Khu vực nhà chờ làm thủ tục.

 

Khu vực làm thủ tục xuất nhập của các cơ quan chức năng.

 

Trụ sở làm việc của các cơ quan chức năng và cơ quan liên quan.

 

Khu vực kho bãi tập kết hàng chờ xuất nhập khẩu.

 

Khu vực dành cho các cửa hàng kinh doanh miễn thuế.

 

Khu vực bãi xe, bến đậu.

 

Khu vực dành cho các hoạt động thương mại, dịch vụ được bố trí cách xa đường biên > 1km.

 

2

Quy hoạch HTKT

 

Giao thông:

Nâng cấp mở rộng tuyến đường  Tuyến đường chính từ cửa khẩu S3 đi Hồng Vân  đạt tiêu chuẩn đường CIII.

 

Cấp điện:

Điện năng: Đợt đầu (10 năm) 200kwh/người/năm; Dài hạn (20 năm) 700kwh/người/năm

Phụ tải: Đợt đầu (10 năm) 100kwh/người; Dài hạn (20 năm) 230w/ người

 

Cấp nước:

Đợt đầu (10 năm): 80-100/người/ngày đêm, tỷ lệ cấp 70-80%.

Dài hạn (20 năm) : 120-130/người/ngày đêm, tỷ lệ cấp 80-90%.

 

  1. Quy hoạch phát triển ngành y tế

Quy hoạch phát triển ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2008 – 2020  đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 2973/2008/QĐ-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2008, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch phát triển ngành Y tế tỉnh cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch

Hiện trạng 2020

Đến 2010

Đến 2020

1

Mục tiêu sức khoẻ nhân dân:

 

Tuổi thọ trung bình tăng (năm)

73 - 74

76 - 78

73,4

Tỷ lệ chết trừ sinh (%)

< 8,0

< 6,0

 

Tỷ lệ chết trẻ em < 1 tuổi giảm (‰)

10

7,5

0,7

Tỷ lệ chết trẻ em < 5 tuổi giảm (‰)

12

< 10

1,1

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng (SDD) < 5 tuổi giảm (%)

17

<12

7,6

Tỷ suất chết mẹ trên 100.000 trẻ giảm

16

11

15

2

Mục tiêu phát triển mạng lưới cơ sở y tế:

 

Trung tâm y tế chuyên sâu Huế, Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và hệ thống các bệnh viện chuyên ngành, cơ sở nghiên cứu hỗ trợ, bổ sung.

Hoàn thành xây dựng trước 2015

 

 

Hoàn thành

Trường Cao đẳng Y tế Huế.

Tập trung đầu tư để phát triển

 

Tập trung đầu tư để phát triển

Mở rộng, nâng cấp Bệnh viện Quốc tế lên quy mô 500 giường.

 

Hoàn thiện sau 2015

300 giường bệnh

Di chuyển các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa lây, lao, tâm thần, ung bướu… ra khỏi khu vực trung tâm thành phố Huế.

 

Hoàn thiện sau 2015

Chưa thực hiện

Chỉ tiêu xã/phường/thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế (%)

100

 

98,7

Số giường bệnh (giường/10.000 dân)

39

45-46

60,34

3

Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực:

 

 

Số lượng bác sỹ (bác sỹ/10.000 dân)

12

15

13,99

 
  1. Quy hoạch thiết chế văn hóa

Quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030  đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 20/2013/QĐ-UBND ngày 22 tháng 5 năm 2013, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch thiết chế văn hóa tỉnh cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch

Hiện trạng

Đến 2020

Đến 2030

2020

1

Giai đoạn từ 2013 - 2020:

 

Là trung tâm văn hóa, du lịch đặc sắc của Việt Nam, thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam và phù hợp với tiến trình xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành TP trực thuộc Trung ương.

Hoàn thành

 

Đô thị loại I

Phấn đấu số huyện, thị xã, thành phố Huế có nhà văn hóa và thư viện (%)

90 - 100

 

49,3

Phấn đấu số xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa (%)

55 - 60

95 - 100

46,7

Phấn đấu số làng, thôn, bản có nhà văn hóa (%)

75 - 80

95 - 100

 

2

Giai đoạn 2021 - 2030:

 

Phấn đấu các công trình lớn được đầu tư xây dựng (%)

 

80 - 90

 

3

Quy hoạch hệ thống bảo tàng, nhà trưng bày:

 

Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên Huế, Bảo tàng Thiên nhiên khu vực duyên hải miền Trung, Bảo tàng Văn hóa Huế, Nhà lưu niệm đồng chí Tố Hữu, Khu trưng bày ngoài trời di tích Cồn Ràng (Hương Trà).

Đầu tư xây dựng

 

Đã xây dựng

Bảo tàng Mỹ thuật Huế, Khu trưng bày thành cổ Hóa Châu (huyện Quảng Điền), Nhà trưng bày xã Phong Mỹ (huyện Phong Điền), Nhà trưng bày ngư cụ (huyện Phú Vang).

 

Đầu tư xây dựng

Đã xây dựng

4

Quy hoạch hệ thống trung tâm văn hóa và nhà văn hóa:

 

Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh

Đầu tư nâng cấp, mở rộng

 

Đã nâng cấp, mở rộng

Trung tâm Văn hóa thể thao các huyện Nam Đông, Phú Vang, Phú Lộc, Hương Trà, Phong Điền

Đầu tư xây dựng

 

Đã hoàn thành

Trung tâm văn hóa thể thao Khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô; Nhà văn hóa khu đô thị An Vân Dương

 

Đầu tư xây dựng

Chưa xây dựng

5

Quy hoạch hệ thống thư viện

 

Thư viện huyện Quảng Điền (Thư viện Nguyễn Chí Thanh)

Đầu tư nâng cấp

 

Chưa nâng cấp

Thư viện Tổng hợp tỉnh thành Trung tâm bảo quản tư liệu quốc gia; Thư viện cố đô (Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế); các Thư viện huyện Nam Đông, thị xã Hương Thủy, Hương Trà

Đầu tư phát triển

 

Chưa nâng cấp

Thư viện Huế (Bắc sông Hương), Thư viện Khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô, Thư viện huyện Phong Điền, Phú Lộc, Phú Vang, A Lưới.

 

Hoàn thành đầu tư xây dựng

Chưa hoàn thành

6

Quy hoạch hệ thống nhà hát:

 

Nhà hát Nghệ thuật Ca kịch Huế, Nhà hát Nghệ thuật Truyền thống Cung đình Huế

Nâng cấp

 

Chưa nâng cấp

Trung tâm giao lưu và biểu diễn nghệ thuật tỉnh, Trung tâm biểu diễn nghệ thuật - Học viện Âm nhạc Huế.

Hoàn thành đầu tư xây dựng

 

Hoàn thành

Nhà hát thực nghiệm trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế, Nhà hát khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô; Nhà hát múa rối cố đô Huế theo hình thức xã hội hóa.

 

Hoàn thành đầu tư xây dựng

Chưa xây dựng

7

Quy hoạch hệ thống nhà triển lãm:

 

Quy hoạch xây dựng Nhà triển lãm nghệ thuật tại một số huyện, thị xã.

Thực hiện

 

Chưa xây dựng

8

Quy hoạch hệ thống các đơn vị đào tạo, nghiên cứu văn hóa nghệ thuật:

 

Trường Trung học Văn hóa Nghệ thuật Thừa Thiên Huế thành Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Huế

Đầu tư nâng cấp

 

Đã nâng cấp

Mở các phân viện đào tạo tại Huế như Phân viện Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; Phân viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Liên kết với các trường đại học

 

Chưa liên kết

Mở các phân viện đào tạo tại Huế như: Phân viện Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội; Trung tâm Nghiên cứu Hán Nôm; Trung tâm Quốc sử; Phân viện Trường Cao đẳng Múa Việt Nam.

 

Liên kết với các trường đại học

Chưa liên kết

9

Quy hoạch hệ thống điện ảnh:

 

Trung tâm Điện ảnh Thừa Thiên Huế và Rạp chiếu phim Đông Ba

Đầu tư, nâng cấp

 

Chưa bố trí thêm vốn

Hãng phim Cố đô Huế

Hình thành

 

Chưa hình thành

Trung tâm Giải trí điện ảnh phía Bắc thành phố Huế, Trung tâm Giải trí điện ảnh khu đô thị mới An Vân Dương, Trung tâm Giải trí điện ảnh Khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô

 

Đầu tư theo hình thức xã hội hóa

Chưa đầu tư

10

Quy hoạch hệ thống quảng trường, công viên:

 

Quảng trường, công viên trung tâm thị xã Hương Trà; xây dựng Quảng trường Công viên Bắc Ngự Bình; Quảng trường phía Nam thành phố Huế; Công viên Văn hóa Vọng Cảnh; Công viên cây xanh dọc sông Ngự Hà; Công viên vườn Ngự uyển Tịnh Tâm; Quảng trường - Công viên trung tâm thị xã Hương Thủy; Quảng trường - Công viên Phú Đa (huyện Phú Vang); Quảng trường - Công viên trung tâm các huyện Phong Điền, Quảng Điền, Nam Đông; hệ thống công viên các khu công nghiệp, thương mại.

Đầu tư xây dựng

 

Chưa xây dựng

Quảng trường - Công viên trung tâm thị trấn Thuận An; Quảng trường - Công viên trung tâm khu đô thị Chân Mây - Lăng Cô; Tượng đài, công viên khu vực khu di tích lịch sử cách mạng chiến khu Dương Hòa (thị xã Hương Thủy); hệ thống quảng trường, công viên, vườn hoa tại các trung tâm huyện, thị xã, thành phố, khu công nghiệp, thương mại.

 

Đầu tư xây dựng

Chưa xây dựng

11

Quy hoạch hệ thống tượng đài, vườn tượng:

 

Tượng đài 11 cô gái sông Hương; Vườn tượng Bắc Ngự Bình; đầu tư xây dựng Tượng đài Huyền Trân công chúa; Tượng đài biểu tượng Huế.

Đầu tư xây dựng

 

Đang đầu tư xây dựng

Vườn tượng và Tượng đài các danh nhân

 

Đầu tư xây dựng

Chưa xây dựng

12

Quy hoạch hệ thống dịch vụ văn hóa:

 

Trung tâm tổ chức sự kiện và triển lãm

Đầu tư xây dựng

 

Đã xây dựng

Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng Thừa Thiên Huế; Trung tâm Điện ảnh Thừa Thiên Huế

 

Đầu tư xây dựng

Đang xây dựng

Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh; Thư viện Tổng hợp; Trung tâm giao lưu biểu diễn nghệ thuật Huế

 

Nâng cấp, mở rộng

Chưa nâng cấp

  1. Quy hoạch phát triển thương mại

Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và một số định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế phê duyệt tại Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 08 tháng 4 năm 2009, rà soát đánh giá một số các chỉ tiêu liên quan đến quy hoạch phát triển thương mại tỉnh cụ thể như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh

Hiện trạng 2020

Đến 2010

Đến 2020

 

1

GDP thương mại (%/năm)

27,2

17,7

 

Tỷ lệ GDP thương mại/GDP toàn tỉnh (%)

14,6

20,0

 

2

Kim ngạch xuất nhập khẩu:

 

Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD)

300

1.000

950

Kim ngạch nhập khẩu (triệu USD)

120

900

533

3

Số trung tâm thương mại hạng III

4

10

2

4

Số siêu thị

10

20

8

5

Chợ

165

167

153

6

Kho xăng dầu

Di chuyển kho xăng dầu Ngự Bình về cảng xăng dầu Thuận An, Xây dựng cảng xăng dầu Chân Mây

Xây mới kho cảng đầu mối xăng dầu tại cảng Chân Mây, nâng cấp kho cảng Thuận An.

Đưa kho cảng xăng dầu Chân Mây vào hoạt động, chưa nâng cấp kho cảng Thuận An

7

Cửa hàng xăng dầu

130

Nâng cao chất lượng 149 cửa hàng xăng dầu.

 

8

Kho thông dụng

2 kho dự trữ lương thực + 2 kho vật tư tại huyện Quảng Điền và Phú Vang. 2 kho dự trữ muối, 2 kho dầu hỏa.

Cải tạo, nâng cấp các kho hiện có.

Chưa xây dựng

 

 

  1.  Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo

Căn cứ theo Quyết định 1356/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch mạng lưới trường, lớp học ngành giáo dục đào tạo

Hiện trạng 2020

Đánh giá

Đến năm 2010

Đến năm 2020

1

Trường mầm non

 

Tổng số trường học

221-224

 

604

Đạt

Số trường đạt chuẩn Quốc gia(%)

30

90-95

64,9

Chưa đạt

Tỉ lệ trẻ em đi nhà trẻ (%)

18

61,2

13,458

Chưa đạt

Tỉ lệ trẻ em 3 -5 tuổi học mẫu giáo

70

90 - 98

52,372

Chưa đạt

2

Trường tiểu học

 

Tổng số trường học

 

 

213

 

Số trường đạt chuẩn Quốc gia (%)

35

95-100

83,56

Chưa đạt

Tỉ lệ học sinh đi học trong độ tuổi (%)

99,5

100

99,98

Chưa đạt

3

Trường trung học cơ sở

 

Tổng số trường học

 

 

120

 

Số trường đạt chuẩn Quốc gia (%)

30-40

70-80

89

Đạt

Tỉ lệ học sinh đi học trong độ tuổi (%)

95

100

92,57

Chưa đạt

4

Trường trung học phổ thông

 

Tổng số trường học

50

 

37

Chưa đạt

Số trường đạt chuẩn Quốc gia (%)

25

100

21

Chưa đạt

Tỉ lệ học sinh đi học trong độ tuổi (%)

68

85

62,01

Chưa đạt

5

Trung tâm giáo dục thường  xuyên

 

Tổng số TT

22

22

 

 

Tỉ lệ lao động qua đào tạo

40

55-60

 

 

6

Giáo dục đại học

 

Đại học Huế

 

Đại học quốc gia

Đại học Huế

Chưa đạt

Đại học Du lịch, đại học Công nghiệp, Phân hiệu học viện Chính trị Hành chính Quốc gia, Đại học Xây dựng và Kiến trúc, đại học Luật, Trung tâm đào tạo Tài chính Ngân hàng...

 

Xây dựng và thành lập

Chưa xây dựng

Chưa đạt

 
  1. Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông

Căn cứ theo Quyết định 2491/QĐ-UBND ngày 05 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Bưu chính, Viễn thông tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020 như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch phát triển bưu chính, viễn thông tỉnh

Hiện trạng 2020

Đánh giá

Đến 2010

Đến 2020

 

 

1

Bưu chính

 

Số điểm phục vụ

>285

>422

 

 

Mật độ người/điểm phục vụ

4000

3187

 

 

Bán kính phục vụ (km)

2,2

1,6

 

 

2

Viễn thông

 

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

20 - 30

20 - 30

 

 

Mật độ điện thoại toàn tỉnh (máy/người dân)

44

88

0.86

Chưa đạt

Mật độ thuê bao Internet toàn tỉnh (thuê bao/người dân)

11

18

0,095

Chưa đạt

Tỉ lệ người sử dụng Internet (%)

30

90

 

 

 
  1.  Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch

Căn cứ Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 13 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh

Hiện trạng 2020

Đánh giá

Đến 2010

Đến 2020

 

 

1

Khách du lịch

 

Tổng số khách (nghìn người)

2.470

6.070

4.800

Chưa đạt

Lượt khách quốc tế

916

2.516

2.115

Chưa đạt

Lượt khách nội địa

1.554

3.554

2.685

Chưa đạt

2

Nhu cầu cơ sở lưu trú

 

Nhu cầu phòng lưu trú của khách quốc tế

4.512

17.705

 

 

Nhu cầu phòng lưu trú của khách nội địa

6.642

17.043

 

 

Tổng số phòng lưu trú

11.154

34.748

11.000

Chưa đạt

Hệ số sử dụng phòng (quốc tế/nội địa)

1,8/2

1,6/1,8

 

 

3

Thu nhập du lịch

 

Doanh thu khách quốc tế (triệu USD)

173,12

792,54

 

 

Doanh thu khách nội địa (triệu USD)

79,64

286,1

 

 

Tổng doanh thu (triệu USD)

252,77

1.078,64

192,938

Chưa đạt

4

GDP du lịch (triệu USD)

146.21

605.34

 

 

5

Nhu cầu lao động

53.541

206.753

 

 

 
  1.  Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao

Căn cứ theo Quyết định số 1355/QĐ-UBND ngày 09 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển sự nghiệp thể dục thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch sự phát nghiệp TDTT

Hiện trạng 2020

Đánh giá

 

2010

2020

 

 

1

Phong trào thể dục thể thao trường học

 

Số trường phổ thông tổ chức hoạt động thể dục thể thao (%)

49

60

 

 

Số trường phổ thông có sân thể dục, thể thao đạt chuẩn và nhà tập đơn giản (%)

20

55 - 65

 

 

2

Phong trào thể dục thể thao quần chúng

 

Số người tập TDTT thường xuyên so với dân số (%)

23

35-40

33,4

Chưa đạt

Số gia đình thể thao (%)

12-14

20-22

 

 

Số huyện, thành phố có sân vận động, nhà tập, bể bơi (%)

30

80-90

 

 

3

Thể thao thành tích cao

80% đơn vị chuyển sang cơ chế dịch vụ công

 

 

 

             
 
  1.  Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin

Căn cứ theo Quyết định 1419/QĐ-UBND ngày 20 tháng 6 năm 2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch sự phát triển CNTT

Hiện trạng 2020

Đánh giá

2010

2020

1

CNTT trong cơ quan Đảng, Chính quyền

 

Cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp

8 - 10

 

 

 

2

Ứng dụng CNTT phục vụ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

 

Xây dựng mạng nội bộ tốc độ cao (LAN 10/100MBps)

>60%doanh nghiệp

 

 

 

Kết nối băng thông rộng

>65% doanh nghiệp

 

 

 

Số doanh nghiệp có ứng dụng hệ thống quản lý tổng thể doanh nghiệp ở mức độ khác nhau

>35% doanh nghiệp

 

 

 

Số lượng các doanh nghiệp lớn ứng dụng các phần mềm quản lý xí nghiệp (ERP) với đầy đủ chức năng.

 

100 %

 

 

Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ có kết nối Internet, thư điện tử và các phương thức giao dịch khác.

 

100 %

 

 

Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các phần mềm quản lý hoạt động của doanh nghiệp

 

70%

 

 

Số lượng doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch điện tử của Tỉnh

 

70%

 

 

Số lượng người dân mua sắm qua mạng

 

20%

 

 

3

Ứng dụng CNTT trong cộng đồng

 

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, một số phần mềm dạy học chuyên dụng

Xây dựng và ứng dụng

Xây dựng và ứng dụng

 

 

Xây dựng mạng thông tin giáo dục (Edunet) của Tỉnh; cập nhật hệ thống thông tin phục vụ quản lý giáo dục trên mạng. Đẩy mạnh phát triển giáo dục từ xa.

Xây dựng và ứng dụng

Xây dựng và ứng dụng

 

 

Chương trình giảng dạy tin học cho các trường phổ thông và các trường cao đẳng

Cập nhật và hoàn thiện

Cập nhật và hoàn thiện

 

 

Số cán bộ và giáo viên được đào tạo cơ bản về CNTT và ứng dụng thành thạo các chương trình quản lý và các chương trình phục vụ giảng dạy

100%

100%

 

 

Số phòng máy tại mỗi trường THPT (25-30 máy tính)

>2

>2

 

 

Số phòng máy tại mỗi trường THCS (25-30 máy tính)

1-2

1-2

 

 

Số phòng máy tại mỗi trường tiểu học (15-20 máy tính)

1

1

 

 

Phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT đến sinh viên, học sinh THPT

100%

100%

 

 

Phổ cập kiến thức và kỹ năng ứng dụng CNTT đến học sinh THCS, tiểu học

80%

80%

 

 

4

Ứng dụng CNTT trong y tế

 

Bệnh viện tỉnh, bệnh viện và trung tâm y tế huyện ứng dụng CNTT vào cáchoạt động quản lý, điều hành, tác nghiệp

100 %

 

 

 

Cán bộ, y bác sĩ trong các bệnh viện tỉnh, được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung

 

100 %

 

 

Cán bộ, y bác sĩ trong các bệnh viện và trung tâm y tế huyện được đào tạo cơ bản về tin học, đào tạo nghiệp vụ chung

 

80%

 

 

5

Nâng cấp và xây dựng mới các mạng LAN cho các cơ quan Đảng, Chính quyền và các sở, ban, ngành

 

Số máy tính tại các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện được kết nối mạng LAN 10/100MBps và Internet

100%

 

 

 

Số đơn vị cấp xã/phường, thị trấn có máy vi tính

>80%

 

 

 

Số xã, phường, thị trấn có mạng LAN

 

 

100%

 

 

Các sở, ban, ngành, các doanh nghiệp có website riêng

100%

100%

 

 

Số hệ thống công văn và giao dịch được truyền qua mạng

>80%

>80%

 

 

  1. Quy hoạch phát triển công nghiệp

Căn cứ theo Quyết định 1445/QĐ-UBND ngày 23 tháng 6 năm 2008 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2015 và định hướng đến năm 2020  xác định như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch sự phát triển công nghiệp 

Hiện trạng 2020

Đánh giá

2010

2020

1

Tốc độ tăng trưởng (%/năm)

20

17-18

11,32

Chưa đạt

2

Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản

 

Titan

Khai thác nhanh vùng quy hoạch nuôi tôm và du lịch, vùng hạ tầng khu kinh tế Chân Mây – Lăng Cô. Khai thác quy mô công nghiệp tại khu Phú Diên, mỏ Kế Sung-Vinh Mỹ. Xây dựng nhà máy chế biến sâu Imenite, xỉ titan cụm CN- TTCN La Sơn; mở rộng nhà máy nghiền Zircon tại khu công nghiệp Phú Bài.

Tiếp tục khai thác tại khu vực Kế Sung, Vinh Mỹ, Vinh An và triển khai khai thác tận thu tại Phong Hải, Điền Hòa, Điền Hải. Triển khai thăm dò các mỏ khu vực Điền Hòa, Phong Hải, Điền Hải, Quảng Ngạn, Quảng Công và Quảng Lợi. Mở rộng nhà máy chế biến sâu Imenite.

 

 

Cao lanh

Nâng công suất khai thác, chế biến lên 57.000 tấn/năm tại huyện A Lưới.

Nâng công suất khai thác tại huyện A Lưới đạt công suất khoảng 160.000 tấn/năm.

 

 

Cát thạch anh

Nâng công suất khai thác tại huyện Phong Điền lên 200.000 tấn/năm.

Nâng công suất khai thác tại huyện Phong Điền lên 300.000 tấn/năm.

 

 

3

Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng

 

Xi măng

Nâng tổng công suất các nhà máy đạt 4,5-5 triệu tấn.

Tổng công suất các nhà máy xi măng lên 6-7 triệu tấn /năm.

2.280.000

Chưa đạt

Vật liệu xây dựng

Tổng công suất khoảng 210 triệu viên/năm.

Nâng công suất lên 300 triệu viên/năm.

 

 

Đá xây dựng

Tổng công suất khoảng 665.000 m3/năm.

Đầu tư mở rộng các cơ sở, nâng công suất lên 1 triệu m3/năm.

 

 

Cát xây dựng

Tổng công suất khoảng 900.000 m3/năm.

Tổng công suất các cơ sở hiện có lên 1 triệu m3/năm.

 

 

Sản phẩm bê tông

Nâng công suất sản lượng bê tông lên 190.000 m3/năm.

Nâng công suất 900.000m3/năm.

 

 

Các loại vật liệu khác

Mở rộng Nhà máy men Frit tăng thêm công suất khoảng 30.000 tấn/năm vào năm 2010. Phát triển thêm một số sản phẩm như: Vật liệu lợp (khoảng 1 triệu m2/năm); nhà máy sản xuất kính (180.000 m2/năm); gạch Terrazzo (140.000m2/năm); gạch Terrastone (400.000 m2/năm)...

Tổng số lượng men Frit là 250.000 tấn

 

4

Công nghiệp sản xuất và phân phối điện

 

Lưới và trạm

Hoàn thành đường dây 220kV Huế-Đồng Hới. Lắp máy T2 trạm 220/110kV Ngự Bình. Xây dựng mới 3 trạm 110kV với tổng công suất 122MVA

Xây dựng mới trạm 220kV, nhánh rẽ vào trạm 220kV Chân Mây. Xây mới 85km đường dây 110kV, Xây dựng mới 5 trạm 110kV.

 

 

Nguồn

Đưa vào vận hành 7 nhà máy thủy điện gồm: A Lưới (170 MW), Hương Điền (81 MW), Tả Trạch (19,5 MW), Bình Điền (44 MW), Alin (62MW), Thượng Nhật (7 MW), Thượng Lộ (6MW). Thu hút đầu tư từ xây dựng nhà máy nhiệt điện với công suất khoảng 1.200 MW tại Vùng Đông Bắc

 

Đưa vào vận hành thuỷ điện A Roàng (6 MW), Sông Bồ (10 MW), Hồng Hạ (3 MW), cụm Rào Trăng (10MW), Cụm Ô Lâu (6MW)... Thu hút đầu tư từ xây dựng nhà máy nhiệt điện với công suất khoảng 1.200 MW tại Vùng Đông Bắc

Nhà máy thủy điện Thượng Nhật: Thi công được 90% khối lượng. Tuy nhiên đang vướng mắc trong công tác GPMB

Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã thi công 75%

Nhà máy thủy điện Sông Bồ thi công 50%

 

Chưa đạt

5

Công nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, đồ uống

 

Công nghiệp chế biến thủy hải sản

Phấn đấu đạt từ 60-70% công suất thiết kế các nhà máy chế biến hiện có. Xây dựng 01 nhà máy chế biến thủy sản tại Thuận An với công suất khoảng 1.000 tấn/năm.

Tăng công suất nhà máy ở Thuận An lên 3.000 tấn/năm.

 

 

Công nghiệp sản xuất thực phẩm, đồ uống

Nâng công suất nhà máy bia lên 200 triệu lít/năm, công suất nhà máy bánh kẹo lên 5.000 tấn/năm, nâng công suất nhà máy nước khoáng lên 15 triệu lít/năm.

Đầu tư xây dựng tại Hương Trà cơ sở chế biến súc sản (thịt tươi, thức ăn nguội cao cấp). Công suất 10 tấn sản phẩm/ngày.

Đầu tư nâng công suất nhà máy bia lên trên 350 triệu lít/năm, bánh kẹo các loại lên 20.000 tấn/năm. nhà máy nước khoáng lên 30 triệu lít/năm

 

 

Công nghiệp chế biến nông- lâm sản

Chế biến sắn đạt công suất 15.000 tấn sản phẩm/năm.

Xây dựng nhà máy chế biến cao su ở huyện Nam Đông với công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm.

Đầu tư 01 cơ sở chế biến đồng bộ cỡ trung bình (máy xát quả tươi 4 tấn/giờ).

Đầu tư xây mới 01 cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi ở Phú Bài với công suất ban đầu 10.000 tấn/năm.

Đầu tư nhà máy cồn từ sắn với công suất ban đầu khoảng 1,0 triệu lít/năm.

Đầu tư mới 02 nhà máy chế biến mủ cao su ở huyện Hương Trà và huyện Phong Điền có công suất 1.500 tấn sản phẩm/năm.

Đầu tư xây mới 10 cơ sở chế biến cà phê tiểu điền với máy xát tươi, công suất 0,3-1,0 tấn/giờ, 01 cơ sở chế biến cỡ vừa với máy xát tươi, công suất 4 tấn/giờ.

Mở rộng cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi ở Phú Bài lên 50.000 tấn/năm

 

 

6

Công nghiệp chế biến gỗ

Thu hút đầu tư xây dựng nhà máy ván sợi 30.000 m3/năm (trong đó có xưởng gỗ Laminate 15.000 m3/năm) tại khu công nghiệp Phú Bài.

Nâng công suất nhà máy ván MDF lên 30.000m3/năm.

 

 

7

Công nghiệp chế tạo máy

 

Công nghiệp lắp ráp, sửa chữa phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng ..

Cơ cấu lại các cơ sở sửa chữa máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vào các cụm công nghiệp-TTCN. Đầu tư nhà máy mới chế tạo các sản phẩm phục vụ nông, lâm, ngư nghiệp: máy nông nghiệp, động cơ…

 

 

 

Công nghiệp cơ khí sản xuất trang thiết bị y tế

Đầu tư nhà máy sản xuất những trang thiết bị y tế. Liên doanh với các hãng nước ngoài để sản xuất cung cấp các loại linh kiện cho các loại máy y tế hiện đại

 

 

 

8

Công nghiệp dệt may - giày

Nâng công suất nhà máy Dệt may Huế lên 20.000 tấn sợi/năm, nâng tổng công suất khoảng 60.000 tấn sợi/năm.

Nâng công suất các cơ sở may mặc xuất khẩu lên 2,0 triệu sản phẩm.

Sản xuất giày xuất khẩu công suất 1-1,5 triệu đôi/năm.

Nâng công suất các cơ sở may hiện có khoảng 5.000.000 sản phẩm/năm, công suất các nhà máy sợi lên 100.000 tấn/năm, công suất các sản phẩm giày da lên 2-3 triệu sản phẩm/năm.

 

 

9

Công nghiệp hóa chất và dược phẩm

Nâng công suất của Công ty Dược Trung ương Huế lên 300 triệu viên/năm, nhà máy phân vi sinh Sông Hương lên 50.000 tấn/năm, Cty sơn Hoàng Gia lên 1.200 tấn/năm, nhà máy sản xuất bao bì đạt công suất 30 triệu bao/năm, sản phẩm nhựa với tổng công suất khoảng 200-250 tấn/năm, chế biến phân từ rác thải tại Hương Thủy công suất 40.000 tấn/năm.

Đầu tư nâng công suất Công ty Dược Trung ương Huế lên 400 triệu viên/năm.

Đầu tư nâng công suất cơ sở sản xuất sơn cao cấp lên 3.000 tấn/năm, sản phẩm bao bì lên 70 triệu bao/năm; phân bón (từ than bùn) lên 70.000-100.000 tấn/năm…

 

 

10

Công nghiệp công nghệ thông tin và công nghệ cao

 

 

 

 

Công nghiệp nội dung và CN phần mềm:

Phát triển Công viên công nghệ phần mềm Huế đến 2010 có quy mô 1.000-1.500 người làm việc

 

 

 

Công nghiệp phần cứng

Sản xuất thiết bị mạng, thiết bị ngoại vi, Máy tính; Điện tử nghe nhìn;...Tư vấn, trợ giúp khách hàng lắp đặt sản phẩm phần cứng; Phân phối, lưu thông các sản phẩm phần cứng;...

 

 

 

11

Công nghiệp sản xuất và phân phối nước

Nâng công suất nhà máy nước Quảng Tế 2 lên 55.000 m3/ngày.

Xây dựng Nhà máy nước Thủy Xuân công suất: 80.000 m3/ngày.

Nâng công suất nhà máy nước Phú Bài lên 10.000 m3/ngày.

Xây dựng nhà máy nước Phò Ninh với công suất ban đầu 12.000m3/ngày.

Đầu tư xây dựng nhà máy nước phục vụ Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô, công suất 25.000m3/ngày.

Đầu tư xây dựng nhà máy nước tại Lộc Thủy, công suất 21.000m3/ngày.

Xây dựng mới và nâng công suất hệ thống cấp nước tại một số khu vực như: Phong Điền, A Lưới, Phú Lộc, Nam Đông...từ 2.000-2.500 m3/ngày

Nâng công suất nhà máy nước Phò Ninh lên 32.000m3/ngày.

Xây dựng mới giai đoạn 1 nhà máy nước Thủy Phương với tổng công suất 70.000m3/ngày.

Nâng công suất hoặc xây dựng thêm 01 nhà máy nước tại Lộc Thủy với công suất khoảng 36.000m3/ngày.

Nâng công suất nhà máy nước cho Khu Kinh tế Chân Mây-Lăng Cô lên 66.000 m3/ngày

Nâng công suất hệ thống cấp nước tại một số khu vực như: Phong Điền, Nam Đông, A Lưới... lên từ 3.500-4.000 m3/ngày.

 

 

 
  1.  Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn

Căn cứ theo Quyết định số 1413/QĐ-UBND ngày 23/6/2016 của UBND tỉnh được xác định như sau:

TT

Chỉ tiêu

Quy hoạch quản lý chất thải rắn

Hiện trạng 2020

Đánh giá

Đến năm 2020

Đến năm 2050

 

 

1

Thu gom chất thải rắn sinh hoạt đô thị (tấn/ngày)

492

1.093

96%

 

2

Xử lý chất thải rắn  sinh hoạt đô thị (tấn/ngày)

483

1.038

 

 

3

Chất thải rắn xây dựng (tấn/ngày)

216

265

 

 

4

Chất thải rắn công nghiệp (tấn/ngày)

773

2.372

 

 

5

Chất thải rắn y tế (tấn/ngày)

414

531

 

 

6

Thu gom xử lý chất thải rắn tại khu vực nông thôn (tấn/ngày)

17

52

 

 

  1.  Quy hoạch cấp nước

Căn cứ theo Quyết định số 2197/QĐ-UBND ngày 21/10/2011 của UBND tỉnh về việc phê duyệt quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030  được xác định như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch cấp nước

Hiện trạng 2020

Đánh giá

2015

2020

1

Cấp nước sinh hoạt (lít/người/ngày đêm)

 

 

 

 

Thành phố Huế

165

180

122

Chưa đạt

Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô

120

150

150

Đạt

Các đô thị loại IV, V và vùng ven đô thị

100

120

 

 

Vùng dân cư nông thôn

65

80

 

 

2

Cấp nước cho công nghiệp (m3/ha/ngày đêm)

62.932

106.164

 

 

3

Cấp nước thương mại và dịch vụ

27.356

44.938

 

 

4

Tổng nhu cầu bình quân (m3/ngày đêm)

256.155

366.785

 

 

5

Công suất cấp nước lớn nhất (m3/ngày đêm)

322.595

476.266

 

 

 
  1. Quy hoạch phát triển điện lực

Căn cứ theo quyết định số 3945/QĐ-BCT ngày 16 tháng 10 năm 2017 của Bộ công thương về việc phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 - hợp phần I: quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kv như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Quy hoạch

phát triển điện lực

Hiện trạng 2020

Đánh giá

2020

2030

 

 

1

Điện năng thương phẩm (triệu kWh)

2.102

5.512,2

1.834,9

Chưa đạt

2

Công suất cực đại (MV)

412,9

968,4

 

 

3

Tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm bình quân hàng năm (%)

9,5

8,6

 

 

4

Điện năng thương phẩm bình quân đầu người (kWh/người/năm)

1.740

4.101

 

 

5

Lưới 220 kV

 

Xây dựng mới 02 trạm biến áp 220 Kv tổng công suất (MVA)

150

Nâng cấp 01 trạm lên 275MVA

 

 

Xây dựng mới 01 đường dây 220 kV 04 mạch (km)

5

 

 

 

Xây mới đường dây 220 kV mạch kép (km)

4,2

1

 

 

Xây mới đường dây mạch 2 (km)

68

 

 

 

Xây dựng mới 01 trạm biến áp 220/110 kV tổng công suất (MVA)

 

250

 

 

6

Lưới 110 kV

 

Xây dựng mới 10 trạm biến áp 110 kV tổng công suất (MVA)

355

 

 

 

Cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 02 trạm biến áp 110 Kv tổng công suất (MVA)

17

 

 

 

Xây dựng mới 12 đường dây 110 kV mạch kép (km)

59,7

 

 

 

Xây dựng mới 04 đường dây 110 kV mạch đơn (km)

31,1

 

 

 

Nâng khả năng tải 02 đường dây 110 kV (km)

15,3

 

 

 

Xây dựng mới 05 trạm biến áp 110 kV tổng công suất (MVA)

 

170

 

 

Cải tạo, mở rộng nâng quy mô công suất 08 trạm biến áp 110 Kv tổng công suất (MVA)

 

Tăng thêm 276 MVA

 

 

Xây dựng mới 07 đường dây 110 kV mạch kép (km)

 

39

 

 

Cải tạo nâng khả năng tải, treo mạch 2 cho 04 đường dây 110 kV

 

86,6

 

 

                 
 
  1.  Chương trình phát triển nhà ở

Căn cứ Quyết định 813/QĐ-UBND ngày 29/3/2020 của UBND về việc phê duyệt kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Thừa thiên Huế năm 2020 như sau:

TT

Các chỉ tiêu

Chương trình

Hiện trạng 2020

2020

2020

1

Nhà ở xã hội (m2 sàn)

233.594

675.957

126.928

Người có công cách mạng (m2 sàn)

6.000

0

22.500

Hộ nghèo và cận nghèo nông thôn (m2 sàn)

23.000

150.218

16.000

Người thu nhập thấp đô thị (m2 sàn)

122.534

215.897

88.428

Người lao động tại các KCN (m2 sàn)

48.000

221.400

0

Cán bộ, công chức, viên chức (m2 sàn)

0

15.000

0

Sinh viên, học sinh (m2 sàn)

34.060

73.442

0

2

Nhà ở công vụ (m2 sàn)

200

11.520

0

3

Nhà ở thương mại (m2 sàn)

235.712

630.801

86.790

4

Nhà ở để phục vụ tái định cư (m2 sàn)

214.300

226.506

93.900

5

Nhà ở hộ gia đình, cá nhân (m2 sàn)

1.133.000

3.778.365

890.000

6

Tổng cộng (m2 sàn)

1.816.806

5.323.149

1.197.618

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7: BẢN VẼ NHIỆM VỤ

 

 



[1] : Theo Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019, dự kiến kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - ngày 6/12/2019.

[2] : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019, dự kiến kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - - ngày 06 tháng 12 năm 2019.

[3] : Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019, dự kiến kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế -  ngày 6/12/2019.

[4] Nhờ đóng góp của các dự án mới và một số sản phẩm tăng do mở rộng công suất của một số nhà máy. Bên cạnh đó, một số sản phẩm chủ lực giảm như Bia, xi măng, đồ lót.

[5] Kế hoạch số 114/KH-UBND ngày 6/5/2020, toàn tỉnh thu hút được 20 dự án của các nhà đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn cam kết khoảng 10.000 tỷ đồng, tương đương 400 triệu đô la Mỹ.

[6] Trong đó 16 dự án thuộc danh mục cần rà soát xem xét thu hồi, 08 dự án thuộc danh mục giám sát đặc biệt và 05 dự án thuộc danh mục cần đôn đốc tiến độ.

[7] Theo Công văn số 9718/UBND-QHXT ngày 19/12/2019 về việc triển khai thực hiện các nội dung giám sát đầu tư, theo đó có 114 dự án cần theo dõi tiến độ, trong đó 42 dự án trùng với danh sách dự án theo Nghị quyết 08/NQ-HĐND; 72 dự án bổ sung mới.

[8] Trong đó thành lập mới 8.313 tỷ đồng, giảm 7% về lượng và giảm 15% về vốn; điều chỉnh tăng vốn trên 1.931 tỷ đồng, giảm 24,26%.

[9] Trong đó 02 DN giải thể do thu hồi, toà án.

[10] Trong đó có 218 HTX nông nghiệp, tăng 13 HTX so với năm 2019, vượt 2,3% kế hoạch; 52 HTX  CN-TTCN, điện, xây dựng, môi trường, thương mại dịch vụ; 24 HTX giao thông vận tải; 07 Quỹ tín dụng nhân dân (Quỹ TDND); 08 HTX thuộc lĩnh vực khác.

[11] Lãi bình quân một HTX năm 2020 đạt 135 triệu đồng; thu nhập bình quân của lao động thường xuyên trong HTX năm 2020 ước đạt 25 triệu đồng, tăng 4 triệu đồng/lao động so với năm 2019.

[12] Công ty: HBI, Scavi đã chuyển 1 số HĐ sang may khẩu trang gia công cho các đối tác nước ngoài; Các Công ty dệt may trong tỉnh như Dệt may Huế, Dệt may Thiên An Phát, Dệt may Thiên An Phúc, Cty Vinatext Hương Trà, Công ty CP Da giày Huế.... may khẩu trang phục vụ tiêu thụ nội địa và thực hiện lại các HĐ gia công khẩu trang cho Công ty HBI và Công ty Scavi.

[13] Khu đô thị Phú Mỹ An, The Manor, Apecland, Đông Nam Thủy An.

[14] Tổ hợp NM SX  lắp ráp ô tô của Công ty CP Công nghiệp Chế tạo ô tô Bách Việt (qui mô 2,655.5 tỷ đồng, diện tích 50 ha); NM gia công thạch anh Chân Mây (38.8 tỷ đồng, 03 ha); NM Nakamoto Việt Nam của Công ty Nakamoto Packs Co., LTD(185.2 tỷ đồng, 2.5 ha); NM SX trang phục bảo hộ Scavi Med (69.7 tỷ đồng, 01 ha); Dự án Khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường và đất làm vật liệu san lấp tại mỏ đá khu vực núi Phú Gia, xã Lộc Tiến của Công ty TNHH Toàn Tâm (11.1 tỷ đồng, 7.6 ha).

[15] Trong đó  cấp mới 3.065,5 tỷ đồng, và điều chỉnh vốn 04 dự án với vốn điều chỉnh tăng 2.109 tỷ đồng.

[16] Một số dự án lớn như: Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Cả với vốn đăng ký 2.529 tỷ đồng; Dự án Đầu tư XD và KD kết cấu hạ tầng KCN Phú Bài giai đoạn IV, đợt 2 (3.000 tỷ đồng); Dự án Excel Chân Mây của Công ty TTN và Quốc tế Đại Việt (200 tỷ đồng), Dự án SX đá tấm thạch anh nhân tạo Lux Quartz của Công ty TNHH MTV Lux Quarts (20 tỷ đồng).

[17] Phân theo địa bàn: KKT Chân Mây – Lăng Cô chiếm 32% về số dự án và 77% về vốn đăng ký; các KCN chiếm 68% về dự án và 23% về vốn đăng kýPhân theo nguồn vốn: dự án ĐTNN chiếm 33% về số dự án và chiếm 65% về vốn; dự án đầu tư trong nước chiếm 67% về số dự án và chiếm 35% về vốn.

[18] KCN Phong Điền: Khu A tỷ lệ lấp đầy 29,1%; Khu B thu hút 06 dự án, tỷ lệ lấp đầy 25,2%; Khu C đã thu hút 02 dự án, tỷ lệ lấp đầy 8,5%; Khu Viglacera thu hút được 01 dự án, tỷ lệ lấp đầy 17,2%.

[19] KCN Phú Bài: GĐ 1 và 2 đã có hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 6.500 m3 ngày/đêm (đang hoạt động đạt 40% công suất thiết kế); KKT CMLC có hệ thống xử lý nước thải công suất 4.700 m3 ngày/đêm.

[20] KCN Phong Điền: Khu C đang tiến hành XD trạm xử lý nước thải 4.000 m3 ngày/đêm, dự kiến hoàn thành Quý II/2021; Khu Viglacera đang XD trạm nước thải gđ1 4.000 m3/ngày đêm, dự kiến đi vào hoạt động Quý I/2021. KCN Tứ Hạ: hoàn thành thủ tục chấp thuận tổng mặt bằng khu xử lý nước thải 3.500 m3/ngày đêm và đang lập hồ sơ thiết kế cơ sở, thiết kế bản vẽ thi công, dự kiến hoàn thành Modul 1 với công suất 1.000 m3/ngày đêm trong cuối năm này.

[21] Theo Quyết định số 2853/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

[22] Giảm phí tham quan di tích, ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19, triển khai xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Huế - Kinh đô ẩm thực”, phê duyệt đề án phục hồi, kích cầu phát triển du lịch Thừa Thiên Huế (giai đoạn 2020-2021) theo Quyết định số 1219/QĐ-UBND ngày 20/5/2020.

[23] Dừng tổ chức Festival Huế 2020, tạm thời đóng cửa các điểm tham quan.

[24] A Lưới (A Nor, A Roàng, Par Le…), Hương Thủy (Thanh Toàn, Chín Chàng), Phong Điền (Phước Tích, A Đon, Khe Me, Hầm Heo…), Phú Lộc (Lộc Bình, Nhị Hồ, Thủy Yên…), Quảng Điền (Cồn Tộc, Ngư Mỹ Thạnh…), Hương Trà (Thanh Phước, Khe Đầy…), Nam Đông (Thác Mơ, Thác Phướng...)

[25] Có 10 siêu thị (2 siêu thị hạng I, 8 siêu thị hạng III); 3 trung tâm thương mại hạng III; 35 cửa hàng tiện lợi (cửa hàng Vinmart+: 30 cái; Cửa hàng của doanh nghiệp khác: 05 cái)

[26] DA đầu tư quản lý, khai thác Chợ và TTTM Lăng Cô đang tiến hành các thủ tục đầu tư (250 tỷ); dự án công trình nâng cấp, cải tạo chợ Truồi-Lộc An (40 tỷ đồng).

[27] Với hơn 52.000 m2 nhà lưới; 173,4 ha SX theo t/c VietGap; 386,9 ha SX theo hướng hữu cơ.

[28] Có doanh thu/năm đạt từ 1 tỷ đồng trở lên theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT.

[29] Sản lượng thịt các loại: thịt lợn 23.800 tấn, tăng 1,7%; thịt gia cầm 12.400 tấn, tăng 34%; thịt bò 1.460 tấn, tăng 0,7%, thịt trâu: 1.050 tấn, tăng 1%.

[30] Diện tích 15 ha, quy mô 8-10 nghìn con lợn thương phẩm, lợn nái sinh sản nguồn giống (đạt từ 3 đến 3,5 nghìn con giống). Mô hình nuôi theo chuỗi chăn nuôi an toàn: sản xuất chế phẩm, men vi sinh phục vụ chăn nuôi trồng trọt hữu cơ (công suất 50.000 tấn/năm); SX thức ăn chăn nuôi hữu cơ không hóa chất (công suất 100.000 tấn/năm).

[31] Kết quả: Đã thực hiện 12 cuộc kiểm tra đối với 67 đối tượng; đã phát hiện 01 trường hợp vi phạm, tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính 25.000.000 đồng.

[32] Trong đó tàu cá xa bờ 390 chiếc (dài 15 mét trở lên); xóa đăng ký 156 chiếc do bán ra ngoại tỉnh.

[33] OCOP hạng 4 sao: Bộ sản phẩm đèn trang trí, rổ, rá; Trà rau má Quảng Thọ; Khăn choàng dèng Nhâm; hạng 3 sao: Gạo Phú Hồ, Mật ong ruồi Nam Đông, Nước mắm cá Như Ý.

[34] Phủ thờ và lăng mộ Diên Khánh Vương –Di tích cấp quốc gia và Lễ hội Ada Koonh của người Pa Cô, huyện A Lưới - di tích cấp tỉnh.

[35] Toàn tỉnh hiện có 570 trường mầm non và phổ thông (Mầm non: 205  trường; Tiểu học: 195 trường; THCS: 132 trường; THPT: 38 trường ); có 09 trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện và 01 trung tâm GDTX tỉnh, giảm 35 đơn vị (24 trường MN, PT và 11 Trung tâm) so với năm học 2015-2016.

[36] MN: 78,36%, TH: 80,75%, THCS: 92,28%, THPT: 96,93%.

[37] Mầm non: 101 trường - tỷ lệ 48,79%; Tiểu học: 166 trường - tỷ lệ  85,13%; THCS: 89 trường - tỷ lệ 67,42% và THPT: 18 trường - tỷ lệ  47,37%.

[38] Tỉ lệ toàn quốc là 43,4%.

[39] Gồm: 3 giải Nhất, 13 giải Nhì, 18 giải Ba và 18 giải Khuyến khích. 01 học sinh đạt Huy chương Vàng kỳ thi quốc tế bộ môn Sinh học và 01 học sinh đạt giải nhất quốc gia và đạt Huy chương Đồng cuộc thi UPU thế giới năm 2020.

[40] Cụ thể: có 100%  xã, phường, thị trấn đạt chuẩn XMC mức độ II; 100% xã, phường, thị trấn tiếp tục đạt chuẩn PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; 100% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ III; 100%  xã, phường, thị trấn đạt chuẩn PCGD THCS mức độ II.

[41] Bậc học mầm non và phổ thông toàn tỉnh có 17.984 cán bộ quản lý và giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, trình độ trên đại học chiếm 10,78%; trình độ đại học 68,57%; trình độ cao đẳng 17,6%; trình độ trung cấp 3,06%.

[42] Đảm bảo 3 nội dung: Lý thuyết,  thực địa và viết thu hoạch, trong đó chú trọng đặc trưng về con người, lịch sử, văn hóa, địa danh, sản phẩm…nổi bật của vùng đất Thừa Thiên Huế đưa vào chương trình giáo dục địa phương”.

[43] Kỳ thi năm 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế có 12.576 thí sinh dự thi.

[44] Với quy mô là hoàn thiện khu quy hoạch và kinh phí khoảng 1.200 tỷ đồng (Theo Thông báo số 1026/TB-BGDĐT ngày 08/10/2020 về Kết luận của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ tại buổi làm việc Đại học Huế)

[45] Theo Đề án phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế được Thủ tướng Chính phủ Chính phủ ban hành tại Quyết định số 523/QĐ-TTg ngày 14 /5/ 2018.

[46] TT tim mạch; TT kiểm soát bệnh tật tỉnh trên cơ sở sáp nhập 5 đơn vị; TT Điều trị theo yêu cầu  - Bệnh viện Quốc tế; Cơ sở 2 của BV Đa khoa TW Huế; TT Ung bướu, TT Nhi khoa, TT Đào tạo và Chỉ đạo tuyến, TT huyết học truyền máu, TT Răng hàm mặt, TT Chấn thương chỉnh hình - Phẫu thuật tạo hình, TT Mắt, TT Ghép tạng.

[47] BV TW Huế đã thực hiện thành công ghép thận, ghép giác mạc, mổ tim hở; điều trị thành công ung thư buồng trứng bằng phương pháp cấy ghép tế bào gốc; kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm và trữ lạnh phôi thủy tinh hóa; phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên trong điều trị ung thư đại trực tràng lần đầu tiên trên thế giới và Việt Nam.

[48] Có trên 60 giáo sư và phó giáo sư, 7 thầy thuốc nhân dân, 84 thầy thuốc ưu tú, 122 tiến sĩ, 126 bác sĩ chuyên khoa cấp II, 425 thạc sĩ, 321 bác sĩ chuyên khoa cấp I.

[49] Phần mềm tiêm chủng quốc gia; phần mềm giám sát và báo cáo bệnh truyền nhiễm; phần mềm quản lý thông tin người khuyết tật; phần mềm báo cáo công tác quản lý chất thải y tế.

[50] Trong đó lượt ngoại trú 1.394.760, nội trú 196.490 giảm 14,3% so với cùng kỳ (229.263).

[51] Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng; TT Thông tin và ứng dụng tiến bộ KHCN.

[52] Nguồn nhân lực KH & CN chiếm khoảng 7,27% nguồn lao động của tỉnh.

[53] Kiểm tra đã phát hiện và tiêu hủy 15 mũ bảo hiểm không dán tem CR và không có nguồn gốc xuất xứ; xử phạt 03 cơ sở kinh doanh hàng hóa không ghi nhãn theo tính chất hàng hóa với số tiền phạt 3.300.000 đồng; phát hiện và nhắc nhở 01/23 cơ sở kinh doanh xăng dầu có mẫu xăng RON 95 có trị số octanne bất thường (97,1/95-95,6), 04/122 cột đo nhiên liệu (01 xăng RON 95, 03 dầu Diezel 0,25%S) có sai số thiếu +0,5% đồng thời lập biên bản và thu giữ giao cho Ban quản lý chợ tiêu hủy 10/40 cân đồng hồ lò xo có sai số từ 15-30%.

[54] Trong đó, có 33 doanh nghiệp sản xuất, gia công, cung cấp dịch vụ phần mềm; 06 doanh nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin số; 97 doanh nghiệp phần cứng và 34 doanh nghiệp về dịch vụ CNTT.

[55] Người có công: gần 20.402 triệu đồng cho 13.625 người; Bảo trợ XH: 74.979 triệu đồng cho 50.007 người; thành viên thuộc hộ nghèo, cận nghèo 52.974 triệu đồng cho 70.661 người.

[56] Người lao động tạm hoãn thực hiện HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương: 293,4 triệu đồng cho 163 người; Hộ kinh doanh: 886 triệu đồng cho 886 hộ; Người lao động chấm dứt HĐLĐ, HĐLV không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp: 33 triệu đồng cho 33 người; Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động: 23.722 triệu đồng cho 22.722 người.

[57] Hỗ trợ cho 12 cơ sở trợ giúp xã hội ngoài công lập: 690 triệu đồng; Hỗ trợ mức 500.000 đồng/người/tháng cho 94 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người khuyết tật đặc biệt nặng tại cộng đồng tương ứng 211,5 triệu đồng; Hỗ trợ mức 250.000 đồng/người/tháng cho 145 khẩu tại 30 hộ gia đình nghèo, cận nghèo (phát sih sau ngày 31/12/2019) tương ứng 108,75 triệu đồng.

[58] Đã giải quyết và trả kết quả đúng hạn trên 95% ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp xã và trên 90% ở cấp huyện; trên 80% số lượng văn bản hành chính được trao đổi dưới dạng điện tử, trên 80% TTHC được thực hiện dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4; áp dụng chữ ký số, chứng thư số trong các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh, huyện.

[59] 14 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, 113 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở, 572 đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND cấp huyện, 09 đơn vị khối các Hội.

[60] Báo Dân vận. 2018. Thừa Thiên Huế: Hiệu quả của chính sách dân tộc tại vùng miền núi và dân tộc thiểu số. http://danvan.vn/Home/Cong-tac-dan-toc/8019/Thua-Thien-Hue-Hieu-qua-cua-chinh-sach-dan-toc-tai-vung-mien-nui-va-dan-toc-thieu-so

[61] Trong đó: Số bệnh nhân đã điều trị khỏi và xuất viện: 08 trường hợp; số bệnh nhân đã chuyển viện: 03 trường hợp; tử vong: 12 trường hợp

[62] Theo nguồn từ Cục Thuế tỉnh Thừa Thiên Huế (tháng 6/2020).

[63] NLĐ tạm hoãn HĐLĐ, nghỉ việc không hưởng lương; NLĐ chấm dứt HĐLĐ, HĐLV không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp; hộ kinh doanh; NLĐ làm việc không giao kết HĐLĐ.

[64] Trong đó, có 33 DN SX, gia công, cung cấp dịch vụ phần mềm; 06 DN SX và cung cấp dịch vụ nội dung thông tin số; 97 doanh nghiệp phần cứng và 34 doanh nghiệp về dịch vụ CNTT.

[65] Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành thành phố di sản đặc thù của Việt Nam, TS.Phan Thanh Hải, Ủy viên Hội đồng di sản Quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và thể thao Thừa Thiên Huế.

[66] Báo cáo điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) tỉnh Thừa Thiên Huế

[67] Đã được thống nhất chủ trương triển khai thực hiện tại Công văn số 5338/VPVP-CN ngày 18/6/2019 của Văn phòng Chính phủ, hồ sơ hiện nay đang trình Bộ Xây dựng thẩm định.

[68] Phú Bài 4 GĐ 2; Xây dựng Khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và đô thị biển Vinh Xuân, Phú Vang; thị trấn Thuận An, huyện Phú Vang; Điều chỉnh QHPK Khu B – ĐTM An Vân Dương; Quy hoạch chi tiết xây dựng sân golf Lộc Bình…

[69] Như: Dự án La Sơn - Túy Loan cơ bản hoàn thành, đã thông xe; Dự án mở rộng hầm đường bộ Hải Vân, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2020; Dự án nâng cấp, mở rộng QL49B đoạn Thuận An-Tư Hiền-QL1 đã hoàn thành đoạn từ cầu Trường Hà đến cầu Bến Đò (Km73 - Km83), đoạn từ cầu Bến Đò đến cầu Tư Hiền (Km83 - Km92) đạt 75% khối lượng, vướng mắc GPMB đoạn cầu Tư Hiền; Dự án mở rộng cảng hàng không quốc tế Phú Bài đang san nền.

[70]Đã sử dụng 4.548 ha trên tổng số 5.488 ha đất xây dựng đô thị theo quy hoạch.

 

 

 

Tập tin đính kèm:
nguồn: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế
Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 486.371
Truy cập hiện tại 20